Đại Từ Là Gì? Tác Dụng, Phân Loại Và Ví Dụ Cho Từng Loại đại Từ

Đại từ là gì? Nhiệm vụ của đại từ trong câu là gì? Có mấy kiểu đại từ trong tiếng Việt? Cùng  tìm hiểu các ví dụ về đại từ nhé!

Table of Contents

  • Khái niệm, định nghĩa đại từ
    • Phân loại đại từ theo sách giáo khoa lớp 7
  • Phân loại đại từ tiếng Việt
    • Đại từ nhân xưng
    • Đại từ thay thế
    • Đại từ nghi vấn
    • Các loại đại từ khác
  • Vai trò của đại từ 
  • Các ví dụ về đại từ trong tiếng Việt

Khái niệm, định nghĩa đại từ

Đại từ là những từ ngữ được người nói, người viết sử dụng để xưng gọi hoặc thay thế cho tính từ (cụm tính từ), động từ (cụm động từ), danh từ (cụm danh từ) trong câu. Việc sử dụng loại từ này là nhằm đa dạng hóa cách viết và tránh lặp từ ngữ với tần suất quá nhiều, quá dày đặc.

Đại từ những từ ngữ được dùng để xưng gọi hoặc thay thế
Đại từ những từ ngữ được dùng để xưng gọi hoặc thay thế

Phân loại đại từ theo sách giáo khoa lớp 7

Về cơ bản, đại từ có thể được chia thành hai dạng theo chức năng là:

  • Dùng để chỉ/trỏ: số lượng (bao, bao nhiêu, bấy, bấy nhiêu,…), người hoặc sự vật (nó, tôi, tụi nó, chúng tôi, tụi này,…), hoạt động và tính chất (vậy, như thế,…).
  • Dùng để hỏi: dùng để đặt câu hỏi, đặt nghi vấn chứ không phải để trả lời hay khẳng định. Tiểu loại này có thể được chia thành các kiểu là hỏi về người/vật (ai, gì, đâu, sao,…), về số lượng (bấy nhiêu, bao nhiêu,…). 

Phân loại đại từ tiếng Việt

Đại từ nhân xưng

Còn được biết đến tên gọi là đại từ xưng hô, tiểu loại này được dùng để chỉ đại diện, ngôi thứ và thay thế cho danh từ. Theo đó, tiểu loại này có thể được phân thành 3 ngôi như sau:

– Ngôi thứ nhất (người nói tự gọi chính mình): ngôi thứ nhất số đơn có các từ tôi, ta, tớ, tao,…; ngôi thứ nhất số phức (số nhiều) có các từ chúng tôi, chúng ta, chúng tớ,…

– Ngôi thứ hai (người nói gọi người đối diện): ngôi thứ hai số đơn có các từ cậu, bạn, mày,…; ngôi thứ hai số phức (số nhiều) có các từ các cậu, các bạn, chúng mày,…

– Ngôi thứ 3 (người nói nhắc đến người không trực tiếp tham gia cuộc hội thoại): ngôi thứ ba số đơn có các từ nó, hắn, họ,…; ngôi thứ ba số phức (số nhiều) có các từ chúng nó, bọn nó, bọn hắn, bọn họ,…

Đại từ thay thế

Được dùng để thay thế từ hoặc cụm từ khác nhằm hạn chế sự lặp lại, hoặc để tránh trực tiếp nhắc tới. Tiểu loại này được chia thành các loại như sau:

– Thay thế cho danh từ: chúng, họ, bọn họ, chúng tôi,…

– Thay thế cho số từ: bao, bao nhiêu,…

– Thay thế cho tính từ, động từ: vậy, thế này, như thế,…

Đại từ nghi vấn

Xếp loại các từ dùng để đặt câu hỏi, có vị trí ở đầu hoặc cuối câu hỏi. Nội dung hỏi có thể liên quan đến tính chất sự vật, nơi chốn, số lượng, thời gian, nguyên nhân, kết quả, chất lượng,… Chẳng hạn như Ai? Cái gì? Ở đâu? Tại sao?

Các loại đại từ khác

Bên cạnh các kiểu đại từ như trên, danh từ trong nhiều trường hợp cũng có thể được xem như có cùng chức năng với đại từ xưng hô, có thể kể đến vài trường hợp tiêu biểu là:

– Chỉ quan hệ xã hội: anh, chị, em, mẹ, bố, bà, ông, cô, dì, chú, bác,… 

– Chỉ chức vụ: thầy giáo, luật sư, bộ trưởng, hiệu trưởng, chủ tịch,…

Đại từ trong tiếng Việt được phân loại theo chức năng và nhiệm vụ
Đại từ trong tiếng Việt được phân loại theo chức năng và nhiệm vụ

Vai trò của đại từ 

Trong câu, loại từ này đóng vai trò như chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ và tính từ.

Ngoài ra, đại từ cũng có thể đóng vai trò là thành phần chính trong câu, tuy nhiên nó không làm nhiệm vụ định danh mà phần lớn có chức năng chỉ/trỏ hoặc thay thế.

Đại từ đóng vai trò khá quan trọng, có liên quan đến các thành phần khác trong câu
Đại từ đóng vai trò khá quan trọng, có liên quan đến các thành phần khác trong câu

Các ví dụ về đại từ trong tiếng Việt

Theo sự phân loại như sách giáo khoa 7, các ví dụ về loại từ này được trình bày như sau:

– Với loại dùng để chỉ/trỏ sự vật: đã đến chưa?

– Với loại dùng để hỏi về số lượng: Số lượng người tham gia buổi phỏng vấn này là bao nhiêu?

– Với loại dùng để hỏi về người hoặc sự vật: Ai là người gây ra tất cả những việc này?

Theo sự phân loại như cách thông thường, các ví dụ về loại từ này được trình bày như sau:

– Với kiểu dùng để xưng hô: Chúng tôi đã làm những gì có thể rồi.

– Với kiểu dùng danh từ để xưng hô: Trưởng phòng đã làm việc vất vả rồi ạ!

– Với kiểu dùng để thay thế: Bọn họ làm sao có thể hiểu được những gì ta phải chịu đựng.

Bên trên là các kiến thức tổng quát về đại từ trong tiếng Việt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa » Các Loại đại Từ Trong Tiếng Việt