Đại Hội 13: Ông Nguyễn Phú Trọng Và Đảng 'kiên Quyết' Chặn Người ...

Đại hội 13: Ông Nguyễn Phú Trọng và Đảng 'kiên quyết' chặn người không đủ tiêu chuẩn22 tháng 12 2020
Ông Trần Quốc Vượng

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Ông Trần Quốc Vượng, sinh năm 1953, là một trong những ứng cử viên tham gia Tứ Trụ tại Đại hội 13, theo một số nhà quan sát

Gần một tháng trước khi Đại hội toàn quốc 13 của đảng Cộng sản Việt Nam theo dự kiến sẽ khai mạc, một lãnh đạo cấp cao là thường trực Ban Bí thư của đảng này nêu quyết tâm của đảng.

Hôm 22/12/2020, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, được các báo chính thống của nhà nước Việt Nam dẫn lời bày tỏ quyết tâm làm trong sạch hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng cầm quyền.

"Kiên quyết loại những người không đủ tiêu chuẩn, không để lọt vào khóa mới. Rút kinh nghiệm vừa rồi có những người không đủ tiêu chuẩn sau đó phải xử lý", ông Trần Quốc Vượng được báo VietnamNet hôm thứ ba dẫn lời phát biểu tại cuộc Hội nghị thứ ba của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng ngày.

Hội nghị TƯ14: Bao giờ đảng công khai hơn về nhân sự?

Ông Nguyễn Văn Nên: 'Sẽ sớm giải quyết được vấn đề Thủ Thiêm'

Công an Việt Nam nói gì về vụ bắt giữ Tất Thành Cang?

Việt Nam: Đốt lò nóng, nhưng tham nhũng quyền lực thì sao?

Hội nghị TƯ14: 'Nhất trí rất cao' về nhân sự Bộ Chính trị, chưa bàn 'trường hợp đặc biệt'

Quan chức thường trực Ban Bí thư của đảng CSVN cũng được tờ Thanh Niên dẫn lời thêm, cũng từ cuộc hội nghị trên, nhấn mạnh:

"Gần đây chúng ta tiếp tục kỷ luật đảng viên có vi phạm, điều tra vụ việc, xét xử vụ án dù gần đến Đại hội.

"Điều này giúp dân tin rằng Đảng không ngừng nghỉ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng."

Phát biểu là một lẽ, nhưng hành động thì thế nào?

Ông Trần Quốc Vượng

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Ông Trần Quốc Vượng (giữa) trong một chuyến thăm Cộng hòa Pháp vào ngày 26/10/2019

Trong một bình luận mới đây trong dịp diễn ra Hội nghị 14 của Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, một quan chức nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Luật sư Trần Quốc Thuận bình luận với BBC về vấn đề quyết tâm của đảng cần như thế nào:

"Tôi cho rằng giữa việc nói và làm còn có một khoảng cách, vẫn còn có việc làm chưa đến nơi đến chốn.

"Nhiều nơi, nhiều trường hợp còn nể nang, né tránh, đụng tới những người có chức, có quyền, những ai có thể lực là có biểu hiện chùn tay.

"Bây giờ hãy lấy phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mà thực hiện, kỳ này xét người vào Trung ương, theo tôi là phải rõ ràng, minh bạch, công khai, nếu người nào có tài sản, nhà cửa, tiền tài, thu nhập mà không giải thích được nguồn gốc, thì không đưa vào.

"Đây là thời điểm phải bắt những người đó phải công khai ra xem họ có bao nhiêu cái nhà, bao nhiêu tài sản thì tự nhiên ra ngay, chứ chỉ nói suông và nói đi nói lại hoài mà có thấy làm đến nơi, đến chốn đâu, thì người dân người ta sẽ khó tin," Luật sư Trần Quốc Thuận nói.

