Đàn đá, âm Hưởng độc đáo Của Các Dân Tộc Tây Nguyên - VOV World
Có thể bạn quan tâm
Từ hàng ngàn năm trước, trên vùng đất Tây nguyên đã xuất hiện và lưu truyền một loại nhạc cụ vô cùng độc đáo, đó là loại nhạc cụ thuộc hệ gõ thường gọi là đàn đá, các dân tộc Tây Nguyên gọi là Goong lǔ (tức là cồng đá). Tiếng đàn lúc như âm vang trầm hùng của núi rừng, lúc nghe thành thót như tiếng suối chảy. Tiếng đàn đá như thay cho lời kể, niềm an ủi, lúc vui, lúc buồn trong cuộc sống của người dân bản địa.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Năm 1949, những người phu làm đường phát hiện tại Ndut Liêng Krak, tỉnh Đăk Lăk, Tây Nguyên một bộ 11 thanh đá xám có dấu hiệu ghè đẽo bởi bàn tay con người, kích thước từ to đến nhỏ.
Georges Condomimas, một nhà khảo cổ người Pháp làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ đã đưa những thanh đá này về Paris nghiên cứu khẳng định nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết. Hiện bộ đàn đá này được trưng bày ở Bảo tàng Con người Paris, Pháp. Từ đó đến nay, các nhà nghiên cứu, sưu tầm về đàn đá đã tìm được khoảng 200 thanh đàn đá rải rác ở các tỉnh vùng Nam Tây nguyên, mỗi bộ đàn này có từ 3 đến 15 thanh.
Đàn đá độc đáo của vùng đất Tây Nguyên. Ảnh mytour.vn |
Nhưng nổi tiếng là các bộ đàn đá Khánh Sơn, đàn đá Bắc Ái, đàn đá Tuy An, đàn đá Bình Đa (gọi theo địa danh phát hiện). Căn cứ vào loại đàn đá tìm được ở di chỉ khảo cổ Bình Đa, các nhà khoa học cho biết những thanh đá để làm đàn này có tuổi đời khoảng 3.000 năm. Các nhà nghiên cứu sau khi khai quật và khảo sát tại đỉnh núi Dốc Gạo, thuộc địa phận thôn Tô Hạp, xã Trung Hạp, Khánh Sơn đã tìm ra nhiều dấu tích chứng tỏ người xưa đã chế tác đàn đá tại đây và dân tộc Raglai là những người chủ thực sự của những bộ đàn đá.
Bà Phạm Thanh Bình cán bộ Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa, cho biết: "Các nhà nghiên cứu khảo cổ học cho biết nơi đây chính là một xưởng chế tác đàn đá khổng lồ của người tiền sử, bởi vì người ta không chỉ phát hiện nhưng thanh đó nguyên vẹn, mà còn nhưng mảnh tước, những mảnh đá trong quá trình con người ghè đẽo vẫn con vương vãi xung quanh và các nhà nghiên cứu cho rằng đây chính la cái nôi phát tích ra các bộ đàn đá.
Nhờ nhạy cảm, giỏi thẩm âm và tìm tòi sáng tạo, các dân tộc vùng đất Tây Nguyên đã làm ra những bộ đàn đá nguyên sơ thể hiện sự giao hòa, chinh phục của con người đối với thiên nhiên. Những phiến đá dùng để làm đàn đá gọi là đá nham, đá sừng. được ghè đẽo khá tinh xảo và trau chuốt. Những thanh đán đá có kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau để có được các thang âm trầm bổng hay thánh thót khi gõ. Đàn đá cổ xưa được đồng bào dùng để đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng và sau này phục vụ các sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Người xưa quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ với ý nghĩa linh thiêng ấy,đàn đá là nhạc cụ duy nhất được trình tấu trong những ngày lẽ hội như: Lễ mừng lúa mới, mừng được mùa, lễ hội ăn trâu, uống rượu cần… Đàn đá như biểu hiện cho tiếng lòng của người Tây Nguyên, mỗi âm thanh của nó được đánh lên, người nghe như cảm được người Tây Nguyên đang gửi lòng mình vào đá, tiếng đàn đá như âm thanh vang vọng từ quá khứ.
