Đại Từ Là Gì? Các Loại đại Từ Trong Tiếng Việt, Bài Tập Ví Dụ

Đại từ là gì? Đây lại phần là kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng để các bạn học sinh có thể đặt câu và viết văn bản một cách chính xác, đúng ngữ pháp. Cùng tìm hiểu khái niệm đại từ, vai trò của đại từ trong câu, các loại đại từ trong tiếng Việt và ví dụ minh họa đối với từng loại.

Đại từ là gì?

Đại từ là gì? Đại từ là những từ ngữ được người nói, người viết sử dụng để xưng hô hoặc được dùng với tác dụng thay thế cho tính từ, động từ, danh từ hoặc một cụm tính từ, cụm động từ hay cụm danh từ trong câu. Với mục đích không phải đa dạng hóa cách viết và tránh phải lặp lại từ ngữ với tần suất quá là dày đặc.

Tìm hiểu đại từ là gì?
Đại từ là gì?

Dựa trên mục đích sử dụng mà đại từ có thể phân chia thành hai loại như sau:

  • Đại từ dùng để trỏ: trỏ người, sự vật (Ai, gì,…); số lượng (Bấy, bấy nhiêu…); tính chất sự việc, hoạt động (Vậy, thế…).
  • Đại từ dùng để hỏi: hỏi về số lượng (Mấy, bao nhiêu,…); về hoạt động, tính chất sự việc (Sao, thế nào,…); về người, sự vật (Ai, gì,..)
Các loại đại từ có trong tiếng Việt
Các loại đại từ có trong tiếng Việt

Các loại đại từ trong tiếng Việt

Đại từ trong tiếng Việt được phân thành các loại như sau: 

Đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng là đại từ xưng hô dùng được dùng để chỉ đại diện, ngôi thứ và dùng để thế chỗ cho các danh từ. Đại từ nhân xưng bao gồm có 3 ngôi là:

  • Ngôi thứ nhất (được người nói, người viết sử dụng để xưng hô về chính bản thân mình): chúng ta, chúng tôi,chúng tao, tao, tôi, tớ, ta…
  • Ngôi thứ hai (được người nói, người viết dùng để để nói về người đối diện trong giao tiếp): cậu, các cậu, các bác, các cô, các chú, các ông, các bà, các bạn,…
  • Ngôi thứ 3 (được người nói, người viết dùng để nói về người khác, những người không trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại): chúng nó, bọn nó, ông ta, bà ta, cô ta, hắn, họ…

Ngoài ra trong tiếng Việt ta còn có có một số danh từ khác cũng được sử dụng làm đại từ xưng hô:

  • Một số từ dùng để chỉ các chức danh, chức vụ, nghề nghiệp có thể dùng để xưng hô: thầy cô giáo, bác sĩ, luật sư, thầy hiệu trưởng, bộ trưởng, cô hiệu trưởng, thầy giám thị,…
  • Các từ dùng để chỉ mối quan hệ gia đình được dùng để xưng hô: anh, chị, em, cô, chú, cháu, bố, mẹ, ông, bà,…
Đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng

Cách xác định việc dùng đại từ nhân xưng: Để biết khi nào một từ chỉ quan hệ gia đình, chỉ chức vụ nghề nghiệp, chức danh được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào được dùng như đại từ nhân xưng để xưng hô, thì chúng ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng. Ví dụ:

  • Bà nội của em rất tốt bụng (“Bà” ở đây để chỉ quan hệ gia đình)
  • Bà Tư nấu ăn rất là ngon (“Bà” ở đây là danh từ chỉ đơn vị)
  • Cháu chào bà ạ (“bà” ở đây là danh từ được dùng để xưng hô)

Đại từ nghi vấn

Đại từ nghi vấn là đại từ thường được sử dụng để hỏi. Nội dung hỏi có thể sẽ liên quan đến số lượng, tính chất sự vật, thời gian, địa điểm hay hỏi về người…

Đại từ thay thế

Đại từ thay thế là đại từ dùng để thay thế các từ hoặc cụm từ khác để hạn chế sự lặp đi lặp lại từ hoặc người nói, người viết không muốn nhắc tới từ, cụm từ đó một cách trực tiếp. Đại từ thay thế được chia thành các loại như sau:

  • Đại từ thay thế cho danh từ, cụm danh từ : chúng, họ, chúng tôi, bọn họ, bọn chúng,…
  • Đại từ thay thế cho tính từ, động từ, cụm tính từ, cụm động từ: thế này, vậy, như vậy, như thế,…
  • Đại từ thay thế cho số từ: nhiêu, bao nhiêu, bao…
Thế nào là đại từ lớp 5?
Thế nào là đại từ lớp 5?

