Nhân Sự Miền Nam Bị 'sa Sút' ở Đại Hội 13 Là 'câu Chuyện Buồn' - BBC

Nhân sự miền Nam bị 'sa sút' ở Đại hội 13 là 'câu chuyện buồn'
  • Quốc Phương
  • BBC News Tiếng Việt
10 tháng 2 2021
Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Dàn lãnh đạo 'Tam trụ' tại Đại hội 13 của ĐCSVN diễn ra ở Hà Nội đầu năm 2021

Kết quả và nhân sự của Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nằm trong tâm điểm quan tâm của dư luận tại Việt Nam trong tuần giáp Tết nguyên đán Tân Sửu.

Hôm thứ Ba, từ Sài Gòn, một cựu lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC rằng Đại hội tuy được tuyên bố là 'thành công rất tốt đẹp', nhưng để lại nhiều băn khoăn, thắc mắc trong người dân và cán bộ, đảng viên, đặc biệt ở Nam bộ, hay miền Nam Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt hôm 09/02/2021, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, trước hết nói với BBC về ấn tượng của ông về kỳ Đại hội:

Hậu Đại hội 13: Lựa chọn lãnh đạo, sao cứ khép kín?

Có hệ lụy gì khi Đại hội 13 không sửa điều lệ đảng?

Đại hội 13: 'Quy tắc đảng dễ dàng bị phá vỡ khi thuận tiện'?

Có bao nhiêu ứng cử viên để Đảng bầu ra 18 ủy viên BCT?

"Đại hội 13 thì đồng chí Tổng Bí thư đã nói là thành công 'rất tốt đẹp', BBC Tiếng Việt vừa rồi có tổ chức một hội luận Bàn tròn thứ Năm hậu Đại hội mà tôi đã theo dõi, tôi thấy các ý kiến của các học giả và khách mời nói khá đầy đủ và hợp lý, tuy nhiên tôi muốn bổ sung thêm một vài điều.

"Các đề cử được dự kiến cho các ghế mà mọi người vẫn gọi là Tứ trụ vắng bóng đại diện Nam bộ theo tôi là một vấn đề mà nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng quan tâm và có đặt câu hỏi.

"Tuần này, đảng có công bố việc ông Võ Văn Thưởng được phân công vào vị trí Thường trực Ban Bí thư và người ta cho rằng đó là một cách để xoa dịu, khi đưa một nhân vật ở phía Nam vào vị trí đó.

"Nhưng tỷ lệ nhân sự phía Nam mà chủ yếu là Nam bộ ở trong Tứ trụ dự kiến kỳ này người ta phải dùng một chữ theo cách nói dân gian là 'rất hẻo', ít nhất so với trước đây, so với lịch sử và các đại hội gần đây."

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên quán Bình Định, giải thích vì sao việc này lại được coi là 'rất hẻo':

'Thông tin cuối cùng về danh sách nhân sự rất khó nói về các số liệu đến nay, nhưng người tay thấy công việc nhân sự này của đảng và Đại hội đã được chuẩn bị từ lâu và từ trước, và trực tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo cả các ban nhân sự và ban văn kiện Đại hội 13.

"Chỉ có hai vấn đề đó là lớn nhất và Tổng Bí thư trực tiếp làm, không biết là ý nghĩ của Tổng Bí thư thế nào, nhưng ở bên cạnh chắc chắn có sự giúp đỡ, cố vấn, đề xuất của nhiều người mà trong đó có ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng.

"Chuyện nội bộ nhân sự cần chờ thời gian để biết rõ hơn, nhưng có lẽ người ta nhìn thấy người ở phía Nam mà là những người lãnh đạo, trước nhất về học hàm, học vị so với phía Bắc có ít và thấp hơn nhiều.

Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng việc ông Võ Văn Thưởng (trái) mới được bổ nhiệm vào vị trí Thường trực Ban Bí thứ là một sự 'xoa dịu' đối với các nhân sự đại diện vùng Nam bộ

"Cơ bản thành phần ở phía Nam là những người tốt nghiệp Đại học, trong đó có tại chức và chuyên tu, còn học tập trung, chính quy, tỷ lệ không đáng kể, nhưng tôi cho rằng năng lực, tiêu chuẩn mà dựa vào bằng cấp, dĩ nhiên phía Nam sẽ thất thế.

