Đại Thừa Khởi Tín Luận Dịch Và Giải - Ý Chuyên Niệm Phật
Có thể bạn quan tâm
- HT Thích Thanh Từ
- HT Thích Nhật Quang
- HT Thích Thông Phương
- Các Vị Khác
Đại Thừa Khởi Tín Luận Dịch Và Giải - Chân Hiền Tâm IV. Phần Tu Hành Tín Tâm - Ý Chuyên Niệm Phật ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN Bồ-tát Mã Minh tạo luận Quyển 2 Chân Hiền Tâm dịch và giải IV. PHẦN TU HÀNH TÍN TÂM Ý chuyên niệm Phật Lại nữa, chúng sanh mới học pháp này muốn cầu chánh tín, song tâm còn khiếp nhược - do sợ trú ở thế giới Ta Bà này, chẳng gặp được Phật thường xuyên để thân cận cúng dường, sợ tín tâm khó có thể thành tựu, ý muốn thối lui - thì phải biết, Như Lai có phương tiện thù thắng nhiếp hộ tín tâm. Đó là dùng nhân duyên Ý CHUYÊN NIỆM PHẬT, tùy nguyện được sanh về cõi Phật ở phương kia, thường thấy chư Phật, lìa hẳn ác đạo. Như trong Tudala nói: “Nếu người chuyên niệm đức A Di Đà ở thế giới Tây phương cực lạc, thiện căn tu được đều hồi hướng nguyện cầu sanh về thế giới ấy thì liền được vãng sanh, thường thấy được Phật, rốt cuộc chẳng còn thối lui. Nếu quán pháp thân chân như của Phật kia, thường chuyên cần tu tập, cuối cùng sẽ được sanh ra trụ ở chánh định. Ngoài pháp tu CHỈ - QUÁN trên, còn một pháp có thể giúp chúng ta phát khởi niềm tin chân chánh đối với Đại thừa, đó là Ý CHUYÊN NIỆM PHẬT. Môn này dành cho những vị sợ tín tâm của mình khó có thể thành tựu ở thế gian này, muốn về cõi cực lạc của đức A Di Đà. Đây là mượn duyên bên ngoài để được bất thối. Như ngoài thế gian thì duyên nhiều khó làm chủ bản thân, nên mượn duyên trong chùa để có thể ổn định thân tâm tu hành. Ngao ngán với những mất mát, nạn tai, đau khổ ở thế gian, nhưng chưa đủ niềm tin đối với tự tánh chân như của mình mà chỉ một lòng muốn về nương đức Di Đà là điều kiện để biết mình có duyên với pháp môn niệm Phật đây. Khế cơ mà khế lý thì việc tu tập mới thành công. Ý CHUYÊN NIỆM PHẬT thì việc niệm Phật này phải được thực hiện bằng Ý chứ không phải chỉ bằng miệng, bằng mắt hay bằng mũi. Cảnh giới ngạ quỉ, súc sanh hay địa ngục đều do ý khởi tham hay sân mà ra. Vì thế muốn là cảnh giới Phật thì ý cũng phải là Phật. CHUYÊN, là không gián đoạn. Niệm này nối tiếp niệm kia sao cho niệm trước là Phật thì niệm sau cũng là Phật. Cứ vậy mà liên tục từ giây này qua giây kia, từ lúc này đến lúc khác, bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu. NIỆM PHẬT, Tổ thứ 13 của Liên Tông là Đại sư Ấn Quang đã phân thành 3 pháp là chuyên niệm tự lực, chuyên niệm tha lực và tự tha đều niệm (tức thiền tịnh song tu). Phần này sẽ trích dẫn đầy đủ sau khi giải thích hết ý nghĩa của phân đoạn này. “QUÁN PHÁP THÂN CHÂN NHƯ của Phật kia … cuối cùng sẽ sanh ra trụ ở bất thối” là muốn nói đến sự bất thối ở tự thân không nhờ duyên bên ngoài. Như điều kiện sống ở tùng lâm khiến con người không thể bị ô nhiễm gọi là nhờ duyên bất thối. Sống ngay trong trần gian với đầy đủ các pháp ô nhiễm nhưng mình không bị ô nhiễm, gọi là bất thối ở tự thân. Bất thối ở tự thân có 2 hạng. Hạng thứ nhất là chỉ cho những vị đã thấu hiểu về pháp thân, tuy chưa chứng thực nhưng đủ niềm tin tin tâm mình là Phật, ngoài tâm không có pháp. Hạng thứ hai là chỉ cho các vị đã chứng thực được pháp thân, tức từ Sơ địa trở đi. CHÁNH ĐỊNH, đối với hạng thứ nhất là chỉ cho chánh định tụ, đối với hạng thứ hai là chỉ cho chân như tam muội. Theo Tổ Ấn Quang, NIỆM PHẬT có 3 pháp: 1/ Chuyên niệm Phật tự lực là, cùng tột thật tướng, lấy việc chứng ngộ làm gốc. Đối với các pháp như 5 ấm, 6 nhập, 12 xứ, 7 đại v.v… dùng trí tuệ Bát nhã chiếu soi, thấu rõ tất cả pháp xưa nay đương thể toàn không, thấy được tánh chân như vi diệu tròn đầy … Đây gọi là thật tướng niệm Phật. Thật tướng niệm Phật này tuy là thật lý tối thâm song lại chẳng dễ tu, vì chỉ nương nhờ vào giới định tuệ của chính mình, không có sự trợ giúp của tha lực. Nếu chẳng phải là người có sẵn căn duyên đời trước thì hội nó còn chẳng dễ huống là thực chứng. (Xem nội dung lời dạy đây thì phần này tương đương với Thiền tông). 2/ Chuyên niệm Phật tha lực, có 3 thứ: a/ QUÁN TƯỞNG, là nương theo kinh Thập Lục Quán mà quán : Hoặc chuyên quán tướng lông trắng, hoặc quán pháp thân rộng lớn v.v... Quán đến đầy đủ 16 thứ quán. b/ QUÁN TƯỢNG, là đối trước hình tượng Phật mà tưởng về tướng hảo quang minh của Phật v.v... c/ TRÌ DANH, là nhất tâm xưng niệm danh hiệu Di Đà. 3 pháp này tuy hình thức thực hành không giống nhau nhưng đều có chung một điểm là phải đầy đủ lòng tin chân thành và ước nguyện thiết tha mới có thể cùng Phật cảm ứng đạo giao, mới có thể quyết định được hiện đời ra khỏi Ta Bà mà sanh về Cực Lạc. 3/ Pháp tự tha đều niệm, còn gọi là thiền tịnh song tu, đặt nền tảng trên việc chuyên khán “Niệm Phật đó là ai?” cốt để minh tâm kiến tánh, chẳng dùng tín nguyện cầu sanh Tây phương làm sự nghiệp. Đã không có tín nguyện thì không thể nương vào tha lực mà vãng sanh Tây phương. Chưa đến được chỗ nghiệp hết tình không thì cũng không thể nương vào tự lực mà liễu thoát sanh tử. Vì thế, với pháp thiền tịnh song tu này, chỉ có người tín nguyện đã đầy đủ mới có lợi ích. Còn không thì chẳng bằng hết lòng với một môn trì niệm danh hiệu Phật. Trong 3 pháp niệm Phật trên thì Ý CHUYÊN NIỆM PHẬT chính là pháp chuyên niệm Phật tha lực, là nương vào sự chuyên cần niệm Phật và ý nguyện thiết tha gặp Phật. Nhờ tha lực ấy vãng sanh Tịnh độ Tây phương. Ngài Ấn Quang nói: Pháp TRÌ DANH hạ thủ công phu dễ nhất mà thành công mau nhất. Nếu thâu nhiếp 6 căn, tịnh niệm được liên tục thì ngay đời này sẽ chứng được niệm Phật tam muội. Khi lâm chung nhất định vãng sanh thượng phẩm. Dù căn cơ có hạ liệt, chưa chứng được tam muội mà dùng tín nguyện trì danh hiệu Phật như con nhớ mẹ không gián đoạn, thì đến khi lâm chung, cảm ứng đạo giao, nương nhờ từ lực của Phật theo nghiệp vãng sanh. Nếu chí