Dân FA đi Chùa Hà Cầu Duyên: Những Lỗi Sai Khiến đường Tình ...
Có thể bạn quan tâm
Tại sao có những người đi chùa Hà cầu duyên, bước ra khỏi cổng là có người yêu, mà có những người đi đủ 4 mùa 12 tháng nhưng mãi vẫn ế chỏng ế chơ? Đó là bởi vì bạn cầu duyên sai cách đấy.
Nội dung chính- Lịch sử chùa Hà
- Thông tin chùa Hà
- Vì sao lại đi chùa Hà cầu duyên?
- Nhưng sao có người cầu duyên mãi vẫn FA?
- Chuẩn bị mâm lễ cầu duyên chùa Hà
- Cách làm lễ cầu duyên chùa Hà
- Bài khấn cầu duyên chùa Hà
Lịch sử chùa Hà
Nhắc đến chùa Hà thường đi liền với chữ “cầu duyên”, mỗi ngày rằm mùng một hàng tháng lại có hàng trăm ngàn nam thanh nữ tú, nô nức đến chùa dâng lễ để cầu gặp được chân mệnh thiên tử. Vì sao lại thế?
Chùa Hà là một ngôi chùa cổ nổi tiếng và linh thiêng về cầu tình duyên tại phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng của chùa miền Bắc vẫn luôn giữ được sự thanh tịnh, bình an giữa phố phường Hà Nội ồn ào náo nhiệt.
Theo tích xưa kể lại, chùa Hà được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông với tên chữ là Thánh Đức Tự hay chùa Thánh chúa bởi chùa là nơi vua cầu tự để sinh ra được vị Thái tử Càn Đức. Đến năm 1680, chùa Hà được tu sửa bởi tiền công đức của một gia đình làm nghề gốm sứ giàu có quê ở Bối Khê, đến ngày nay, lăng mộ thờ gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa.
Chùa Hà được chia thành từng khu riêng biệt và có các ban thờ Phật, thờ Thánh Mẫu riêng. Hiện nay chùa Hà đang thờ rất nhiều vị thần phật như Đức Ông, Đức Thánh Hiền cùng các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu. Bên phải ngôi chùa này là ngôi đình Hà thờ hai vị thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý, các tướng của Triệu Việt Vương.
Thông tin chùa Hà
- Địa chỉ: 86 phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Giờ mở cửa:
- Ngày thường: 8.00 – 18.00
- Mùng 1, rằm: 8.00 – 22.00
- Vé vào: Miễn phí
Vì sao lại đi chùa Hà cầu duyên?
Nhiều người thường thắc mắc rằng chùa Hà thờ ai, chùa Hà có điển tích gì liên quan đến tình duyên đôi lứa hay sao mà mọi người đều đến chùa Hà để cầu duyên? Nhưng sự thật là lịch sử hay những sự tích về chùa Hà đều không hề nhắc đến chuyện tình yêu, cùng lắm chỉ có việc cầu con của vua Lý Thánh Tông được truyền lại.
Người Hà Nội vẫn thường nói với nhau: Muốn cầu công danh tài lộc thì lễ phủ Tây Hồ, cầu xin bình an thì đến chùa Trấn Quốc, còn cầu xin tình duyên thì uống nước giếng chùa Hà.
Việc đi chùa Hà cầu duyên là do người dân truyền tai nhau, với những câu chuyện có thật được kiểm chứng “khi đi lẻ bóng khi về có đôi”. Nhiều lần ứng nghiệm sẽ thành linh thiêng, cho đến bây giờ thì chùa Hà đã trở thành nơi gửi gắm những ước nguyện, mong muốn tìm được tình yêu đích thực của hàng vạn, hàng ngàn bạn trẻ, và cũng đã se duyên cho rất nhiều cặp đôi hạnh phúc.
Có những người đến chùa cầu duyên, vài tháng sau tỏ tình thành công hoặc tìm được người yêu hợp ý, có cặp đôi đến chùa thì kết hôn, có được gia đình trọn vẹn, hoặc những ai còn đau khổ vì tình, đi chùa Hà tịnh tâm cũng thấy vơi bớt sầu não…
Nhưng sao có người cầu duyên mãi vẫn FA?