Những năm gần đây các nhà nghiên cứu sưu tầm đàn đá còn phát hiện thêm nhiều bộ đá độc đáo khác. Điển hình như hộ đàn đá ở khu du lịch Yang Bay, tỉnh Khánh Hòa.
Ông Phạm Quốc Tuấn cán bộ quản lý khu du lịch này, cho biết: Ở Khánh Hòa có 9 dân tộc anh em sinh sống, thì sắc thái văn hóa của dân tộc Raglai là nổi bật nhất. Trong só nhạc cụ của dân tộc Raglai thì bộ đàn đá gắn từ thời cha ông và là một trong những nhạc cụ độc đáo nhất ở Việt Nam. Đặc biệt bộ đàn đá ở đây mang lại cảm giác mới lạ cho du khách.
Điều thú vị là bộ đàn này tập hợp nhiều thanh đó với các cao độ khác nhau thể diễn tấu các bản nhạc từ truyền thống đến hiện đại, trình tấu cả các tác phẩm nhạc quốc tế. Hàng ngày bộ đàn đá này khoe âm sắc khiến nhiều du khách các nước ngạc nhiên.
Bà Natalia, một du khách người Nga đến khu du lịch Yang bay, bày tỏ: "Tôi rất thích bộ đàn đá của các bạn.Tôi đã đi nhiều nơi nhưng đây là lần đầu được thửng thức loại nhạc cụ độc đáo. Khi người đánh đàn đá chơi bản nhạc Nga quan thuộc của chúng tôi, thì tôi thấy Việt nam và nước Nga không còn biên giới. Âm nhạc của chiếc đàn đá đưa chúng ta lại gần nhau."
Qua hàng ngàn năm, dù đã chuyển sang sử dụng nhạc cụ đồng như cồng và chiêng, nhưng người Tây nguyên nói vẫn lưu giữ được những bộ đàn đá cổ. Tập quán chơi đàn đá cổ xưa vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ như tiếp nối truyền thống văn hóa dân tộc. Ngày nay đàn đá Tây Nguyên được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ độc đáo trong không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên kiệt tác truyền khẩu, phi vật thể của nhân loại.
Từ khóa » Thuyết Minh Về đàn đá Tây Nguyên
-
Thuyết Minh Về Đàn Đá - Việt Nam Overnight
-
Top 10 Bài Văn Thuyết Minh Về Một Nhạc Cụ Dân Tộc Hay Nhất
-
Đàn đá Trong Văn Hóa Tây Nguyên - Báo Đắk Lắk điện Tử
-
Bài Văn Mẫu Lớp 8: Thuyết Minh Về Nhạc Cụ Dân Tộc
-
Giới Thiệu Về Nhạc Cụ Đàn đá Của Việt Nam
-
Đàn đá - Linh Hồn Dân Tộc Tây Nguyên - Trường Âm Nhạc Việt Thanh
-
Thuyết Minh Một Nhạc Cụ Dân Tộc Hoặc điệu Ca Dân Tộc Hay Nhất (dàn ý
-
Đàn đá – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 10 Bài Văn Thuyết Minh Về Một Nhạc Cụ Dân ...
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Lễ Hội Cồng Chiêng Tây Nguyên Chi Tiết, Hay
-
Đàn đá – Nhạc Cụ Cổ Xưa Nhất Của Tây Nguyên - Tạp Chí Quê Hương
-
Đàn đá Tây Nguyên - Báo Đại Đoàn Kết
-
Đàn đá: Nhạc Cụ Gõ Cổ Xưa Của Việt Nam - USSH
-
Thuyết Minh Về Cồng Chiêng Tây Nguyên