tâm trì niệm, niệm đến toàn tâm là Phật, toàn Phật là tâm, ngoài tâm không có Phật, ngoài Phật không có tâm, không niệm mà niệm, niệm mà không niệm, tâm Phật cả hai cùng rõ rệt, rồi cả 2 cùng mất, thì diệu lý thật tướng chân thể hiển lộ. Ngay đó Tây phương hoàn toàn tròn sáng. Đây là trì danh mà thâm đạt thật tướng, chẳng phải dùng quán mà tự thấy Tây phương. Nhiếp cơ rất rộng, lợi ích rất nhiều, rất hợp với kẻ độn căn thời mạt pháp. Về cách hành trì, ngài dạy: Mỗi người tùy vào thân phận của mình mà lập, chẳng thể cố chấp cố định vào một pháp nào. Từ sáng đến chiều, đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh, mặc áo, ăn cơm, đi tiêu, đi tiểu … chỉ một thánh hiệu ấy không cho lìa tâm và miệng. Nếu như ở chỗ thanh khiết thì niệm ra tiếng hay niệm thầm thầm đều được. Còn khi ngủ, nghỉ, tắm, rửa, đi tiêu, đi tiểu cho đến những nơi không được sạch sẽ thì chỉ nên niệm thầm thầm, vì niệm thầm thì công đức cũng vậy. Niệm ra tiếng thì không được cung kính nên không niệm ra tiếng, chứ không phải ở những nơi đó không được niệm Phật. Lại, khi ngủ mà niệm ra tiếng ngoài việc không cung kính còn bị tổn khí. Phương pháp hay nhất của việc trì danh là thâu nhiếp toàn bộ 6 căn, tịnh niệm liên tục. Thâu nhiếp toàn bộ 6 căn là tâm niệm Phật. Chuyên chú nơi danh hiệu Phật tức nhiếp được ý căn. Miệng phải niệm rõ ràng mạch lạc là nhiếp được thiệt căn. Tai cần nghe rõ ràng rành mạch là nhiếp được nhĩ căn. Ba căn này đã bị nhiếp bởi danh hiệu Phật thì nhãn căn quyết chẳng thể có cái nhìn tạp loạn, tức mắt cũng được nhiếp. Tỷ căn chẳng thể có cái ngửi tạp loạn, tức mũi cũng được nhiếp. Khi niệm Phật, thân phải đoan nghiêm nên thân cũng được nhiếp. 6 căn đã nhiếp thì tâm không có vọng niệm, chỉ lấy Phật làm niệm, nên là tịnh niệm. 6 căn nếu chẳng nhiếp thì tuy là niệm Phật mà trong tâm vẫn đầy dẫy vọng tưởng, khó mà được lợi ích thiết thực. Một câu A Di Đà Phật miên miên mật mật luôn thường nhớ niệm. Phàm có những niệm như háo thắng, giận dỗi … bất ngờ manh động thì phải suy nghĩ “Ta là người niệm Phật, sao có thể khởi các niệm này?” Niệm khởi liền ngừng, lâu ngày thì tất cả những thứ niệm khiến ta lao thần tổn thân ấy đều không thể khởi. Do công đức bất khả tư nghì của Phật gia trì, chưa quá 10 ngày sẽ thấy rất hiệu nghiệm. Nếu thỉnh thoảng niệm một câu, hai câu mà muốn hiệu nghiệm ngay là tự dối mình dối người. Tuy vẫn có công đức nhưng khỏi bịnh thì chẳng thể được. Khi niệm Phật cần chí thành. Niệm Phật mà tâm chẳng qui nhất là do đối với sanh tử tâm chẳng thiết tha. Nếu có ý nghĩ sắp bị dầu sôi lửa bỏng chẳng thể cứu viện thì tâm tự qui nhất. Khi tâm bỗng khởi lòng thương xót thì phải biết đó là do thiện căn khai phát nhưng không nên nuôi dưỡng tình trạng ấy, nếu không sẽ vướng vào ma bi. Phàm có việc gì thích ý cũng chẳng nên vui lòng, không sẽ vướng vào ma vui. Khi niệm Phật, hai mắt cần buông xuống, không nên đề thần quá