Đàn đá – Wikipedia Tiếng Việt

Một dàn đàn đá Tây Nguyên được trưng bày tại Bảo tàng các dân tộc Việt Nam, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk[1][2]

Đàn đá (các dân tộc ở Tây Nguyên, Việt Nam gọi là goong lu, đọc là goòng lú, tức "đá kêu như tiếng cồng") là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam[3][4][5] và là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người.[6] Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm trong khi thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh. Người xưa sử dụng vài loại đá có sẵn ở vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ để tạo ra nhạc cụ này. Đàn đá đã được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.

Lịch sử phát hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1949, những người phu làm đường phát hiện tại Ndut Liêng Krak, Đắk Lắk, Tây Nguyên một bộ 11 thanh đá xám có dấu hiệu ghè đẽo bởi bàn tay con người, kích thước từ to đến nhỏ trong đó thanh dài nhất 101,7 cm nặng 11,21 kg; thanh ngắn nhất 65,5 cm nặng 5,82 kg. Phát hiện này được báo cho Georges Condominas, một nhà khảo cổ người Pháp làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ. Tháng 6 năm 1950 giáo sư Georges Condominas đưa những thanh đá này về Paris và chúng được nghiên cứu bởi giáo sư âm nhạc André Schaeffner. Sau đó, Georges Condominas công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Âm nhạc học (năm thứ 33 – bộ mới) số 97-98 tháng 7 năm 1951, khẳng định về loại đàn lithophone ở Ndut Liêng Krak, ""nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết". Hiện bộ đàn đá này được trưng bày ở Bảo tàng Con người Paris, Pháp.

Năm 1956, trong Chiến tranh Việt Nam bộ đàn đá thứ hai được phát hiện và một đại úy Mỹ mang về trưng bày ở New York.

Năm 1980, Georges Condominas lại phát hiện bộ đàn đá thứ ba có 6 thanh[7] tại buôn Bù Đơ thuộc xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đây là bộ đàn do dòng họ Ksiêng (người Mạ) lưu giữ qua 7 đời.

Từ những năm 1979 vấn đề nghiên cứu, sưu tầm về đàn đá được giới khoa học Việt Nam khơi dậy và cho đến những năm đầu thập niên 1990, người ta tìm được khoảng 200 thanh đàn đá rải rác ở Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đồng Nai, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sông Bé và Phú Yên...; mỗi bộ đàn này có từ 3 đến 15 thanh. Nổi tiếng trong đó là các bộ đàn đá Khánh Sơn, đàn đá Bắc Ái, đàn đá Tuy An, đàn đá Bình Đa (gọi theo địa danh phát hiện). Căn cứ vào loại đàn đá tìm được ở di chỉ khảo cổ Bình Đa, các nhà khoa học cho biết những thanh đá để làm đàn này có tuổi đời khoảng 3.000 năm.

Các nhà nghiên cứu sau khi khai quật và khảo sát tại đỉnh núi Dốc Gạo, thuộc địa phận thôn Tô Hạp, xã Trung Hạp, Khánh Sơn đã tìm ra nhiều dấu tích chứng tỏ người xưa đã chế tác đàn đá tại đây với nhiều khối đá và mảnh tước thuộc loại đá phún trào có nhiều ở Khánh Sơn, cũng là loại đá để chế tác đàn đá Khánh Sơn. Những dấu hiệu chế tác đàn đá tại chỗ chứng tỏ những cư dân từ xưa ở nơi này, dân tộc Raglai, là những người chủ thực sự của những bộ đàn đá.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót xa xăm. Ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng dội của vách đá. Người xưa quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ. Đàn đá đã được giới thiệu ở trong và ngoài nước.

Thanh âm của đàn đá được GS.TS.Trần Văn Khê ca ngợi là "biểu hiện tâm tư hệt như con người".

