Kinh Nghiệm đi Lễ Chùa Hà: Cách Sắm Lễ, Khấn Cầu Duyên, Cắt Tiền ...
Có thể bạn quan tâm
Không biết từ khi nào chùa Hà là địa điểm cúng bái xin duyên nổi tiếng và được nhiều người thăm viếng tấp nập. Chính vì thế, việc đi lễ chùa Hà cầu duyên cần chuẩn bị như thế nào và sắm lễ đúng cách ra sao? Cùng Blog Adayroi tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Danh mục bài viết
1. Đi lễ chùa Hà như thế nào
Được hình thành và xây dựng từ thời Lý Thánh Tông (1054-1072), có tên chữ là Thánh Đức Tự rất linh thiêng cùng với Đình Bối Hà tạo thành một cụm di tích Đình – Chùa Hà. Hiện nay, chùa Hà là nơi tham quan nổi tiếng và rất linh thiêng khi cầu duyên của nhiều người dân trên khắp mọi miền đất nước. Nằm tại phố nhỏ trùng tên với chùa Hà trên đường Cầu Giấy – Hà Nội, trên mảnh đất thuộc làng Dịch Vọng xa xưa (làng Vòng).
Hướng dẫn đường đi đến địa điểm chùa Hà (Nguồn: dulichtoday.vn)
2. Đi lễ chùa Hà cầu duyên có thiêng không
Đây chính là thắc mắc của hầu hết những ai đang có ý định đến chùa Hà để cầu duyên. Tại Hà Nội, người dân thường nói truyền miệng nhau rằng cầu tài lộc công danh thì đến phủ Tây Hồ, cầu sự bình an gia đạo thì đến chùa Trấn Quốc, còn cầu duyên thì phải đến chùa Hà. Vì thế, đây là nơi xin duyên rất linh thiêng thể hiện qua những câu chuyện kể từ những người đã thành tâm khấn vái và kết quả đã được linh ứng.
Nhiều câu chuyện tình yêu được toại nguyện sau khi thành tâm khấn vái tại chùa Hà được nhiều cặp đôi kể lại trong niềm hạnh phúc. Có người vừa đi lễ chùa Hà về chỉ chưa đầy 1 tháng đã có ý trung nhân, thậm chí có người sau nửa năm thì đã tìm được bến đỗ của cuộc đời mình. Bên cạnh đó, trường hợp đã chia tay nhau nhưng vẫn còn nhung nhớ đến đối phương, sau khi làm lễ xin duyên ở chùa Hà thì chỉ trong thời gian ngắn sau đó cả hai quay lại với nhau và nên duyên nợ thành vợ chồng. Thêm vào đó, dù bạn chưa gặp được đối tượng như ý nhưng đã đến cầu duyên ở chùa Hà cũng sẽ có sự vơi đi nỗi khổ tâm chuyện tình cảm, cảm nhận được sự che chở và sớm mở lòng để chuẩn bị cho sự gặp gỡ nhân duyên tốt lành sắp đến.
Các câu chuyện trên với lời khấn cầu thành tâm đã được Phật Thánh linh ứng để se duyên cho những ai đang lận đận trong chuyện tình cảm chưa được trọn vẹn. Vì những lẽ đó, nếu bản thân đang trong tình trạng độc thân thì bạn hãy nên tìm hiểu cách sắm lễ đi chùa Hà với lòng thành tuyệt đối, thành tâm khấn vái thì bạn sẽ được phù hộ để có thể gặp được ý trung nhân trong tương lai.
Chùa Hà là nơi cầu duyên được nhiều người dân thăm viếng (Nguồn: vietnammoi.vn)
3. Cách sắm lễ đi chùa Hà như thế nào
Vậy các lễ vật khi đi lễ chùa Hà cần những gì? Việc sắm lễ cần chuẩn bị chu đáo và đầy đủ cho từng ban thờ khác nhau. Sau đây là những lễ vật cần thiết và chia đủ cho 3 mâm lễ mà bạn có thể tham khảo.