sức đến nỗi tâm bốc hỏa sanh nóng nảy. Nếu đỉnh đầu phát ngứa, đau nhức hay có các thứ bịnh khác thì cần điều hòa bên trong sao cho thích hợp để không bịnh hoạn. Khi niệm ra tiếng cũng không nên niệm quá sức. Bịnh cùng ma đều do nghiệp đời trước gây nên, chỉ cần chí thành khẩn thiết niệm Phật thì bịnh tự khỏi, ma sự tự lìa. Nếu chẳng chí thành hoặc khởi tà niệm thì tâm đọa trong sự u tối, ma quỉ ắt quấy nhiễu. Vào lúc niệm Phật xong, khi hồi hướng thì nên vì tất cả những oan gia trong quá khứ mà hồi hướng, khiến mọi loài đều nhờ vào sự lợi ích niệm Phật của mình mà siêu sanh vào đường lành. Niệm Phật LẦN HẠT thì có thể ngừa giải đãi, song khi tịnh tọa niệm Phật thì chẳng nên lần hạt. Vì lần hạt thì hướng động nên tâm chẳng thể định. Về lâu về dài tất sẽ sanh bịnh. Nếu chưa được nhất tâm thì tuyệt đối không nên nảy sanh ý tưởng muốn thấy Phật. Nếu nóng nảy muốn thấy thì tâm niệm rối rắm, cái niệm MUỐN THẤY ấy sẽ động kết trong lòng thành ĐẠI BỊNH. Oan gia lâu đời nương cái niệm tình tưởng vọng động ấy hiện làm thân Phật để báo cái oán xưa. Đó là do tâm mình không chánh kiến. Chưa kể một khi thấy ma mà sanh hoan hỉ thì ma nhập vào tạng phủ sẽ phát cuồng. Dù gặp được Phật sống cũng chẳng thể cứu. Cho nên, chỉ cần niệm Phật cho được nhất tâm, chẳng cần thấy Phật hay không. Nhất tâm rồi thì tự có sự cảm ứng không thể nghĩ bàn. Nếu niệm Phật mà bị khí muộn là do nghiệp chướng khiến ra như vậy. Chỉ cần chí thành khẩn thiết niệm Phật thì từ từ sẽ yên. Pháp QUÁN TƯỞNG tuy hay nhưng phải nhớ hình tượng Phật thấy đó chỉ là sở hiện của tự tâm. Nếu nhận nó là cảnh thật ngoài tâm thì vướng vào ma sự, sẽ sanh cuồng. Người tu hành thời nay, phần lớn vướng vào ma sự đều do lấy tâm vọng động mong cầu cảnh giới tốt. Một khi cảnh giới tốt xuất hiện, nếu cho cảnh giới ấy là ma thì cảnh giới ấy là cảnh giới tốt, hễ sanh cái tâm tham trước vui mừng thì bị tổn hại chẳng chút lợi ích, huống chưa phải là cảnh giới tốt? Nếu là người có công phu hàm dưỡng thì cảnh giới dù có cũng như không, nên ma cảnh nếu hiện vẫn là cảnh giới tốt. Đó là vì gặp ma mà chẳng bị ma chuyển, tức năng lực tinh tấn cao. Phần NIỆM PHẬT HỒI HƯỚNG cũng không thể bỏ qua. Song chỉ nên hồi hướng sau khóa công phu tối và đi kinh hành vào buổi trưa. Còn bình thường thì lấy việc trì niệm liên tục làm sự hồi hướng thời thường. Mọi công hạnh ngày thường đều hồi hướng vãng sanh và CẦN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, thệ nguyện độ sanh. Có công đức tu trì nào đều khắp vì tứ ân trong ba cõi và chúng sanh trong pháp giới mà hồi hướng. Đã cùng chúng sanh kết sâu pháp duyên thì thắng hạnh Đại thừa của mình chóng thành. Nếu chẳng thấu nghĩa này thì rơi vào tri kiến tự lợi của phàm phu và Nhị thừa, tuy tu diệu hạnh mà cảm cái quả thấp hèn. Phàm người niệm Phật, tùy theo phương tiện của mỗi người cốt phải khắc phục cho được tập khí của mình. Phàm người đáng nói