Đàm Ẩm ( Tâm Phế Mạn)
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN PHÒNG KHÁM
- LỊCH LÀM VIỆC
- TIN Y TẾ
- NỘI SAN PHÚC PHƯƠNG ĐƯỜNG
- LIÊN HỆ
- BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
- ĐAN PHƯƠNG
- PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
- BÁO CHÍ VIẾT
- ẢNH TRUYỀN THỐNG
- ẢNH HOẠT ĐỘNG
- THƯƠNG HIỆU
- TRANG THƠ
- THUỐC QUÝ
- GIỚI THIỆU
- BỆNH VÔ SINH
- BẰNG KHEN - CÚP
ĐÀM ẨM ( TÂM PHẾ MẠN)
ĐÀM ẨM ( Tâm phế mạn ) Đại cương Theo Y học cổ truyền, Tâm phế mạn thuộc phạm trù chứng Đàm Ẩm, Suyễn Chứng, Thủy Thủng, Tâm Quí. Có liên quan đến 4 tạng: Tâm, Phế, Tỳ, Thận. Tâm phế mạn là một bệnh tim phổi mạn tính do bệnh ở phổi (viêm phế quản mạn, hen phế quản, giãn phế quản, lao phối, bụi phổi...) hoặc bệnh ở lồng ngực (các dị dạng lồng ngực: gù vẹo, xơ màng phổi, dày dính màng phổi...) gây trở ngại cho tuần hoàn phổi, áp lực động mạch phổi tăng, tâm thất phải dày lên, to ra và dẫn đến suy tim phải. Tâm phế mạn là một bệnh toàn thân mà biểu hiện sự rối loạn chức nặng tim phổi là chính, tỷ lệ phát bệnh cao ở tuổi trung niên và người lớn tuổi (trên 40 tuổi) và 80 – 90%) là do viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phế khí thũng và hen phế quản. Bệnh lúc cấp diễn thường có các triệu chứng: khó thở, thở gấp, hồi hộp, môi lưỡi tím, nổi tĩnh mạch cổ, phù mắt cá chân. Thời gian từ khi mắc bệnh phổi đến lúc xuất hiện tâm phế mạn khoảng từ 3 đến 10 năm. Triệu Chứng: Tùy theo giai đoạn bệnh mà triệu chứng làm sàng khác nhau. 1) Giai đoạn bù trừ: Lúc đầu có thể chưa có triệu chứng gì riêng ngoài các triệu chứng của bệnh nguyên phát phổi và lồng ngực. Dần dần bệnh nhân khó thở gia tăng, môi lưỡi, móng tay chân tím tái. Kiểm tra có biểu hiện áp lực động mạch phổi tăng như tiếng tim thứ hai đánh ở vùng động mạch phổi, thất phải dày to, tiếng phổi tâm thu vùng van 3 lá, tim đập mạnh ở mỏm. 2) Giai đoạn chức năng mất bù: Theo sự phát triển của bệnh, thường gặp là sau khi mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp, chức năng tim phổi rối loạn nặng hơn. Lượng đờm tăng lên nhiều, thông khí trở ngại, oxy máu giảm, khí CO2 máu tăng dẫn đến suy hô hấp và suy tim. a) Suy tim: Chủ yếu là suy tim phải. Triệu chứng chủ yếu là ăn kém, bụng đầy, nôn, buồn nôn, tím tái, nổi tĩnh mạch cổ, gan to, ấn đau, phù. b) Suy hô hấp: Oxy máu thấp, khó thở, tím tái, ngón tay dùi trống, tim nhịp nhanh dẫn đến chức năng não rối loạn, bệnh nhân phản ứng chậm, nói sảng, co giật, hôn mê... c) Hội chứng tâm phế não: Suy hô hấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tinh thần: Bệnh nhân buồn ngủ, lú lẫn, hôn mê. Hoặc có những hưng phấn, run giật, co giật, niêm mạc mắt đỏ thẫm, phù mặt nặng, tiểu ít, tĩnh mạch nông, tay chân nổi, giãn mạch ngoại vi, da ấm đỏ. Xuất hiện một số biến chứng như nhịp tim không đều, xuất huyết đường tiêu hóa trên, suy tim trái, suy chức năng thận, đông máu rải rác nội mạch, rối loạn cân bằng kiềm, toan... Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào: l) Tiền sử mắc bệnh mạn tính phổi và lồng ngực như viêm phế quản mãn tính, biến chứng phế khí thũng, lao phổi nặng, hen phế quản, giãn phế quản, viêm cột sống dạng phong thấp, viêm dính màng phổi rộng... 2) Khó thở, tím tái: có thể loại trừ các nguyên nhân khác. 3) Tim đập rõ dưới mỏm ức, tiếng thổi tâm thu ở ổ động mạch phổi. Tiếng thứ 2 vang mạnh ở ổ động mạch phổi, nhìn thấy tim đập mạnh ở khoảng liên sườn 2 - 3 bờ trái xương ức. 4) Gan to ấn đau, nổi tĩnh mạch cổ. 5) Tăng áp lực tĩnh mạch. 6) Tiền sử có tâm phế bệnh hoặc suy tim phải. Cận Lâm sàng a) Hồng cầu và huyết sắc tố tăng nhiều, độ bão hòa oxy máu động mạch thấp, phân áp CO2 và dự trữ kiềm tăng. Trường hợp suy tim có Protein niệu nhẹ, nước tiểu có trụ niệu, hồng bạch cầu, thời kỳ cuối men SGOT tăng cao, NPN tăng, rối loạn cân bằng kiềm toan. b) Điện tâm đồ : Điện áp thấp, hình ảnh sóng P phế, trục lệch phải trên 900, dày thất phải, blốc nhánh phải không hoàn toàn. c) X quang: Chụp phát hiện hình ảnh của bệänh phổi và lồng ngực, đoạn động mạch phổi phình, thất phải và nhĩ phải to. Điều Trị Có thể chia mấy thể bệnh và điều trị như sau: 1) Phế Khí Bất Túc, Đờm Trọc ủng Trệ: Ho nhiều đờm, hơi thở ngắn, khó thở tăng khi lao động, sợ gió, ra mồ hôi, mệt mỏi, chất lưỡi nhạt hoặc tía, mạch Tế hoặc Kết Đại. Điều trị: Ôn phế, hóa đàm, giáng khí, bình suyễn. Dùng bài Linh Quế Truật Cam Thang hợp với Tô Tử Giáng Khí Thang gia giảm: Bạch linh 15g, Bạch truật, Tô tử, Bán hạ, Trần bì, Đương qui, Tiền hồ đều 12g, Quế chi 8g, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g. Mệt nhiều, khó thở, ra mồ hôi nhiều thêm Đảng sâm, Hoàng Kỳ, để ích khí, cố biểu, bỏ Hậu phác, Tiền hồ. Trường hợp mặt môi xanh tím thêm Hồng hoa, Xích thược, Đan sâm để hoạt huyết hóa ứ. Sốt, miệng khát, khó thở, ngực tức, đờm vàng đặc, dùng bài ‘Ma Hạnh Thạch Cam Thang’ thêm Bồ công anh, Ngư tinh thảo, Kim ngân hoa để thanh phế, hóa đờm, bình suyễn. 2) Tỳ Thận Dương Hư, Thủy Thấp Ứ Trệ: Sắc mặt tối, chân tay lạnh, toàn thân phù, chân nặng, tiểu ít, hồi hộp, khó thở, không nằm ngửa được, thân lưỡi bệu, nhạt, rêu hoạt, nhớt, mạch Trầm. Điều trị: Ôn dương, lợi thủy, kiện tỳ, hóa đàm. Dùng bài Chân Vũ Thang hợp với Ngũ Linh Tán gia giảm: Chế phụ tử 12g (sắc trước), Can khương 6g, Bạch linh, Bạch thược, Trạch tả, Trư linh, Xa tiền tử đều 15g, Bạch truật, Trần bì, Bán hạ đều 12g, Quế chi 8g. Sắc uống. Trường hợp khí hư nặng, thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ để ích khí, hành thủy. Chân lạnh, mạch Vi, ra mồ hôi, dùng ‘Sâm Phụ Long Mẫu Thang’ để hồi dương cứu nghịch. 3) Đờm Mê Tâm Khiếu, Can Phong Nội Động: Bệnh nhân bứt rứt không yên, co giật hoặc buồn ngủ lơ mơ, hôn mê, chất lưỡi khô, đỏ thẫm, mạch Tế Sác. Điều trị : Hóa đờm, khai khiếu, bình can, tức phong. dùng ‘Chí Bảo Đơn’ (thành phẩm) ngày uống 1 viên chia 2 lần uống. Hoặc ‘An Cung Ngưu Hoàng Hoàn’ (thành phẩm), uống1 viên . Thuốc dùng bài ‘Linh Dương Câu Đằng Thang gia giảm’: Sơn dương giác 40 - 80g (tán bột mịn thay Linh dương giác hòa uống), Xuyên bối mẫu 12g (gói tán bột hòa uống), Sinh địa tươi, Câu đằng, Phục thần đều 15g, Cúc hoa, Sinh bạch thược, Trúc nhự tươi đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống, Câu đằng (cho vào sau).