'Chống tham nhũng để giữ uy tín cho Đảng, không lo giảm uy tín'

Hôm 22/12, báo Thanh Niên Online cũng trích dẫn lời của ông Trần Quốc Vượng nói tại kỳ Hội nghị nhóm họp cuối năm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một đoàn thể chính trị được cho là "cánh tay" quyền lực nối dài của đảng cầm quyền:

Ông Trần Quốc Vượng (bìa trái)

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Ông Trần Quốc Vượng (bìa trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lễ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 12/11/2017 tại Hà Nội

"Tôi đi nhiều địa phương, bà con nói: sợ nhất các bác làm chùng xuống. Tôi trả lời với bà con là chúng ta tiếp tục. Trong khó khăn, gần tổ chức Đại hội chúng ta vẫn làm.

"Chúng ta xác định làm để giữ uy tín cho Đảng, chứ không lo giảm uy tín."

Trước đó không lâu, hôm 12/12, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã tổ chức một hội nghị toàn quốc tổng kết công tác này trong giai đoạn 2013-2020.

Đưa tin về hội nghị tổng kết này, trang mạng của Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng CSVN cho hay công tác qua 7 năm được ban lãnh đạo đảng chỉ đạo "quyết liệt" đã thu được nhiều thành quả, đạt nhiều thành tích khả quan, không có "vùng cấm, ngoại lệ":

"Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào"...

"Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ, trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 86 vụ án, 814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự (1 Ủy viên Bộ Chính trị, 7 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang...)."

Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Công cuộc đấu tranh chống tham nhũng và xử lý kỷ luật cán bộ do đảng CSVN tiến hành 7 năm qua là không có vùng cấm và ngoại lệ, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ĐCSVN

Hôm 22/12, từ Pháp, ông André Menras (tức Hồ Cương Quyết), một nhà quan sát thời sự Việt Nam bình luận với BBC:

"Nạn tham nhũng luôn đi cùng với quyển lực. Ở nước nào cũng vậy. Nhưng suốt mấy chục năm Việt Nam đã phải chịu tham nhũng như ung thư từ cấp cao đến cấp dưới của hệ thống cai trị. Vô số cán bộ cao cấp trong bộ máy kinh tế, tài chính, quân đội, công an đã bị dính líu, nhiều khi liên kết với các thế lực được cho là "mafia". Đến mức cách thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh ấy đang làm biến chất cả xã hội.

"Ông nguyễn Phú Trọng có thể khóc trước vụ đồng chí X, ông có thể lo này hay lo kia, nhưng tham nhũng không thể bị diệt trù vì nó là sản phẩm có tính cấu trúc, không thể tránh khỏi của chế độ độc đảng, một chế độ công an trị mà công an là do đảng vì đảng.

"Hơn nữa tôi cho rằng trong hệ thống chính trị của những nhóm lợi ích hiện nay, việc gia nhập giới cầm quyền đối với một cán bộ trong sạch, "chưa bị lộ" tức là không dính líu với nhóm lợi ích nào, trở thành một "nhiệm vụ bất khả thi"

"Theo tôi, chừng nào Điều 4 còn ngự trị trên Hiến pháp Việt Nam, nó sẽ là kẻ bảo vệ quyết liệt cho nạn tham nhũng có hệ thống, cơ cấu. Chỉ có khả năng kiểm soát thật sự của dân mới có thể bắt đầu đẩy nó phải lùi ra.

"Nhưng, đối với cái nhóm đang bám vào quyền lực bằng mọi giá mà họ dùng tham nhũng để cai trị cũng để dàn xếp các vụ tranh chấp trong cuộc đấu tranh giữ quyền lực trong nội bộ dưới sức ép hay ảnh hưởng mà theo tôi là của Bắc Kinh, thì làm sao họ chịu loại bỏ bê tông, xi măng khỏi tòa nhà? Nó sẽ đổ sụp xuống ngay! Chính vì vậy chế độ này đang coi dân quyền như kẻ thù và vụ Đồng Tâm là một ví dụ hiển nhiên."

Trước đó, hôm thứ Năm 17/12, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, một nhà quan sát và phân tích chính trị Việt Nam bình luận với BBC:

"Thành tích bằng số lớn các vụ thì không nói lên hiệu quả và bản chất. Tham nhũng chính trị theo tôi chưa được chú ý xử lý và phòng chống, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp, nhân sự. Sờ đâu cũng ra tham nhũng, cho nên cần tiếp tục để cho người dân có quyền giám sát mọi hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.

