Đại Hội 13: Không Có Phản Cảm Gì Nhiều Về 'trường Hợp đặc Biệt'

Đại hội 13: Không có phản cảm gì nhiều về 'trường hợp đặc biệt'29 tháng 1 2021
Chụp lại video, Đại hội ĐCS 13: VN 'nhiều cơ hội, nhiều thách thức' giữa đại dịch Covid-19

Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hôm 28/01/2021 đã thảo luận, biểu quyết về các nhân sự cao cấp và nhân sự Ban chấp hành Trung ương, theo truyền thông Việt Nam.

Nhìn chung, đã không có phản cảm gì nhiều về 'trường hợp đặc biệt' trong số các ứng viên được kỳ vọng bầu vào Tứ trụ tại nhiệm kỳ mới, theo một nhà quan sát thời sự Việt Nam từ Hà Nội.

"Về dư luận chung, tôi thấy là trường hợp đặc biệt này không gây ra một sự khó chịu hay phản cảm gì nhiều ," PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh bình luận với hội luận Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 28/1 về trường hợp liên quan ông Nguyễn Phú Trọng, đương kim Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam.

Việt Nam ghi nhận hàng chục ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Đại hội 13: 'Quy tắc đảng dễ dàng bị phá vỡ khi thuận tiện'?

Đại hội 13 đi được ‘nửa chặng đường’

"Lý do là tại vì mọi người nhìn thấy rằng ông Nguyễn Phú Trọng cũng có thành tích chống tham nhũng và người Việt Nam cũng khá là ưa thích chuyện này.

"Và nó khác hẳn hồi Đại hội 12, với trường hợp của ông Nguyễn Tấn Dũng lúc ấy muốn kéo dài để chuyển sang làm Chủ tịch nước, lúc ấy rõ ràng là dư luận phản ứng rất là dữ dội, chứ còn với trường hợp của ông Trọng thì không thấy ai phản ứng gì cả."

Các trường hợp 'ứng viên' Tứ trụ khác thì sao?

Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images/BBC

Chụp lại hình ảnh, Một phương án nhân sự cao cấp cho Tứ trụ khóa mới để bầu chọn tại Đại hội 13 của ĐCSVN

Bà Nguyễn Hoàng Ánh cũng bình luận thêm về các trường hợp khác trong các phương án được cho là ứng cử viên được đề xuất để bầu vào nhân sự Tứ trụ ở Đại hội 13:

Đại hội 13 và ‘nhân sự đặc biệt Nguyễn Phú Trọng’

Đại hội 13 giảm bớt ý thức hệ XHCN để 'sáng tạo có chỉ đạo'

Đại hội 13 nhóm họp: Nhân sự và đường lối có gì mới?

"Tôi xin phép không bình luận về trường hợp ông Phạm Minh Chính, ông Chính không phải là một người hay xuất hiện trước công chúng lắm, nên tôi không có nhiều thông tin về ông ấy, cho nên không biết được năng lực như thế nào để bàn.

"Về trường hợp của ông Nguyễn Xuân Phúc, tôi cũng cảm thấy là trong thời gian ông làm thủ tướng, ông cũng thể hiện rất nhiều nỗ lực và bây giờ đã hết một nhiệm kỳ, thì việc ông Phúc chuyển, tôi nghĩ cũng là một điều hợp lý và có lẽ cũng đạt được đồng thuận.

"Về trường hợp ông Vương Đình Huệ, tôi nghĩ cũng khá thú vị vì năm ngoái BBC có phỏng vấn tôi khi ông được cử về phụ trách thành ủy Hà Nội, khi đó clip có lấy tựa đề là 'Chiếc ghế Bí thư thành ủy Hà Nội là chiếc ghế có gai.'

"Thế thì bây giờ chiếc ghế ấy đúng là 'có gai' thật, bởi vì thời gian cũng mới được khoảng non một năm, ông Vương Đình Huệ đã lại 'sắp chuyển' rồi.