Theo dòng sự kiện :BÁCH NHẬT KHÁI (HO GÀ)HÁO SUYỄN (HEN PHẾ QUẢN)HẦU THẤT ÂMKHÁI THẤULẠN HẦU SA (Viêm họng hạt )MẤT TIẾNGTHƯƠNG PHONG CẢM MẠOPHẾ UNGPHẾ LAO(Lao Phổi)- TIÊU ĐIỂM
- BỆNH UNG THƯ - BỆNH KHÓ
- KIẾN THỨC VỀ UNG THƯ
- DINH DƯỠNG VÀ UNG THƯ
- BỆNH UNG THƯ PHỔI
- BỆNH UNG THƯ GAN
- BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY
- BỆNH UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
- BỆNH UNG THƯ VÒM HẦU
- BỆNH UNG THƯ THỰC QUẢN
- BỆNH UNG THƯ DA
- BỆNH UNG THƯ THANH QUẢN
- BỆNH UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN
- BỆNH UNG THƯ KHOANG MIỆNG
- BỆNH UNG THƯ XƯƠNG
- BỆNH UNG THƯ MÁU
- BỆNH UNG THƯ THẬN
- BỆNH UNG THƯ BÀNG QUANG
- BỆNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
- BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
- BỆNH UNG THƯ THÂN TỬ CUNG
- BỆNH UNG THƯ NỘI MẠC TỬ CUNG
- BỆNH UNG THƯ VÚ
- BỆNH UNG THƯ TUYẾN GIÁP
- BỆNH VÔ SINH
- BỆNH XOANG
- BỆNH HEN
- BỆNH NAM KHOA
- BỆNH XƯƠNG KHỚP
- LIÊN KẾT WEBSITE
- KIẾN THỨC NGÀY NAY
- CÂY THUỐC QUANH TA
- MÓN ĂN BÀI THUỐC
- ATLAS GIẢI PHẪU NGƯỜI
- CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA
- CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA VẦN A-D
- CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA VẦN D-I
- CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA VẦN K-O
- CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA VẦN P-T
- CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA VẦN U-Y
- BỆNH HỌC
- BỆNH HỆ CẤP CỨU
- BỆNH CỦA TÂM HỎA(TUẦN HOÀN)
- BỆNH CỦA PHẾ KIM (HÔ HẤP)
- BỆNH CỦA CAN MỘC (GAN MẬT)
- BỆNH CỦA TỲ THỔ (TIÊU HÓA)
- BỆNH CỦA THẬN THỦY (TIẾT NIỆU)
- BỆNH HỌC THẦN KINH GÂN CỐT
- BỆNH NHI KHOA
- BỆNH PHỤ KHOA
- BỆNH NGOÀI DA
- TẠP BỆNH
- BỆNH NGŨ QUAN
- DANH Y VIỆT NAM
- DANH Y THẾ GIỚI
- TRANG CHỦ
- BẰNG KHEN - CÚP
- THỐNG KÊ TRUY CẬP
TRANG CHỦ | GIỚI THIỆU | TIN PHÒNG KHÁM | LỊCH LÀM VIỆC | TIN Y TẾ | NỘI SAN PHÚC PHƯƠNG ĐƯỜNG | LIÊN HỆ | BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG |
Từ khóa » đàm ẩm Là Bệnh Gì
-
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH KHÁC
-
Đông Y Bàn Về Chứng Bệnh đàm ẩm
-
Chứng đàm ẩm Trong đông Y Và điều Trị - Thuốc Chữa Bệnh
-
Đàm ẩm - Thủy Thấp | Y Học Căn Bản
-
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
-
Phương Pháp điều Trị Chứng đàm ẩm - Khoa Học Và đời Sống
-
Tiêu Trừ đàm ẩm - Báo Phụ Nữ
-
Chứng Bệnh đàm ẩm Trong đông Y Hay Sử Dụng Bài Thuốc Gì?
-
Điều Trị Viêm Phế Quản Theo Y Học Cổ Truyền | BvNTP
-
Y Học Cổ Truyền Viêm Phế Quản (đông Y) - Dieutri.Vn
-
Tiếng Khò Khè - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Khó Thở - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Viêm Phế Quản Mạn ( Khái Thấu đờm ẩm ) | BvNTP
-
[PDF] PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHOA Y DƯỢC CỔ TRUYỀN