Đàm ẩm - Thủy Thấp | Y Học Căn Bản

Y học căn bản

"Ôn cố tri tân"

  • Lý luận
  • Đông dược
  • Phương tễ
  • Trung dược lâm sàng
  • Tổng hợp

Đàm ẩm - Thủy thấp

148. Trăm bệnh phần nhiêu do đàm quấy rối. Thanh - Uông Ngang “Thang đầu ca quyết - Mông thạch cổn đàm hoàn" 149. Đàm là nguồn của mọi bệnh. Quái bệnh đều do đàm gây nên. Thanh - Thẩm Kim Ngao “Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc - Đàm ẩm nguyên lưu" (Xem thêm: Bàn về hậu thiên Cơ chế hóa sinh) 150. Quái bệnh do đàm chiếm 8 - 9 phần 10. Thanh - Bùi Nhất Trung "Ngôn y" dẫn lời của Chu Đan Khê Ý nghĩa ba danh ngôn trên gần giống nhau. Chủ yếu nêu hai ý: Một là đàm ẩm gây bệnh có tính rộng rãi. Hai là quái bệnh phần nhiều do đàm. Quan điểm này tới nay vẫn được mọi người coi trọng. Đàm ẩm là sản vật bệnh lý do sự trao đổi thể dịch trong co thể, một khi hình thành sẽ là nhiều đầu mối nhân tố gây nên bệnh, không nơi nào là không tới. Bảo là: "Đờm ở Phế thì ho. ở Vị thì nôn, ở đầu thì choáng, ở Tâm thì hồi hộp, ở lưng thì phát lạnh, ở sườn thì trướng, biến hoá của nó vô cùng" (Lời của Phùng Triệu Trương đời Thanh trong "Cẩm nang bí lục”. Vì thế mới có những bàn luận: "Trăm bệnh phần nhiều do đàm quấy rối", "Đàm là cái nguồn của mọi bệnh". Đan Khê từng có lời bàn "Mười bệnh thì chín bệnh là do Đàm". Đến như lý luận "Quái bệnh phần nhiều do đàm" do nhận thức rất sớm của cổ nhân. Nghiệm thấy trên lâm sàng phần nhiều biểu hiện quái dị, có những bệnh chứng khó khăn biện chứng luận trị, thường là do đàm ẩm gây nên, nếu lại luận trị theo Đàm thường dự tính được thời gian hiệu quả, vì vậy lý luận "quái bệnh phần nhiều do đàm” có ý nghĩa độc đáo chỉ đạo thực tiễn trên lâm sàng. 151. Quái bệnh phần nhiều thuộc đờm, bạo bệnh phần nhiều thuộc hỏa. Minh - Mậu Trọng Thần "Bản thảo kinh - Sơ, luận đàm ẩm dược nghi phân trị" Nêu lên nguyên nhân gây nên quái bệnh và bạo bệnh, có thể tham khảo. "Quái bệnh phần nhiều thuộc đờm" đã nói ở một danh ngôn trên kia, ở đây không phải nói thêm. Hỏa là độ cực nhiệt, thuộc dương tà, tổn hại người cấp bách, dễ sinh phong động huyết thậm chí quấy rối thần minh, phát bệnh đa số giống như cấp tính cho nên nói "Bạo bệnh phần nhiều thuộc Hỏa”. Đương nhiên đây cũng không phải là tuyệt đối, bạo bệnh cũng có thể do các tà khí khác gây nên, lâm sàng nên căn cứ vào tình huống cụ thể mà nhận định không nên câu nệ. 152. (Đờm) ở Phế thì khái, ở Vị thì nôn, ở Tâm thì hồi hộp, ở đầu thì choáng váng, ở lưng thì lạnh, ở ngực thi bĩ, ở sườn thì trướng, ở ruột thì tả, ở kinh lạc thì thũng, ở tứ chi thì tý. Thanh - Lâm Bội Cầm "Loại chứng trị tài - Đàm ẩm luận trị” Đờm là vật theo khí mà thăng giáng không nơi nào là không tới, hoặc ở Tạng Phủ hoặc ở kinh lạc, tác hại trăm bề, biến hoá không nói hết. Danh ngôn này tóm tắt hàng loạt chứng trạng ở khá nhiều bộ vị do Đàm ẩm gây bệnh, tuy nói không hết nhưng người học vẫn có thể nêu một thấy ba mới là có kiến thức. 153. Tỳ là nguồn sinh đàm. Phế là dụng cụ chứa đàm. Minh - Lý Trung Tử “Y tôn tất độc – Đàm ẩm” Danh ngôn này khái quát nơi sinh thành Đàm ẩm là Tỳ Phế, cả về phương diện chứa đựng và nhận thức cơ chế bệnh, là phương hướng vạch lối để điều trị Đàm ám đến nay vẫn được truyền tụng đậm đà. Tỳ chủ vận hoá, chuyển vận phân phát tân dịch. "Ăn uống vào Vị chuyển vận lên Tỳ, Tỳ khí phân tán tinh dồn lên Phế, lưu thông thuỷ đạo, dồn xuống Bàng quang, thuỷ tinh phân bố bốn phía, năm loại tinh hoa đều lưu thông". Trong tình huống công năng vận hoá bình thường, thủy ẩm chuyển hoá bình thường. Trái lại, có thể do "Tỳ thổ hư yếu, thứ trong khó đưa lên, thứ đục khó dẫn xuống, lưu đọng ở vừng Cách ứ lại mà thành đàm" Vì thế Lý Trung Tử nêu ra quan điểm "Tỳ là cái nguồn sinh Đàm, chữa Đàm mà không lý Tỳ là không biết chữa" trở thành cơ sở lý luận: "chữa Đàm nên coi trọng điều lý Tỳ Vị”. Phế chủ thông điều thuỷ đạo có thể khiến nước và tân dịch phân bố bốn phía. Nếu Phế khí mất sự tuyên giáng thì không thể đưa chất nước và tân dịch của Tỳ thổ phân bố toàn thân, ứ đọng ở trong Phế thì hoá thành đàm, đó là ý nói "Phế là cái dụng cụ chứa Đàm" Quan điểm nguồn đàm ẩm ở Tỳ bám trụ ở Phế của họ Lý được đời sau rất tán thưởng. 154. Người mập khí hư phần nhiều do Đàm. Người gầy huyết hư phần nhiều do Hỏa. Thanh - Trình Chi Điền “Y pháp tâm truyền - Y nghi thông biển luận" Danh ngôn này nói lên cơ chế bệnh đối với người mập người gầy khác nhau, có đạo lý nhất định. Người mập là chỉ tầm vóc quá béo mập thuộc hiện tượng "hư phù" đó là biểu hiện Khí hư không kiện vận. Người bệnh thể trạng mập, khí huyết khó chu lưu, do đó nhiểu uất trệ sinh Đàm. Dương hoá khí, Âm thành hình, người gầy thể trạng còi cọc quá đó là biểu hiện âm huyết bất túc, âm hư sinh nội nhiệt, cho nên "người gầy phần nhiều thuộc Hỏa". Đời sau cũng có câu nói phổ biến "người béo nhiều đờm, người gầy nhiều hỏa". Đương nhiên đây cũng không phải là tuyệt đối mà còn phải bàn tới những biểu hiện khác nữa. 155. Không có đàm thì không gây nên Huyễn. Nguyên - Chu Đan Khê "Đan Khê tâm pháp - Đàm Huyễn" Danh ngôn này nêu lên bệnh cơ gây nên Huyễn Vậng, phản ánh quan điểm học thuật của Chu Đan Khê. Trên lâm sàng cố nhiên là có nguyên nhân do đàm thấp dẫn đến huyễn vậng, nhưng không nên coi huyễn vậng đều quy kết do đàm thấp tác quái mà cần phải phân tích biện chứng cụ thể. Bàn chung là người đời sau đem huyễn vậng gồm các loại hình Phong, Hỏa, Đàm, Hư để luận trị, khá là toàn diện. Đặc điểm của Đàm huyễn là huyễn vậng mà đầu nặng như bị úp, ngực khó chịu buồn nôn, kém ăn rêu lưỡi nhớt, mạch Hoạt. Học giả nên biện chứng mà luận trị. 156. Đàm vào Tâm thì điên. Hỏa loạn Tâm thì cuồng Thanh - Đường Dung Xuyên "Huyết chứng luận - Tạng Phủ bệnh cơ luận" Danh ngôn này nêu vai trò gây bệnh Điên và Cuồng do Đàm với Hỏa gây nên, nêu bật nguyên nhân cơ chế bệnh của hai loại ấy. Điên với Cuồng đều do tinh thần thất thường, nhưng Điên thì tĩnh, Cuồng thì động. Điên thì hay cười, Cuồng thì hay giận. Chứng Điên phần nhiều do đàm khí uất