"Sự chuyển này về một khía cạnh nào đấy có thể là chuyển lên, cũng không biết được, nhưng mà như lần ấy tôi cũng có nói là khi mà tôi kiểm tra trên Wikipedia về bước đường công danh của ông Huệ, tôi cũng rất lấy làm ngạc nhiên là ông được đảm nhiệm những chức vụ hết sức quan trọng, song rất tiếc là ông không ngồi được ở chức vụ nào quá lâu cả.

"Cho nên thực tế cũng chưa có cơ hội nào để biết được năng lực của ông Huệ ra sao, nên tôi với tư cách là một người cũng từng học ở Czechoslovakia về, thì chỉ có thể gửi tới ông Huệ một lời chúc là mong ông có thể may mắn và làm tốt cương vị của mình, nếu như thực sự đó là một thông tin đúng."

'Lấy làm tiếc' về 'mất mát' cho phong trào bình đẳng giới VN

Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Việt Nam cần quan tâm hơn tới bình đẳng giới trong lĩnh vực nhân sự lãnh đạo, theo quan sát của PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh

Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Ánh, người có nhiều năm giảng dạy về ngoại thương và nghiên cứu về giới ở các đại học tại Việt Nam còn chia sẻ nhận định của mình về một nữ chính trị gia cấp cao của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đương kim Chủ tịch Quốc hội.

"Cá nhân tôi cũng khá lấy làm tiếc về trường hợp của bà Kim Ngân, bởi vì như tôi cũng có theo dõi bà kể từ khi bà đảm nhiệm các chức vụ.

"Bà Kim Ngân cũng là một phụ nữ sắc sảo và lại có uy tín, cũng thể hiện được năng lực cá nhân trong khoảng thời gian bà làm việc ở Bộ Tài Chính cho đến Quốc hội.

"Thế nhưng rất tiếc là lần này dường như không hề thấy là xuất hiện trở lại trong Tứ trụ, nên tôi, với tư cách một người nghiên cứu về giới, tôi thấy rằng năm ngoái bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế đã phải nghỉ hưu.

"Mà năm nay đến lượt bà Nguyễn Thị Kim Ngân, thì thực tế trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam, số lượng nữ vốn đã rất ít, và bây giờ hai trường hợp phụ nữ có thể nói là nổi bật hơn cả trong số đó, bà Kim Tiến đã nghỉ rồi, còn bà Kim Ngân có vẻ rằng sẽ không tiếp tục được nữa.

"Tôi nghĩ rằng một trong những đề xuất của Ủy ban về Phụ nữ của Liên Hợp quốc cũng mong cân bằng tỷ lệ lãnh đạo nam nữ, như một chỉ số về bình đẳng giới, thì trong trường hợp này chỉ số về bình đẳng giới của Việt Nam sẽ bị đi xuống.

"Ngoài ra, chúng ta có thể còn nhiều con số khác, số phụ nữ có khoảng 200 người, nhưng chưa biết tỷ lệ của lãnh đạo nữ sẽ khác như thế nào, nhưng ở vị trí Tứ trụ, có thể tính là một sự mất mát cho phong trào về bình đẳng giới của Việt Nam."

Khi nào thì nên cần tiến tới mô hình thể chế nào?

Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Các nhân viên y tế lẫy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại nhà khách Chính phủ ở Hà Nội hôm 18/01/2021, trước thềm Đại hội 13 của ĐCSVN

Hôm thứ Năm, Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam được cho là đã nhóm họp được một nửa chặng đường theo chương trình đề ra và các đại biểu thảo luận, biểu quyết về nhân sự đảng trong bối cảnh dịch Covid-19 được cho là tái bùng phát ở một vài địa phương.

Nhân dịp này, bà Nguyễn Hoàng Ánh đưa ra bình luận về mô hình thể chế, chế độ chính trị của Việt Nam so sánh với những nơi khác trong xử lý các vấn đề trên thực tế, trong đó có vấn đề Covid-19 và nhìn về tương lai.

"Tôi cũng đồng ý với ý kiến nói chúng ta không thể nào đem mô hình của Việt Nam với mô hình của Mỹ để so sánh với nhau, bởi vì nó cũng giống như là khi chúng ta so sánh giữa quản trị doanh nghiệp và quản trị quân sự vậy.