thì dù cho đối nghịch với ta cũng phải vì người mà nói, khiến người gặp được điều lành, tránh xa điều dữ, lìa khổ được lạc. Hằng ngày phải ngay thẳng rõ ràng. Với người thì nói rõ về nhân quả báo ứng và con đường niệm Phật liễu thoát sanh tử. Dạy dỗ con cái cũng đồng nghĩa với việc gầy dựng nền tảng thái bình. Tâm thẳng như dây đàn căng, lời nói không mập mờ lấp lững. Muốn giữ cái tâm có thể đối chất với quỉ thần lúc lâm chung thì làm việc gì quyết chẳng mê mờ lý trời. Như thế đến lúc lâm chung không có hiện tượng đáng thương, đáng tiếc xảy ra. Tất cả những lời trên đều trích từ lời dạy của Tổ Ấn Quang trong Tư Qui Tập. Ghi ra đây để hiểu thêm về pháp môn Tịnh Độ. So với CHỈ - QUÁN cách thực hành có khác, song tinh thần và mục đích thì không khác, cũng đều giúp người tu gạt bỏ vọng tưởng, qui về cội nguồn nhất tâm. Theo đây thì thấy, Tây phương ở đâu cũng không ngoài tâm mà có. Niệm Phật mong vãng sanh cõi Tịnh độ ở Tây phương chỉ là phương tiện cho người chưa đủ niềm tin với tự tánh chân như của mình. Phương tiện thì thứ lớp có khác, còn cội nguồn rốt ráo thì hoàn toàn không khác. Đã nói xong phần Tu Hành Tín Tâm, kế là phần Lợi Ích Và Khuyên Tu. Mục Lục | Đại Thừa Khởi Tín Luận Dịch Và Giải - Chân Hiền Tâm
|
-
Lời Tri Ân
-
Lời Giới Thiệu của H.T Thường Chiếu
-
Thay Lời Tựa
-
Giới Thiệu Sơ Lược
-
I. Phần Nhân Duyên
-
II. Phần Lập Nghĩa
-
III. Phần Giải Thích
-
III. Phần Giải Thích - Hiển thị Chánh nghĩa - Tâm sanh diệt (Giác)
-
III. Phần Giải Thích - Hiển thị Chánh nghĩa - Tâm sanh diệt (Bất giác)
-
III. Phần Giải Thích - Hiển thị Chánh nghĩa – Nhân duyên sanh diệt
-
III. Phần Giải Thích - Hiển thị Chánh nghĩa – Nghĩa huân tập
-
III. Phần Giải Thích - Đối Trị Tà Chấp
-
III. Phần Giải Thích - Phân Biệt Tướng Phát Tâm Vào Đạo
-
IV. Phần Tu Hành Tín Tâm - Thí - Giới - Nhẫn - Tấn
-
IV. Phần Tu Hành Tín Tâm - Chỉ và Quán
-
IV. Phần Tu Hành Tín Tâm - Ý Chuyên Niệm Phật
-
V. Lợi Ích Và Khuyến Tu
-
Xác Định Tinh Thần Và Lập Trường Tu Hành - Chân Hiền Tâm
-
Mục Tiêu Của Cuộc Sống - Chân Hiền Tâm
-
Xuân Thiền - Thích Tâm Hạnh
-
Trí Tuệ - Thích Tâm Hạnh
-
Hình Tượng Cha Mẹ Qua Kinh Duy Ma Cật - Chân Hiền Tâm
Từ khóa » Niệm Phật Bằng ý
-
Một Cách "Ý Trì" Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến ...
-
Mặc Trì, ý Trì - Niệm Phật Đường An Dưỡng
-
Vấn Đáp 7 Tịnh Độ - Diễn Đàn Phật Pháp
-
3 Cách Niệm Phật - Đường Về Cõi Tịnh
-
Một Cách "Ý Trì" Dễ đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” để đi đến “Nhất ...
-
Các Phương Pháp Niệm Phật - .vn
-
3 Cách Niệm Phật | Đi Lễ Chùa
-
Sự Thật Kỳ Lạ Dùng Ý Niệm Trị Bệnh - Pháp Sư Tịnh Không - YouTube
-
Cách Niệm Phật Tại Gia - Tam Kỳ RT
-
Phương Pháp Niệm Phật Thành Tựu - Bạch Hạc
-
Niệm Phật Niệm Tâm, Tâm Niệm Phật - Chùa Hoằng Pháp
-
Ý Nghĩa & Giá Trị Của Pháp Môn Niệm Phật | Giác Ngộ Online
-
Niệm & Niệm Phật | Giác Ngộ Online
-
Cách Niệm Phật Tại Nhà - - Tuệ Tâm