Đại Từ Trong Tiếng Việt Là Gì? Phân Loại Và Luyện Tập - Wiki Hỏi Đáp

Đại từ là gì

Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất,... cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

Ví dụ:

  1. Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. lại khéo tay nữa.

Từ nó ở trong đoạn văn đầu trỏ ai? Từ nó trong đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn ấy? Nó trong đoạn văn (1) trỏ em tôi còn nó trong đoạn văn (2) trỏ con gà của anh Bốn Linh. Để biết được nghĩa của các từ nó này, người ta phải căn cứ vào ngữ cảnh nói, căn cứ vào các câu đứng trước hoặc sau câu có chứa từ này.

  1. Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm.

Từ thế trong đoạn văn sau đây trỏ sự việc gì? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này.

Từ "thế" ở đoạn văn thứ ba trỏ việc "đem chia đồ chơi ra đi", chúng ta biết được nhờ vào đoạn văn đứng trước đó.

Vai trò của đại từ

Chủ ngữ, vị ngữ trong câu

Ví dụ: Người lì lợm nhất lớp là nó.

Phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ

Ví dụ: Cây tre Việt Nam nhĩn nhặn, thủy chung, bất khuất. Con người Việt Nam cũng vậy.

Các loại đại từ trong tiếng Việt

Đại từ là một từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Ví dụ: Tôi, anh, chị, em, ông, bác, ấy, chúng em, chúng ta, chúng tôi, họ,..... v.v.

Đại từ xưng hô: là đại từ dùng để xưng hô.

Ví dụ: tôi, hắn, nó,...

Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ, ...chỉ người, vật. Các đại từ bấy, bấy nhiêu chỉ số lượng. Các đại từ vậy, thế hoạt động, tính chất, sự việc. Đại từ thay thế: là đại từ dùng để thay thế cho các danh từ trước đó.

Ví dụ: ấy, vậy, thế,...

Đại từ chỉ lượng: là đại từ chỉ về số lượng.

Ví dụ: bao nhiêu, bấy nhiêu,...

Đại từ nghi vấn: là đại từ để hỏi.

Ví dụ: ai, gì, nào, sao,...

Đại từ phiếm chỉ: là đại từ chỉ chung, không chỉ cụ thể sự vật nào.

Ví dụ: Ai làm cũng được, mình đi đâu cũng được.

Lưu ý

Đại từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

  • Đại từ có thể đảm nhiểm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
  • Đại từ để chỉ dùng để:

+ Chỉ người, sự vật (đại từ xưng hô).

+ Chỉ số lượng.

+ Chỉ hoạt động, tính chất, sự việc.

  • Đại từ để hỏi dùng để:

+ Hỏi về người, sự vật.

+ Hỏi về số lượng.

+ Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

Luyện tập đại từ

Bài 1:

Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :

a) Tôi đang học bài thì Nam đến.

b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.

c) Cả nhà rất yêu quý tôi.

d) Anh chị tôi đều học giỏi.

e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Đáp án :

a) Chủ ngữ.

b) Vị ngữ.

c) Bổ ngữ.

d) Định ngữ.

e) Trạng ngữ.

Bài 2 :

Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào :

Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc :

– Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? ( câu 1 )

– Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2 )

– Tớ cũng thế. (câu 3 )

Đáp án :

– Câu 1 : từ bạn ( danh từ lâm thời làm đại từ xưng hô ) thay thế cho từ Bắc.

– Câu 2 : tớ thay thế cho Bắc ,cậu thay thế cho Nam.

– Câu 3 : tớ thay thế cho Nam, thế thay thế cụm từ được điểm 10.

Bài 3 :

Đọc các câu sau :

Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin :

– Xin ông thả cháu ra.

Sói trả lời :

-Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?

( Theo Lép Tôn- xtôi ).

a) Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên.

b) Phân các đại từ xưng hô trên thành 2 loại :

– Đại từ xưng hô điển hình.

– Danh từ lâm thời làm đị từ xưng hô.

Đáp án :

a) Ông, cháu, ta, mày, chúng mày.

b)- Điển hình : ta, mày, chúng mày.

– lâm thời, tạm thời : ông, cháu (danh từ làm đại từ ).

Bài 4 :

Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại :

a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.

b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.

c) – Nam ơi ! Cậu được mấy điểm ?

– Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm ?

– Tớ cũng được 10 điểm.

Đáp án :

a) Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ nó.

b) Thay từ Tấm (thứ 2) bằng từ cô.

c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao” ; cụm từ “được 10 điểm”(ở dưới ) bằng “cũng vậy”.

Từ khóa » Các Loại đại Từ Trong Tiếng Việt