"Mặt khác, cần tiếp tục cải cách tư pháp và xây dựng hệ thống pháp luật, nâng cao trình độ và đạo đức của tất cả những người tham gia lĩnh vực tư pháp, từ điều tra viên, kiểm sát viên đến thẩm phán và thi hành án v.v... Mục tiêu lớn nhất, theo tôi, là dân có thực quyền giám sát mọi hoạt động của nhà nước và của đảng Cộng sản Việt Nam," nhà quan sát nói với BBC.

Chủ đề liên quan

  • Đại hội Đảng 13
  • Việt Nam
  • Chính trị Việt Nam

Tin liên quan

  • TRUNG NGÔ

    Ông Nguyễn Văn Nên: 'Sẽ sớm giải quyết được vấn đề Thủ Thiêm'

    22 tháng 12 năm 2020
  • Việt Nam

    Hội nghị TƯ14: Bao giờ đảng công khai hơn về nhân sự?

    19 tháng 12 năm 2020
  • Ông Tất Thành Cang, cựu Phó chủ tịch UBND TP HCM

    Việt Nam: Công an nói gì về vụ bắt giữ Tất Thành Cang?

    21 tháng 12 năm 2020
  • Việt Nam

    Việt Nam: Đốt lò nóng, nhưng tham nhũng quyền lực thì sao?

    18 tháng 12 năm 2020
  • Getty Images

    Hội nghị TƯ14: 'Nhất trí rất cao' về nhân sự Bộ Chính trị, chưa bàn 'trường hợp đặc biệt'

    18 tháng 12 năm 2020

Tin chính

  • Bầu cử Vương quốc Anh 2024: Điều gì đang bị đe dọa và điều gì sẽ xảy ra?

    59 phút trước
  • Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ

    8 giờ trước
  • Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella

    2 tháng 7 năm 2024

BBC giới thiệu

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cuốn sách dày 900 trang vừa ra mắt hôm 21/6

    Tổng Bí thư tiếp tục ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?

    24 tháng 6 năm 2024
  • Sư Thích Minh Tuệ chọn đứng ngoài mọi giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Việt Nam vẫn thiếu tự do học thuật khi giáo dục luôn đặt trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

    Tự do học thuật ở Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị

    23 tháng 6 năm 2024
  • Jordan Bardella, Chủ tịch Đảng Tập hợp Quốc gia Pháp tại thủ đô Paris vào đầu tháng 6/2024

    Người có thể trở thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?

    17 tháng 6 năm 2024
  • Ông Joe Biden, ông Donald Trump

    Sáu bang 'dao động' mang tính quyết định cho cuộc bầu cử Mỹ

    16 tháng 6 năm 2024
  • Rác nhựa ở Thanh Hóa, ảnh chụp vào năm 2018

    Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

    12 tháng 6 năm 2024
  • Jenny Stüber và Morris K Ple Roberts

    Những đứa con bất hạnh trong Chiến tranh Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm

    Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?

    21 tháng 5 năm 2024
  • Sự biến đổi của đảo Trường Sa Lớn: ảnh trái chụp năm 2011 và ảnh phải là của Google Maps năm 2024

    Bồi đắp ở Trường Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'

    12 tháng 6 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’
  2. 2Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt
  3. 3Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ
  4. 4Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella
  5. 5Ông Hun Sen kêu gọi cả nước bắn pháo hoa ngày động thổ kênh đào Phù Nam Techo
  6. 6‘Khiêu dâm trẻ em từ Việt Nam tràn qua Campuchia’
  7. 7Ông Biden có thể bị loại khỏi vị trí ứng viên đại diện Đảng Dân chủ trong trường hợp nào?
  8. 8Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông
  9. 9Luận án tiến sĩ luật của nhà sư Thích Chân Quang bị mổ xẻ, giải mã vụ tốt nghiệp 'thần tốc'
  10. 10Tại sao phụ huynh Hàn Quốc tự nhốt mình trong phòng giam?

Từ khóa » Nhân Sự đại Hội 13 Của đảng Bbc