Đi chùa cầu phúc cầu duyên thì đều lấy sự thành tâm làm đầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn mặc đồ ngủ lên chùa chắp tay vái 3 vái là về sẽ có người yêu ship đến cửa được đâu. Nếu bạn luôn chăm chỉ, tận tâm đi chùa Hà cầu duyên 5 lần 7 lượt mà vẫn chưa thấy “dấu hiệu” gì, thì có nghĩa là bạn cầu duyên sai cách rồi đấy.
Chuẩn bị mâm lễ cầu duyên chùa Hà
Khi đi lễ chùa Hà, bạn cần chuẩn bị 3 mâm lễ để dâng lễ tại ban Tam Bảo, ban Đức Chúa Ông và Ban Mẫu.
- Lễ Ban Tam Bảo (để cầu an): Hương hoa và nến là bắt buộc cần có, bánh kẹo hoa quả tuỳ tâm, phẩm oản. Lưu ý ban Tam Bảo kính Phật nên không được cúng đồ mặn, tiền vàng âm phủ.
- Lễ Ban Đức Chúa Ông (cầu công danh tài lộc: Tiền vàng, rượu thuốc chè phải mở trước khi dâng lễ, đồ mặn tuỳ ý. Lưu ý đồ cúng mặn trước cúng sau ăn nên muốn ăn gì thì cúng nấy, không cần quá nhiều gây lãng phí.
- Lễ Ban Mẫu (cầu duyên): Tiền vàng, hoa tươi, trầu cau, bánh kẹo và tiền lẻ. Tiền sau đó sẽ để công đức cho chùa, đừng giữ lộc mang về nhé.
Lưu ý, mỗi lễ đều cần có 1 sớ, có thể viết tại cổng chùa. Cổng chùa cũng có dịch vụ sắp lễ luôn cho những bạn ngại mua sắm với mức giá khoảng 300.000đ cho 3 mâm lễ.
Cách làm lễ cầu duyên chùa Hà
Chọn ngày đi lễ rất quan trọng, ngoài ngày mồng 1 và 15 thì nên là ngày đẹp, tốt cho việc cầu cúng. Chùa Hà mở cửa đến 18h00 các ngày trong tháng. Riêng ngày Rằm và mồng 1 âm lịch thì mở cửa cả buổi tối.
Tuy nhiên ngày rằm và mùng 1 khá đông người nên lời khuyên là bạn có thể chọn những ngày đẹp khác, thời tiết nắng ráo để đến chùa cầu duyên.
- Dâng sớ cùng đồ lễ từng ban Ban Đức Chúa Ông và Ban Tam Bảo
- Sau khi đã dâng đồ lễ chỉ thắp 5 nén hương (nên thắp ngoài sân gần chỗ hoá vàng)
- Từ hồ nước vào trong có 5 bát hương lớn, đi 1 vòng cắm mỗi bát 1 nén, vái 3 vái.
- Sau khi đã cắm hương xong vào khấn đầu tiên từ Ban Đức Chúa Ông qua Ban Tam Bảo vái 3 vái bên Ban Đức Thánh Hiền. Sau đó vái 3 vái mỗi Đức Hộ Pháp trái phải, vái cả Thập Nhị Diêm Vương ở 2 bên.
- Công đức tùy tâm.
- Xuống nhà Mẫu ở bên dưới, ban chính giữa nhà.
- Dâng lễ ban Mẫu, quỳ và chắp tay mặt hướng lên và khấn bài khấn cầu duyên.
- Sau khi xin mẫu xong tiếp tục quỳ, mặt hướng xuống, vái ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh ở ngay dưới Ban Mẫu.
- Vái 3 vái ban thờ Sư Tổ bên phải, 3 vái ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát ở bên trái.
Tiếp đó bạn có thể sang thắp hương, làm lễ cầu bình an bên đình Bối Hà. Cuối cùng khi đi ra khỏi chùa vái 3 vái 2 Ngài trông coi cửa chùa 2 bên.