Vai trò của đại từ là gì? Thế nào là đại từ lớp 5

Trong câu, đại từ thường sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau như sau:

  • Đại từ với vai trò là chủ ngữ, vị ngữ hay thành phần phụ ngữ cho một tính từ, động từ hay danh từ nào đó.
  • Đại từ với vai trò là thành phần chính trong câu.
  • Với vai trò nhằm thay thế các thành phần khác trong câu.
  • Có chức năng để trỏ

Một số ví dụ minh họa về các loại đại từ

Đại từ dùng để trỏ sự vật: Cái váy kia đẹp quá! Cậu có định thử nó không?

Đại từ dùng để trỏ số lượng: Bọn nó đã lớn rồi, không còn là con nít nữa đâu.

Đại từ được dùng để hỏi về số lượng: Cậu đã đặt bao nhiêu giỏ hoa vậy?

Đại từ được dùng để hỏi về tính chất, hoạt động, sự việc: Thế rồi mọi chuyện đã kết thúc như thế nào?

Xem thêm: Phó từ là gì? Phân loại phó từ và lấy ví dụ cụ thể

Bài tập về đại từ tiếng Việt lớp 7

Bài tập 1: Hãy xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi” trong những câu văn sau:

  1. Tôi đang chơi nhảy lò cò thì mẹ gọi về ăn cơm.
  2. Người bị cô giáo trách phạt trong buổi học hôm nay là tôi.
  3. Cả lớp 4B ai cũng quý mến tôi.
  4. Bố mẹ tôi luôn cố gắng chiều chuộng hai anh em tôi hết mực.
  5. Trong mắt tôi, bố luôn là người tuyệt vời nhất.

Bài tập 2: Tìm đại từ đã xuất hiện trong các câu sau:

Trong buổi học, cô Lành đã đặt ra câu hỏi cho các em học sinh.

Các em ơi, ai có thể cho cô biết thế nào là đại từ?

Lan trả lời: “Em thưa cô, đại từ chính là từ dùng để xưng hô ạ.”

Cô giáo mỉm cười khẽ đáp lại: Cô thấy câu trả lời của em đúng, nhưng vẫn chưa đủ.”

Bài tập 3: Thay thế các từ hoặc cụm từ trong các câu văn dưới đây bằng đại từ sao cho phù hợp.

  1. Con bươm bướm bay lượn khắp nơi, cánh của con bươm bướm có những màu sắc rất rực rỡ thật đẹp.
  2. Lam dậy thật sớm và Lam không quên chuẩn bị đầy đủ sách vở, bút thước để đến trường.
  3. – Linh ơi hôm qua mấy giờ cậu về đến nhà?

– Hôm qua 6 giờ tớ mới về, đường tắc nghẽn quá.

– Tớ cũng 6 giờ mới về đến nhà.

Giải bài tập về đại từ tiếng Việt lớp 7

Bài tập 1

  1. “Tôi” có chức năng là thành phần chủ ngữ
  2. “Tôi” có chức năng là thành phần vị ngữ
  3. “Tôi” có chức năng là thành phần bổ ngữ
  4. “Tôi” có chức năng là thành phần định ngữ
  5. “Tôi” có chức năng là thành phần trạng ngữ

Bài tập 2

Đại từ “cô” dùng để thay thế cho “cô Lành”

Đại từ “em” dùng để thay thế cho “Lan”

Bài tập 3

Thay thế từ “con bươm bướm” bằng từ “nó”

Thay thế “Lam” bằng từ “cậu”

Thay thế cụm từ “ giờ mới về nhà” bằng từ “thế”.

Bài viết trên là những kiến thức liên quan đến đại từ trong tiếng Việt, hy vọng sau khi tham khảo bài viết các bạn học sinh đã biết được đại từ là gì? Các loại đại từ trong tiếng Việt, đặc biệt là vai trò của nó. Việc nắm chắc kiến thức trên không chỉ giúp các bạn học tập tốt môn ngữ văn mà còn giúp các bạn đặt câu, viết văn chính xác, lời văn trau chuốt, mượt mà. 

Từ khóa » Các Loại đại Từ Trong Tiếng Việt