"Thế nhưng nếu người ta đánh giá năng lực theo thực tế, để thấy rằng từ trước đến giờ về năng lực, người đó lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hiệu quả công việc của mình làm, như là các chỉ báo cho thấy rõ - GDP cao lên, đời sống tốt lên, kinh tế - xã hội - văn hóa tốt lên, không có hoặc ít tiêu cực thì cũng là một cái đáng xem để đánh giá.

"Qua theo dõi cũng thấy một điều là trụ cột ở phía Nam chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu từ trước đến giờ, nhiều người từ Nam bộ, từ TP Hồ Chí Minh đã ra ngoài kia, miền Bắc, Trung ương, làm lớn như từng làm Chủ tịch nước, Thủ tướng, làm Bộ trưởng nhiều đời v.v...

"Thế mà lần này, ở TP Hồ Chí Minh, số mà bị kỷ luật, bị truy tố nói chung là khá nhiều, gần như hầu hết trong thường vụ Thành ủy, rồi Ủy ban Nhân dân đều bị kỷ luật, rồi bị truy tố, xét xử, đi tù... thì theo tôi đó cũng là cái gây ra ảnh hưởng rất sâu về nhân sự."

Đã phản ánh khách quan vai trò của miền Nam?

Việt Nam
Chụp lại hình ảnh, 'Tứ trụ' được cơ cấu và dự kiến tại Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam

Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng miền Nam, đặc biệt là Nam Bộ với hàng chục tỉnh thành ở miền Đông, miền Tây và tâm điểm, trọng điểm đầu tàu là TP. Hồ Chí Minh hay Sài Gòn - Gia Định, có một vị thế rất quan trọng đối với sự phát triển cân bằng, ổn định, bền vững của đất nước.

Ông cho rằng để đại diện trong nhân sự cấp cao của đảng như tại Đại hội 13 vừa bế mạc vừa qua phân công và công bố chính thức có thể đặt ra những câu hỏi, trong đó về tính khách quan:

"Ở Việt Nam có rất nhiều chuyện mà trước đây khi báo chí, tôi nhớ là báo Tuổi Trẻ có đưa tin lên, thì lập tức bị phê là đưa tin như vậy gây 'mất đoàn kết nội bộ', là 'không tốt', cụ thể là nói tỷ lệ đường cao tốc ở miền Nam, rồi đầu tư cho miền Nam còn hạn chế thế này, thế kia, trong khi tỷ lệ xuất khẩu của miền Nam, rồi đóng góp cho ngân sách của các địa phương miền Nam cho toàn quốc là rất đáng kể, nhưng mà đường xá, hạ tầng cơ sở đầu tư cho miền Nam thì còn rất thiếu.

"Đấy chưa phải là vấn đề nhân sự, mà chỉ nói vấn đề khách quan về phát triển, đầu tư và đóng góp thôi thì đã bị phê là nói như vậy là chia rẽ, là phân biệt Nam - Bắc, cái đó cán bộ, nhân dân miền Nam tâm tư rất nhiều, nhưng báo chí nói hộ ra thì bị kỷ luật, bao nhiều nhà báo, tòa báo và bao nhiêu người bị bịt miệng không được nói.

"Thế nhưng bây giờ, qua Đại hội 13 đều thấy là công luận nói rất nhiều, tâm tư, băn khoăn rất nhiều về vấn đề bố trí, cơ cấu nhân sự để cuối cùng dẫn đến như thế. Tôi thấy ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đi chỗ này, chỗ kia để khởi động thi đua, khuyến khích phấn dấu mà miền Nam thì tình hình như vậy.

"Cho nên tiếng nói của miền Nam, dựa trên vị thế, vai trò, đóng góp, thì những câu hỏi đặt ra về cân bằng nhân sự và cân bằng đại diện nhân sự cũng là một việc xác đáng và có lý chứ không phải là không.

Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tiếp Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân tại Moscow, ngày 11/12/2019; bà Kim Ngân được cho là đã tạo được hình ảnh quốc tế cho Việt Nam

"Tôi không biết lãnh đạo đảng cao nhất suy tính thế nào, những người cố vấn nói gì, tác động, đề xuất thế nào, nhưng bây giờ để nhân sự miền Nam, mà chủ yếu là đại diện của Nam bộ sa sút như thế, thì đó là một câu chuyện buồn.