kết, đàm mê tâm khiếu gây nên biểu hiện là tinh thần ức uất, biểu tình nhạt nhẽo, thần trí ngơ ngác Chứng Cuồng phần nhiều do Can hỏa quấy rối Tâm, thẩn minh rối loạn gây nên, biểu hiện tính tình nôn nóng cuồng táo, trèo tường leo nhà, chửi bới bất kể thân sơ. Đương nhiên điên cuồng có thể chuyển hoá lẫn nhau, cơ chế bệnh không phải là bất biến. 157. Thấp tà gây bệnh, từ từ khó phát hiện. Thanh - Ngô Khôn An “Thương hàn chỉ chưởng - Thấp chứng hợp tham" dẫn lời của Trương Tư Nông Danh ngôn này qui nạp đặc điểm do Thấp tà gây nên bệnh, rất thiết thực với thực tế lâm sàng. Thấp là âm tà dễ xâm lấn vị trí âm phận, tính nó dính nhớt đình trệ, phần nhiều xâm lấn từ phần dưới cơ thể, phát bệnh kín đáo, bệnh tình từ từ người ta khó phát hiện cho nên nói "Thấp tà gây bệnh từ từ khó phát hiện". Sa Ngọc Thư đời Thanh, tác giả “Y nguyên ký lược", cũng nói: "Thấp gây bệnh tác hại rất chậm, rất kín đáo khó mà phát hiện được". 158. Nguyên nhân do Thấp gây bệnh , đầu như bị bọc. “Tố vấn – Sinh khí thông thiên luận” Danh ngôn này lấy hình tượng để nêu đặc điểm chứng trạng do ngoại thấp xâm phạm vào bộ phận đầu. Tính của thấp dính nhớt nặng đục, xâm phạm vùng đầu thì thanh dương không thăng lên trọc âm không giáng xuống, vùng đầu nặng nề như lấy vải buộc chặt, đúng là biểu hiện độc đáo chỉ riêng có Thấp tà xâm phạm vùng đầu người ta. 159. Đái hạ đều là Thấp chứng Thanh - Phó Thanh Chủ "Phó Thanh Chủ nữ khoa - Đái hạ Danh ngôn này nêu sáng tỏ bệnh cơ chủ yếu gây nên bệnh chứng Đái hạ, có giá trị chỉ đạo về điều trị. Đái hạ là chỉ chứng bệnh đái hạ ra nhiều liên miên không dứt hoặc mầu sắc mùi vị có sự biến đổi. Phần nhiều do công năng Tạng phủ không điều hoà, thấp trọc dồn xuống gây nên. Ví dụ Tỳ hư thấp trọc quá thịnh, Thận hư mất chức năng cố nhiếp, thấp độc dồn xuống đều có thể gây nên chúng này. Phương pháp điều trị cơ bản là hoá thấp chỉ đái. Họ Phó sáng tạo ra Hoàn đái thang, Dịch hoàng thang khá công hiệu. 160. Phàm các chứng thuỷ thũng là bệnh có liên can tới ba tạng Phế Tỳ Thận. Bởi vì thuỷ là chí âm, cho nên gốc ở Thận. Thủy hoá ra khí, cho nên ngọn ở Phế. Thuỷ chỉ sợ thổ, cho nên chế ở Tỳ. Minh - Trương Cảnh Nhạc "Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Thũng trướng" Danh ngôn này khái quát cơ chế phát bệnh của bệnh Thuỷ thũng có liên quan tới các Tạng chủ yếu khác, đến nay vẫn được các thầy thuốc coi trọng. Thuỷ không tự trôi đi mà phải nhờ khí tác động. Cho nên chứng Thuỷ thũng hoàn toàn do công năng khí hoá toàn thân bị trở ngại gây nên, tựu trung có quan hệ chặt chẽ với ba tạng Phế - Tỳ - Thận. Phế lá thượng nguồn của nước, ngoại tà xâm phạm, Phế mất sự lưu thông điều hoà, khí hoá mất chức năng, thuỷ tràn lên cao nguyên mà thành thủy thũng. Tỳ chủ vận hoá, Tỳ hư không chế được thuỷ, thuỷ thấp úng thịnh tràn lan ra cơ bắp cũng phát sinh thuỷ thũng. Thận là tạng chủ thuỷ, nếu Thận hư khí không hoá thuỷ càng tụ lại mà gây nên thuỷ thũng. Trên cơ chế bệnh lý phát bệnh Thuỷ thũng, ba