Một số bộ đàn đá lớn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tháng 6 năm 2003 ông K’Branh (dân tộc Cơ Hơ) ở buôn Bờ Nơm, Lâm Đồng phát hiện bộ đàn đá 20 thanh. Hai thanh dài nhất rộng bản 22 cm và dài 151 cm và 127 cm. Thanh ngắn nhất rộng bản khoảng 10 cm, chiều dài 43 cm. Số còn lại có độ dài từ 71 đến 75 cm và độ rộng bản trên dưới 15 cm. Đây là bộ đàn đá cổ nhiều thanh nhất từng được phát hiện.
  • Tháng 7 năm 2006 một bộ đàn đá được phát hiện ở Bình Thuận, gồm 8 thanh trong đó thanh dài nhất là 95 cm rộng 17 cm và nặng 12,5 kg; các thanh khác có chiều dài thấp dần đến thanh cuối cùng là 52,5 cm nặng 4,5 kg. Cả tám thanh đều được ghè đẽo tinh xảo, có hình dạng giống nhau với hai đầu dày và hơi phình to, ở giữa có eo nhỏ lại và là nơi mỏng nhất. Giới khảo cổ học xôn xao vì khu vực phát hiện bộ đàn đá này nằm gần biển, tại vùng ảnh hưởng đậm của văn hóa Sa Huỳnh, trong khi từ trước tới nay tất cả các bộ đàn đá được phát hiện đều tại các vùng rừng, núi cao[8].
  • Bộ đàn đá hiện đại 100 thanh do hai anh em nghệ sĩ Nguyễn Chí Trung và Nguyễn Đức Lộc sáng tạo, gồm 2 giàn đàn mỗi giàn 50 thanh. Hiện bộ đàn đá này giữ kỷ lục là bộ đàn đá nhiều thanh nhất Việt Nam[9].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thanh Nien Business of Art - Non La Theater 17 Feb 2012 "Every 50-minute show, titled Ngoc Viet (Vietnamese pearl), will feature various forms of traditional music, including the Hue royal music, gongs from the Central Highlands, đàn đá (a lithopone, an ancient musical instrument comprising 11 slabs of stone), and lục cúng hoa đăng (a dance with lotus-shaped lanterns, adapted from Buddhism).
  2. ^ “đàn đá photo”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ Theo nghệ sĩ nhân dân Đỗ Lộc thì cho đến nay ngoài Việt Nam ra, thế giới chưa có đàn đá đúng nghĩa. Ở một số tộc người châu Phi, Ấn Độ, Trung Hoa cổ đã xuất hiện những thanh đá phát ra âm thanh, nhưng đó chỉ là những chiếc "khánh" đá có âm vực đơn giản không đủ khả năng diễn tấu như các bộ đàn đá tìm thấy ở Việt Nam. Tuy nhiên, có báo (như [1]) cũng gọi tên một số nhạc cụ của nước ngoài là đàn đá.
  4. ^ Nghe đàn đá ở nhà thầy Khê
  5. ^ The Garland handbook of Southeast Asian music Terry E. Miller, Sean Williams - 2008 "Lithophones The oldest extant Southeast Asian musical instruments are the lithophones unearthed in Vietnam since about 1950 (Figure 4.1). Some nine or ten sets have been discovered, but they have attracted little attention from prehistoric specialists despite their having come to light over fifty years ago (Condominas 1952). Each set consists of eight to twelve narrow, variously shaped stones, each capable of producing a pitch when struck with a hammer. Since no one knows when they were made, by whom, or for what reason, it follows that we know nothing of the music played on them. They are likely associated with some phase of the Hoabinhian culture, dating from ten thousand to a few thousand years ago. Ancient lithophones are still being discovered, and copies of them are being made on which newly composed music is performed."
  6. ^ Vietnam Institute for Musicology[liên kết hỏng] đàn đá
  7. ^ “Đàn đá tiếng vọng đại ngàn”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2010.
  8. ^ “Phát hiện bộ đàn đá tiền sử ở Bình Thuận”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2010.
  9. ^ Bộ đàn đá nhiều thanh nhất Việt Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Các nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Dây (Đàn bầu • Đàn đáy • Đàn nhị/Đàn hồ • Đàn tam • Đàn tranh • Đàn tứ • Đàn tỳ bà • Đàn nguyệt • Đàn sến • Guitar phím lõm • Tam thập lục • Trống quân)

Màng rung (Trống bản • Trống bộc • Trống cái • Trống cơm • Trống chầu • Trống chiến • Trống đế • Trống mảnh • Trống khẩu • Bồng)

Hơi (Kèn bầu • Tù và • Sáo trúc • Tiêu)

Tự thân vang (Biên chung • Chiêng • Chũm chọe • Chuông • Khánh/Biên khánh • Mõ • Phách • Sênh sứa • Sênh tiền • Song lang • Thanh la • Tiu/Cảnh • Trống đồng)

Miền núi phía Bắc

Bẳng bu • Cò ke • Đao đao • Đàn môi • Đuống/Luống • Kèn lá • Khèn H'Mông • Linh • Pi cổng • Pí đôi/Pí pặp • Pí lè • Pí một lao • Pí phướng • Púa • Sáo H'Mông • Ta in • Tính tẩu • Trống nêm • Trống tang sành

Bắc Trung Bộ

Abel • Khèn bè • Cr'tót • Ta lư

Tây Nguyên

Cồng chiêng (Aráp • Knăh ring • M’nhum • T’rum • Vang)

Trống cái (H'gơr • Pơ nưng yun)

Alal • Bro • Chênh kial • Chiêng tre • Chapi • Đàn đá • Đing năm • Đinh đuk • Đing ktút • Đuk đik • Goong • Goong đe • K'lông pút • K’ny • Khinh khung • Pơ nưng yun • Rang leh • Rang rai • T'rưng • Ta pòl • Tol alao • Tông đing • Tơ đjếp • Tơ nốt

Duyên hải Nam Trung Bộ

Trống Paranưng • Trống Ghinăng

Từ khóa » Thuyết Minh Về đàn đá Tây Nguyên