"Thử hỏi có buồn không, nhân sự đại diện cho miền Nam quan trọng như thế, và bao lâu nay cũng đã thế, mà nay thì như vậy thì có buồn không? Theo tôi là buồn quá đi chứ, mà tôi nhắc lại phía Nam ở đây chủ yếu là nói đến Nam bộ."

Tại sao Tứ trụ 'du di' cho nam giới mà 'bỏ qua' nữ giới?

Tiếp tục xem xét các trường hợp đặc biệt thuộc nhân sự cấp rất cao đã được bố trí và dự kiến cơ cấu vào 'Tứ trụ' tại Đại hội 13 có liên quan tới sự 'vắng bóng' của đại diện miền Nam trong ban lãnh đạo đảng, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:

"Hai trường hợp được xếp vào trường hợp đặc biệt để tiếp tục ở lại sau Đại hội 13 trong 'Tứ trụ' chỉ xét tới nam giới, mà trong đó có một phụ nữ lại từ Nam bộ không được cứu xét để lưu lại làm tiếp, thì theo tôi đánh giá cũng là một điều lạ.

"Tôi muốn nói tới trường hợp của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội. Tôi xin nói là tôi đã có khoảng bốn nhiệm kỳ phục vụ ở Quốc hội Việt Nam, hai nhiệm kỳ đầy đủ và hai nhiệm kỳ bán nhiệm, cứ gọi là bốn nhiệm kỳ đi, thì tôi cho rằng một người phụ nữ như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, có năng lực, sắc sảo, điều hành Quốc hội vững vàng, là một người không phải riêng chuyện giới tính nam hay nữ giới đâu, đó là sự thể hiện và khẳng định của trí tuệ, của năng lực và cả bản lãnh nữa.

"Tôi nghe có người nói lại là người ta đã tìm cách bày đặt ra những tiêu chuẩn nọ, tiêu chuẩn kia, rồi chuyện nọ, chuyện kia, rồi thủ thuật bầu bán, để tìm cách loại đi, gạt đi, thì với bà Kim Ngân, chuyện xảy ra như thế cũng là một câu chuyện không hay đối với một phụ nữ lãnh đạo năng lực như thế.

Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tiếp kiến Hoàng hậu Hà Lan Maxima tại Cung điện Noordeinde ở The Hague, hôm 26/03/2018

"Dần dần thì sẽ soi tỏ câu chuyện bên trong, nhưng ngay lúc này nhìn từ bên ngoài, tôi cho rằng trong những lãnh đạo của Việt Nam hiện nay mà biểu hiện được năng lực, bản lãnh điều hành, thì cá nhân tôi và cũng có nhiều người đồng tình với tôi là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên quán tỉnh Bến Tre, là một nhân vật rất là sắc sảo, rất là tốt, mà nếu ở lại làm việc thêm thì cũng rất là tốt.

"Nhưng mà không biết lý do gì họ đã loại bà ấy, trong mười trường hợp đặc biệt, mà lại không có bà ấy, và theo tôi bà ấy xứng đáng là một trường hợp đặc biệt nếu những người tổ chức Đại hội 13 cơ cấu nhân sự với đa trường hợp đặc biệt như vậy, và với bà Kim Ngân thì bà ấy phải nói là trường hợp 'rất đặc biệt'.

"Tại sao tôi nói như thế? Là bởi vì lâu lắm mới có được một người phụ nữ như thế, trước đây, về phương diện phụ nữ làm lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, đã có bà Nguyễn Thị Bình, trong đối ngoại, bà cũng đã tỏ ra rất sắc sảo, tài năng và ai cũng thấy rõ.

"Sau này, cũng có một số cán bộ lãnh đạo là phụ nữ nữa, nhưng để mà toàn diện như bà Kim Ngân, thì tôi thấy đó là người phụ nữ đầu tiên, mà có thể trong mấy chục năm, thậm chí hàng trăm năm, hay là ít nhất từ năm 1975 đến giờ - khi mà mà có Quốc hội trên đất nước thống nhất mà đi vào khởi động dân chủ.

"Tôi nghĩ rằng đó là một trường hợp phụ nữ lãnh đạo mà rất đáng được ghi vào lịch sử và nên phải được tiếp tục sử dụng để tận dụng được sự đóng góp, cũng như năng lực, tài năng của bà ấy, chứ tại sao chỉ du di, ngoại lệ cho nam giới trong tứ trụ, mà phụ nữ như thế thì lại bị loại?," nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.