tạng có ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ lẫn nhau, tựu trang Thận là bản, Phế là tiêu, mà Tỳ là tạng ức chế thuỷ. 161. Huyết không lợi thì ra nước Đông Hán - Trương Trọng Cảnh "Kim quỹ yếu lược - Thuỷ khí bệnh mạch chứng tính trị" Nói lên bệnh cơ ứ huyết của bệnh thuỷ thũng được người sau coi là mẫu mực về điều trị thuỷ thũng. Nguyên ý của Trọng Sư là chỉ phụ nữ sau khi "Kinh thuỷ dứt trước (sóm)" kinh huyết không thông lợi thì hoá ra nước, tiếp theo là phát thủy . Trên thực tế danh ngôn này cũng có thể lý giải mọi bệnh thuỷ thũng đều có đủ bệnh cơ ứ huyết. "Huyết chứng luận” của Đường Dung Xuyên đời Thanh cũng chỉ rõ: "ứ huyết hóa thuỷ cũng phát sinh thuỷ thũng, đó là huyết bệnh mà kiêm cả thuỷ". Những năm gần đây, liệu pháp hoạt huyết hoá ứ để chữa thuỷ thũng đã được đông đảo người biết, thực ra đầu mối sáng kiến đầu tiên là từ Trọng Sư. 162. Thũng bệnh liên lụy đến huyết Thanh - Đường Dung Xuyên "Huyết chứng luận - Âm Dương Thủy Hỏa khí huyết luận" Họ Đường gọi "Thuỷ bệnh" giống như chỉ tân dịch cũng bao quát cả bệnh biến của tân dịch, như ông nói: "Mồ hôi ra quá nhiều thì thương huyết, sau khi hạ mất tân dịch thì thương huyết" đủ chứng minh điều đó. Danh ngôn này nêu quan điểm bệnh biến tân dịch có thể khiến cho gây bệnh ở Huyết phận, thật là hợp lý. Huyết với Tân dịch đều thuộc Âm, trên sinh lý, tân dịch là bộ phận tổ chức trọng yếu của Huyết, cả hai đều là tinh vi thủy cốc hoá sinh ra. Cho nên có thuyết "tân huyết đồng nguyên". Tân dịch tiết ra ngoài như quá nhiều mồ hôi hay tiết tả, cũng có thể dẫn đến huyết khuy. Ngoài ra, sau khi thuỷ khí ngưng tụ thành Thuỷ thũng cũng có thể làm cho huyết dịch không lưu thông, thậm chí hình thành ứ trệ, đây cũng là một biểu hiện "thuỷ bệnh thì liên luỵ đến huyết". 163. Thể trạng mập nhiều thấp. Tính nóng nảy nhiều hỏa. Đương đại - Tần Bá Vị “Thanh đại danh y y án tinh hoa Vương Húc Cao y án - Trúng phong" Danh ngôn này nêu đặc điểm gây bệnh ở người thể trạng mập và tính nóng nẩy, có thể tham khảo. Người mập thể trạng phốp pháp, khí huyết khó trôi chẩy, dễ bị uất trệ hoá thấp, Can chủ giận, người Can dương thiên thịnh tính tình nóng nẩy, dễ găng quá hoá hỏa. Đó là những quy luật rất phù hợp xác đáng trong biểu hiện lâm sàng. Related post: ↑ ← Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn → Trang chủ

Y học cổ truyền

  • Châu ngọc cách ngôn
  • Dược phẩm vậng yếu
  • Huyền tẫn phát vi
  • Khôn hóa thái chân
  • Nội kinh
  • Vệ sinh quyết yếu
  • Y gia quan miện
  • Y hải cầu nguyên
  • Y nghiệp thần chương
  • Đạo lưu dư vận
  • Danh y danh ngôn tinh hoa
  • Danh y - Danh ngôn
  • Bài giảng Y học cổ truyền
  • Dược lý Y học cổ truyền
  • Phương tễ
  • Trung dược lâm sàng giám dụng chỉ mê
  • Tổng hợp

Y học hiện đại

  • Giải phẫu
  • Sinh lý
  • Dược lý Y học hiện đại
  • Nội thần kinh
    Copyright ©
  • Y học căn bản
  • Design by @bacsithach
  • Sitemap
  • About
  • Social
  • Back on top ↑

Từ khóa » đàm ẩm Là Bệnh Gì