Mâm lễ ban Tam Bảo
Tại ban thờ Tam Bảo bạn cần chuẩn bị nhang thơm chất lượng tốt, hoa tươi, đăng (nến), bánh kẹo, trái cây tươi sạch và sớ dành cho ban Tam Bảo. Lưu ý, đây là ban thờ Phật nên không được dâng cúng những đồ ăn mặn và không được để tiền, vàng lên tại ban thờ Tam Bảo.
Mâm lễ ban Đức Ông
Tiếp theo, để chuẩn bị cho mâm lễ dâng ban Đức Ông bạn cần: tiền vàng, thuốc, rượu, trà thơm nguyên chất, các món mặn tùy ý (xôi trắng, khoanh giò, rượu,…) và sớ ban thờ Đức Ông. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuẩn bị lễ vật ban Đức Ông như mâm lễ tại ban Tam Bảo và thêm một thếp tiền vàng là được.
Mâm lễ ban thờ Mẫu
Bộ lễ cho ban thờ Mẫu cần các lễ vật như: tiền vàng, hoa tươi (5 bông hồng màu đỏ), trầu cau (bắt buộc phải có), tiền lẻ công đức, các loại bánh thơm ngon, kẹo đa dạng các loại, làm sớ và đặt chung vào mâm lễ rồi cầu xin duyên tại Điện Mẫu. Ngoài ra, có thể bạn chưa biết khi lần đầu đi lễ chùa Hà, sớ xin duyên, sớ ban Tam Bảo và sớ ban Đức Ông bạn có thể đến cổng chùa để nhờ ông cụ viết sớ giúp nhé.
Mâm lễ khi đi lễ chùa Hà cần những gì quan trọng cho từng ban thờ phụng? (Nguồn: stylenews.vn)
4. Khấn cầu duyên ở chùa Hà như thế nào
Chọn ngày đi lễ
Chọn ngày đi lễ là việc quan trọng, thế nên bạn có thể xem lịch chọn ngày đẹp và tốt cho việc cúng kiếng. Bên cạnh đó, số lượng người thăm viếng sẽ đông vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch, khi đó bạn sẽ khó khăn khi quỳ khấn vái trong ban thờ Mẫu vì thế bạn có thể chọn ngày lành vắng vẻ, thanh tịnh khác trong tháng để đi lễ.
Nên chọn ngày lành tháng tốt đi lễ chùa Hà cầu duyên (Nguồn: thanhthan.vn)
Cách hành lễ
Khi vào chùa, bạn có thể thấy gian nhỏ xếp lễ nằm bên cạnh gian thờ chính. Sau khi sắp xếp mâm lễ cúng thì bạn sẽ dâng lễ lên ban Tam Bảo và ban Đức Ông tại gian thờ chính, sau đó đến dâng lễ ở Điện Mẫu. Sau khi đã dâng lễ, bạn tiến hành thắp 5 nén hương khấn lễ ở khu hóa vàng (đây là khu vực châm hương tại chùa Hà). Với thứ tự thắp hương như sau: đầu tiên bạn thắp 1 nén nhang tại lư hương, 1 nén nhang tại ban thờ Đức Ông, 1 nén nhang ở ban thờ Tam Bảo, 1 nén nhang ở ban Đức Thánh Hiền và 1 nén nhang ở Điện thờ Mẫu, mỗi ban khi thắp hương thì bạn sẽ khấn 3 vái.
Sau khi bạn thắp hương sẽ khấn lễ từng ban thờ như sau: tại ban Đức Ông bạn cầu tài lộc và công danh sự nghiệp, ban Tam Bảo bạn cầu sự bình an gia đạo, sau đó đến ban Đức Thánh Hiền. Kế tiếp, bạn vái 3 lạy ban Đức Hộ Pháp hai bên trái, bên phải và hai vị Thập Nhị Diêm Vương ở hai bên.