"Nếu như quản trị quân sự thì mệnh lệnh 'top down' từ trên xuống bắt buộc phải tiến hành, rồi trong quân sự, người ta cần những sự đồng thuận tuyệt đối và sự quyết định cho những trường hợp dứt khoát, thế nhưng còn quản trị doanh nghiệp, chỉ có thể làm như vậy trong những trường hợp khủng hoảng.

"Còn trong những trường hợp bình thường, người ta không thể làm như thế, vì như vậy nó sẽ hạn chế sự sáng tạo và nó sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, cho nên tôi nghĩ Việt Nam ở trong hoàn cảnh mà có lẽ chúng ta vẫn còn thiếu tự tin, bởi vì tôi chưa nhìn thấy một quốc gia nào mà lúc nào cũng chỉ lo lắng về kẻ thù, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt mục tiêu tới các mốc 2025 hay 2045 để đưa đất nước tiến lên các tầm cao mới trên đường đi tới Chủ nghĩa Xã hội

"Những từ này mà dịch ra tiếng Anh, thì tôi đảm bảo là người nước ngoài chỉ có ngất luôn và chẳng biết những từ ấy có nghĩa là gì cả. Khi chính quyền Việt Nam vẫn còn nhìn xung quanh một cách hết sức lo sợ như thế, thì vẫn dùng mô hình quản trị của quân đội và với trường hợp như Covid-19 như vừa rồi, rõ ràng đó là quản trị theo kiểu quân đội, nó sẽ có tác dụng hơn.

"Nhưng nếu chúng ta muốn nhìn đến một sự phát triển lâu dài, thì nó không chỉ là về kinh tế. Thực tế qua lịch sử chúng ta đã từng thấy, tức là những chế độ độc tài như Park Chung Hee chẳng hạn, khi ấy cũng đã có những thành tích rất lớn trong xây dựng kinh tế cho Hàn Quốc..., xây dựng được những nền tảng cho những bước phát triển của Hàn Quốc, nhưng qua thời kỳ ban đầu, thì tự khắc dần dần Hàn Quốc cũng phải chuyển sang mô hình dân chủ hơn," bà Nguyễn Hoàng Ánh nói với BBC.

Hôm thứ Năm, báo chí chính thống của nhà nước Việt Nam nhất loạt đưa tin cho hay Đại hội 13 đã thảo luận và biểu quyết thông qua số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 là 200 người, gồm 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.

Các kết quả biểu quyết, bầu chọn nhân sự được kỳ vọng sẽ được Ban tổ chức Đại hội công bố chính thức trong các ngày tới đây.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi cuộc hội luận Bàn tròn thứ Năm hôm 28/01/2021 với sự tham gia của khách mời PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh cùng TSKH Nguyễn Quang A từ Việt Nam và GS. TS. Nguyễn Hữu Liêm từ Mỹ.

2px presentational grey line

Đọc thêm về Đại hội 13:

Đại hội 13: Phương án nhân sự Tứ trụ rất ‘đặc sắc’

Đảng Cộng sản Việt Nam họp đại hội bầu chọn lãnh đạo mới

Giới trẻ Việt Nam quan tâm bầu cử Mỹ hơn Đại hội 13?

Sát Đại hội 13, vẫn chưa biết ai là ‘người đặc biệt’ được chọn ở lại

Đại hội 13: Ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc ‘có thể là trường hợp đặc biệt’

Đại hội 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư

Hội nghị TƯ14: Bao giờ đảng công khai hơn về nhân sự?

Việt Nam: 'Cân bằng Bắc - Trung - Nam' có còn quyết định việc chọn Tứ trụ?

Việt Nam: Tin nhân sự Tổng Bí thư là 'tuyệt mật', người dân không biết gì?

Chủ đề liên quan

  • Đại hội Đảng 13
  • Việt Nam
  • Đảng Cộng sản
  • Chính trị Việt Nam

Tin liên quan

  • Đại hội 13 cho thấy 'quy tắc đảng dễ dàng bị phá vỡ khi nào tiện'?