Mời quý vị đón theo dõi phần tiếp theo của cuộc trao đổi giữa Luật sư Trần Quốc Thuận với BBC News Tiếng Việt về Đại hội đảng 13, trong đó ông đề cập các trường hợp nhân sự được dự kiến cho Tứ trụ và một số nhân sự khác vừa được công bố đảm nhiệm chức vụ mới trong ĐCSVN.

Chủ đề liên quan

  • Đại hội Đảng 13
  • Việt Nam
  • Đảng Cộng sản
  • Chính trị Việt Nam

Tin liên quan

  • Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọn

    Hậu Đại hội 13: Lựa chọn lãnh đạo, sao cứ khép kín?

    5 tháng 2 năm 2021
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Đại hội 13 không sửa điều lệ Đảng là một 'điều lạ lùng'

    6 tháng 2 năm 2021
  • Đại hội 13 cho thấy 'quy tắc đảng dễ dàng bị phá vỡ khi nào tiện'?

    David Brown: Đại hội 13 cho thấy 'quy tắc đảng dễ dàng bị phá vỡ khi thuận tiện'

    28 tháng 1 năm 2021
  • Các lãnh đạo Việt Nam dự hội nghị Asean ở Hà Nội ngày 12/11

    Việt Nam: Có bao nhiêu ứng cử viên để Đảng bầu ra 18 ủy viên Bộ Chính trị?

    3 tháng 2 năm 2021
  • Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam ở đâu trên thế giới?

    2 tháng 2 năm 2021
  • Carl Thayer Nguyễn Phú Trọng

    Giáo sư Carl Thayer nhận định về Việt Nam sau Đại hội 13

    1 tháng 2 năm 2021

Tin chính

  • Bầu cử Vương quốc Anh 2024: Điều gì đang bị đe dọa và điều gì sẽ xảy ra?

    một giờ trước
  • Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ

    9 giờ trước
  • Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella

    2 tháng 7 năm 2024

BBC giới thiệu

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cuốn sách dày 900 trang vừa ra mắt hôm 21/6

    Tổng Bí thư tiếp tục ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?

    24 tháng 6 năm 2024
  • Sư Thích Minh Tuệ chọn đứng ngoài mọi giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Việt Nam vẫn thiếu tự do học thuật khi giáo dục luôn đặt trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

    Tự do học thuật ở Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị

    23 tháng 6 năm 2024
  • Jordan Bardella, Chủ tịch Đảng Tập hợp Quốc gia Pháp tại thủ đô Paris vào đầu tháng 6/2024

    Người có thể trở thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?

    17 tháng 6 năm 2024
  • Ông Joe Biden, ông Donald Trump

    Sáu bang 'dao động' mang tính quyết định cho cuộc bầu cử Mỹ

    16 tháng 6 năm 2024
  • Rác nhựa ở Thanh Hóa, ảnh chụp vào năm 2018

    Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

    12 tháng 6 năm 2024
  • Jenny Stüber và Morris K Ple Roberts

    Những đứa con bất hạnh trong Chiến tranh Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm

    Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?

    21 tháng 5 năm 2024
  • Sự biến đổi của đảo Trường Sa Lớn: ảnh trái chụp năm 2011 và ảnh phải là của Google Maps năm 2024

    Bồi đắp ở Trường Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'

    12 tháng 6 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’
  2. 2Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt
  3. 3Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ
  4. 4Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella
  5. 5Ông Hun Sen kêu gọi cả nước bắn pháo hoa ngày động thổ kênh đào Phù Nam Techo
  6. 6Bầu cử Vương quốc Anh 2024: Điều gì đang bị đe dọa và điều gì sẽ xảy ra?
  7. 7‘Khiêu dâm trẻ em từ Việt Nam tràn qua Campuchia’
  8. 8Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông
  9. 9Ông Biden có thể bị loại khỏi vị trí ứng viên đại diện Đảng Dân chủ trong trường hợp nào?
  10. 10Luận án tiến sĩ luật của nhà sư Thích Chân Quang bị mổ xẻ, giải mã vụ tốt nghiệp 'thần tốc'

Từ khóa » Nhân Sự đại Hội 13 Của đảng Bbc