Hoàn tất việc khấn lễ ở gian thờ chính, bạn sẽ đến Điện thờ Mẫu để cầu duyên tại ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Chú ý bỏ giày dép và quỳ lạy trước ban thờ Mẫu, tại đây có chiếc phản bằng gỗ để bạn tiến hành làm lễ. Kế đến, bạn chắp hai tay và ngước mặt lên hướng về phía ban thờ Mẫu và khấn theo bài văn khấn bạn đã chuẩn bị, có thể học thuộc hoặc ghi chép ra giấy để đọc, khi hành lễ xong rồi đến hóa lễ bạn có thể hóa luôn tờ giấy bài khấn. Sau khi hành lễ xin Mẫu, bạn đến vái ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh ngay dưới ban thờ Mẫu, vái 3 lạy ở ban Sư Tổ bên phải và ban Địa Tạng Vương Bồ Tát bên trái.
Sau cùng, bạn đi ra phía cổng chùa vái 3 lạy trước hai vị trông coi cửa chùa ở hai bên. Bạn lễ tạ các ban thờ trong chùa và vái xin hóa sớ và tiền vàng là đã hoàn tất xong buổi đi lễ chùa Hà cầu duyên.
Cách hành lễ và thứ tự thắp hương tại các ban thờ (Nguồn: stylenews.vn)
Cách khấn vái
Khi khấn cầu nguyện, cho dù bạn hành lễ tại chùa Hà hay bất cứ ngôi chùa nào, hãy nhớ bài văn khấn luôn có đủ 5 điều sau: tạ, sám hối, hứa, xin và lễ.
Chuẩn bị bài văn khấn đầy đủ 5 điều và cầu nguyện thành tâm (Nguồn: stylenews.vn)
Với các thông tin cần thiết trong bài viết dành cho những ai sắp đi lễ chùa Hà cầu duyên hy vọng sẽ gặp được nhiều thuận lợi, suôn sẻ và may mắn gặp được đối tượng phù hợp sau đó. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các tour hành hương đầu năm cầu bình an tài lộc và may mắn cho gia đình hoặc book tour thưởng ngoạn danh thắng theo chủ đề để có thể hưởng trọn một mùa Tết ý nghĩa nhé.
Từ khóa » Cách Tạ Lễ Chùa Hà
-
Kinh Nghiệm đi Chùa Hà Cầu Duyên Linh Thiêng Cập Nhật 2022
-
Kinh Nghiệm đi Cầu Duyên Tại Chùa Hà Hà Nội Cập Nhật 2022
-
Đến Chùa Hà Phải Thuộc Lòng Trình Tự Những Bước Này Mới Trọn Vẹn ...
-
Top 5 Hướng Dẫn đi Lễ Cầu Duyên Chùa Hà Giúp Bạn Như ý Nguyện
-
Đi Chùa Hà Cầu Duyên: Kinh Nghiệm, Bài Khấn, Lưu ý Cần Nhớ
-
Tạ Lễ Chùa Hà để Nên Duyên Như Thế Nào ạ. - Webtretho
-
Hướng Dẫn đi Lễ Cầu Duyên ở Chùa Hà
-
Kinh Nghiệm đi Cầu Duyên Chùa Hà Có Ngay Người Yêu Sau Khi Về
-
Hướng Dẫn đi Cầu Duyên ở Chùa Hà: Sắm Lễ, Quy Trình Lễ Và Văn Khấn
-
Dân FA đi Chùa Hà Cầu Duyên: Những Lỗi Sai Khiến đường Tình ...
-
Văn Khấn Cầu Duyên ở Chùa Hà
-
Hướng Dẫn đi Chùa Hà Cầu Duyên Linh Thiêng Nhất Hà Nội
-
HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC ĐI CHÙA HÀ CẦU DUYÊN. KHI ĐI LẺ ...