    David Brown: Đại hội 13 cho thấy 'quy tắc đảng dễ dàng bị phá vỡ khi thuận tiện'

    28 tháng 1 năm 2021
  • Việt Nam

    Đại hội 13: Không có phản cảm gì nhiều về 'trường hợp đặc biệt'

    29 tháng 1 năm 2021
  • Hàng ngàn nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất phải xét nghiệp gấp do một ca nhiễm

    TRỰC TIẾP, Covid-19: TPHCM ghi nhận thêm 25 ca nhiễm

  • ..

    Đại hội 13 bàn về sắp xếp nhân sự

    28 tháng 1 năm 2021
  • TBT Nguyễn Phú Trọng hài lòng về thành thích đạt được, trong lúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Việt Nam đang đối mặt nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức.3:22

    Video, Đại hội 13: VN 'nhiều cơ hội, nhiều thách thức' giữa đại dịch Covid-19, Thời lượng 3,22

    28 tháng 1 năm 2021
  • Getty Images

    Đại hội 13 giảm bớt ý thức hệ XHCN để 'sáng tạo có chỉ đạo'

    26 tháng 1 năm 2021
  • .

    ĐH 13 và việc hé lộ nhân sự đặc biệt TBT Nguyễn Phú Trọng

    27 tháng 1 năm 2021
  • Việt Nam

    Đại hội 13 nhóm họp: Nhân sự, đường lối và thách thức

    26 tháng 1 năm 2021

Tin chính

  • Bầu cử Vương quốc Anh 2024: Điều gì đang bị đe dọa và điều gì sẽ xảy ra?

    29 phút trước
  • Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ

    8 giờ trước
  • Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella

    2 tháng 7 năm 2024

BBC giới thiệu

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cuốn sách dày 900 trang vừa ra mắt hôm 21/6

    Tổng Bí thư tiếp tục ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?

    24 tháng 6 năm 2024
  • Sư Thích Minh Tuệ chọn đứng ngoài mọi giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Việt Nam vẫn thiếu tự do học thuật khi giáo dục luôn đặt trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

    Tự do học thuật ở Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị

    23 tháng 6 năm 2024
  • Jordan Bardella, Chủ tịch Đảng Tập hợp Quốc gia Pháp tại thủ đô Paris vào đầu tháng 6/2024

    Người có thể trở thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?

    17 tháng 6 năm 2024
  • Ông Joe Biden, ông Donald Trump

    Sáu bang 'dao động' mang tính quyết định cho cuộc bầu cử Mỹ

    16 tháng 6 năm 2024
  • Rác nhựa ở Thanh Hóa, ảnh chụp vào năm 2018

    Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

    12 tháng 6 năm 2024
  • Jenny Stüber và Morris K Ple Roberts

    Những đứa con bất hạnh trong Chiến tranh Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm

    Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?

    21 tháng 5 năm 2024
  • Sự biến đổi của đảo Trường Sa Lớn: ảnh trái chụp năm 2011 và ảnh phải là của Google Maps năm 2024

    Bồi đắp ở Trường Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'

    12 tháng 6 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’
  2. 2Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt
  3. 3Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ
  4. 4Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella
  5. 5Ông Hun Sen kêu gọi cả nước bắn pháo hoa ngày động thổ kênh đào Phù Nam Techo
  6. 6‘Khiêu dâm trẻ em từ Việt Nam tràn qua Campuchia’
  7. 7Ông Biden có thể bị loại khỏi vị trí ứng viên đại diện Đảng Dân chủ trong trường hợp nào?
  8. 8Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông
  9. 9Luận án tiến sĩ luật của nhà sư Thích Chân Quang bị mổ xẻ, giải mã vụ tốt nghiệp 'thần tốc'
  10. 10Tại sao phụ huynh Hàn Quốc tự nhốt mình trong phòng giam?

Từ khóa » Nhân Sự đại Hội 13 Của đảng Bbc