Trọng điểm khi xin duyên ở ban Mẫu là không phải xin cho thoát kiếp ế, xin cho có người yêu là xong, mà xin người để mình yêu trọn vẹn, toàn tâm toàn ý, tâm đầu ý hợp, chung thuỷ, gặp được người có tài có đức…
Bài khấn cầu duyên chùa Hà
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, tả quan Nam Tào, hữu quan Bắc Đẩu
Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
Kính lạy đức Đệ nhất Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh Công chúa
Kính lạy đức Đệ Nhị Thượng Ngàn Lê Mại Đại vương
Kính lạy đức Đệ Tam Thủy cung Xích Lân công chúa
Kính lạy Tam phủ công đồng Tứ phủ vạn linh; Hội đồng quan lớn, tứ phủ thánh Chầu, các quan Hoàng quan Quận; Tứ phủ Thánh cô, Tứ phủ Thánh Cậu quan Lốt, quan Ngũ Hổ thượng ban hạ ban.
- Con tên là: …
- Sinh ngày (âm lịch)
- Cứ trú tại: ….
Hôm này ngày (âm lịch), Con đến Thánh Đức Tự (tên tự của Chùa Hà) thành tâm kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua.
Chúng con người trần mắt thịt , nếu có điều gì lầm lỡ con xin sám hối, kính mong Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn, nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác.
Cần xin Thánh Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện, cho con gặp được người có tâm có đức, có tài có chí (có nhan sắc IQ cao hay tinh tế lãng mạn…tùy người khấn), tâm đầu ý hợp, chung thuỷ bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng/ cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn vui trong cuộc sống này.
Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Cẩn cáo (vái 3 vái).
Chúc bạn năm 2021 này sau khi đi chùa Hà cầu duyên sẽ tìm được ý chung nhân như ý, hạnh phúc trọn vẹn.
- Văn khấn cúng giao thừa và mâm cỗ cúng giao thừa chuẩn nhất 2021
- Tuyển chọn 25 câu chúc Tết 2020 hay, vần điệu độc đáo cho Tết thêm ý nghĩa
- “Bí kíp” xử lý những câu hỏi vô duyên ngày Tết để luôn vui vẻ không quạo
TOP 50 bài thơ hay về cuộc sống ý nghĩa, lạc quan, bình yên nhất bạn nên đọc
Những bài thơ hay về cuộc sống ý nghĩa, lạc quan hay những bài thơ về cuộc sống vô thường, bài thơ hay về cuộc sống bình yên giúp xoa dịu tâm hồn, truyền cảm hứng và động lực cho bạn sau những giờ phút mệt mỏi.Từ khóa » Cách Tạ Lễ Chùa Hà
-
Kinh Nghiệm đi Chùa Hà Cầu Duyên Linh Thiêng Cập Nhật 2022
-
Kinh Nghiệm đi Cầu Duyên Tại Chùa Hà Hà Nội Cập Nhật 2022
-
Đến Chùa Hà Phải Thuộc Lòng Trình Tự Những Bước Này Mới Trọn Vẹn ...
-
Top 5 Hướng Dẫn đi Lễ Cầu Duyên Chùa Hà Giúp Bạn Như ý Nguyện
-
Đi Chùa Hà Cầu Duyên: Kinh Nghiệm, Bài Khấn, Lưu ý Cần Nhớ
-
Tạ Lễ Chùa Hà để Nên Duyên Như Thế Nào ạ. - Webtretho
-
Hướng Dẫn đi Lễ Cầu Duyên ở Chùa Hà
-
Kinh Nghiệm đi Cầu Duyên Chùa Hà Có Ngay Người Yêu Sau Khi Về
-
Kinh Nghiệm đi Lễ Chùa Hà: Cách Sắm Lễ, Khấn Cầu Duyên, Cắt Tiền ...
-
Hướng Dẫn đi Cầu Duyên ở Chùa Hà: Sắm Lễ, Quy Trình Lễ Và Văn Khấn
-
Văn Khấn Cầu Duyên ở Chùa Hà
-
Hướng Dẫn đi Chùa Hà Cầu Duyên Linh Thiêng Nhất Hà Nội
-
HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC ĐI CHÙA HÀ CẦU DUYÊN. KHI ĐI LẺ ...