Đến Chùa Hà Phải Thuộc Lòng Trình Tự Những Bước Này Mới Trọn Vẹn ...
Có thể bạn quan tâm
Lịch sử ngôi chùa nổi tiếng cầu duyên
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà. Trước kia, chùa Hà thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), nay thuộc phố Chùa Hà (TP Hà Nội).
Trong lịch sử ngôi chùa này có 2 truyền thuyết đều gắn với vua Lý Thánh Tông, tuy trong quá trình tồn tại của chùa không nói về chuyện tình yêu đôi lứa, thế nhưng nơi đây lại trở thành địa điểm ai cũng biết đến như một nơi "thêu dệt" nên những câu chuyện cầu duyên của không biết bao nhiêu thế hệ.
Vào năm 1680 chùa được xây dựng lại với tiền công đức của 2 người buôn bán quê ở làng Thể Bắc Giang tại Kinh thành Thăng Long xưa cùng với bà con nơi đây. Những viên gạch vồ mái lá được thay thế bằng gạch và ngói đỏ tươi. Sau đấy chùa cũng đổi tên thành chùa Hà, cùng với đình Bối Hà thờ thành hoàng làng Triệu Chí Thành gần đó tạo nên một cụm di tích nổi bật.
Đến với ngôi chùa linh thiêng này người ta còn truyền tai nhau rằng "khi đi lẻ bóng khi về có đôi", cũng bởi nơi đây đã chứng kiến không biết bao nhiêu "trái ngọt" khi đi xin lễ chẳng bao lâu đã có người thương, nhiều cặp vợ chồng nên duyên lại vô cùng hợp mệnh.
Hay các cặp đôi đã chia tay nhưng tình chưa dứt, tìm về chùa Hà lại quay về yên bình bên nhau. Ngay cả những người chưa may mắn tìm được tình yêu đích thực đi chùa Hà về cũng thấy mở lòng để dễ đón nhận yêu thương hơn.
Cũng chính vì lẽ đó, ngôi chùa này không những là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút du khách, mà còn là nơi đi lễ cầu duyên của đông đảo các bạn trẻ, đặc biệt trong những ngày rằm cận Tết.
Quá trình chuẩn bị lễ và hành lễ
Chùa Hà mở cửa từ sáng đến 6h tối, thông thường vào ngày rằm, mùng 1 số lượng người đi lễ khá đông, ai muốn việc lễ bái được thực hiện một cách nhanh chóng cần phải đi sớm để tránh đông đúc, chờ đợi.
Đến chùa Hà cần chuẩn bị 3 mâm lễ dâng lên Ban Tam Bảo (để cầu an) gồm hương hoa, nến, bánh kẹo hoa quả, phẩm oản, lưu ý không cúng đồ mặn, tiền vàng.
Mâm lễ dâng lên ban Đức Chúa Ông (đề cầu công danh tài lộc) gồm tiền vàng, rượu thuốc chè, đồ mặn tùy ý (có thể là xôi, giò, bánh chưng thịt).
Lễ Ban Mẫu (đề cầu duyên) gồm tiền vàng, hoa, trầu cau, bánh kẹo, tiền lẻ (để sau đó công đức), 5 bông hồng đỏ tươi.
Cũng giống như những địa điểm thờ tự khác, việc tiến hành dâng lễ cũng được thực hiện theo các bước, đầu tiên dâng ban Tam Bảo trước sau đó đến ban thờ Đức Ông rồi cuối cùng là đến Điện thờ Mẫu.
Thắp hương theo thứ tự từ: Lư hương, ban Tam Bảo, Đức Ông, ban Thánh Hiền đến điện thờ Mẫu, thắp 1 nén sau đó vái 3 vái, cùng với đó khi đã thắp hương xong đến các ban khấn vái, ban Tam Bảo thì cầu bình an, ban Đức Chúa Ông thành tâm xin công danh tài lộc, ban Thánh Hiền xin học tập tốt hoặc tâm được khai sáng. Sau đó vái cả Đức Hộ Pháp cùng Thập Nhị Diêm Vương trái, phải 2 bên.
Đến nhà Mẫu ở bên dưới, ban chính giữa nhà, đầu tiên xuống nhà Mẫu bạn phải quỳ, chắp tay mặt hướng lên, sau đấy khấn theo bài khấn. Sau khi xin Mẫu xong tiếp tục quỳ, mặt hướng xuống, vái ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh ở ngay dưới Ban Mẫu.
Sau đấy đứng lên vái 3 vái ban thờ Sư Tổ bên phải, rồi vái ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát ở bên trái. Xong lễ nhà Mẫu thì đi lên Đình Bối Hà nhà trên bên tay phải (nhà đầu tiên bạn nhìn thấy khi vào chùa).
Lễ Đức Đô Nguyên Soái xin tùy ý, đừng quên vái 3 vái trước khi rời đi, sau đó bạn đi ra khỏi chùa vái 3 vái 2 ngài trông coi cửa chùa 2 bên, đây cũng là việc hành lễ cuối cùng khi rời khỏi chùa Hà.
Cũng giống như việc đến những địa điểm tâm linh khác, bất kể bạn đi tham quan vãn cảnh hay hành lễ thì đều phải ăn mặc kín đáo, quần áo dài tay. Cùng với đó là đi nhẹ, nói khẽ, thực hiện theo những quy định của chùa. Nói lời dễ nghe, phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng.
Mặc dù bao người "rỉ tai" về chuyện cầu duyên tại chùa Hà có thực sự ứng nghiệm hay không thì cũng không thể phủ nhận sự đông đúc của ngôi chùa này, người dân tấp nập đến hành lễ.
Ấy thế nhưng việc thực hiện trọn vẹn một buổi đi lễ cầu tài, học vấn, tình duyên như một việc làm giúp giải tỏa được những vấn đề con người gặp phải trong cuộc sống, tinh thần lạc quan hơn chắc hẳn sẽ gặp nhiều điều may mắn.
Từ khóa » Cách Tạ Lễ Chùa Hà
-
Kinh Nghiệm đi Chùa Hà Cầu Duyên Linh Thiêng Cập Nhật 2022
-
Kinh Nghiệm đi Cầu Duyên Tại Chùa Hà Hà Nội Cập Nhật 2022
-
Top 5 Hướng Dẫn đi Lễ Cầu Duyên Chùa Hà Giúp Bạn Như ý Nguyện
-
Đi Chùa Hà Cầu Duyên: Kinh Nghiệm, Bài Khấn, Lưu ý Cần Nhớ
-
Tạ Lễ Chùa Hà để Nên Duyên Như Thế Nào ạ. - Webtretho
-
Hướng Dẫn đi Lễ Cầu Duyên ở Chùa Hà
-
Kinh Nghiệm đi Cầu Duyên Chùa Hà Có Ngay Người Yêu Sau Khi Về
-
Kinh Nghiệm đi Lễ Chùa Hà: Cách Sắm Lễ, Khấn Cầu Duyên, Cắt Tiền ...
-
Hướng Dẫn đi Cầu Duyên ở Chùa Hà: Sắm Lễ, Quy Trình Lễ Và Văn Khấn
-
Dân FA đi Chùa Hà Cầu Duyên: Những Lỗi Sai Khiến đường Tình ...
-
Văn Khấn Cầu Duyên ở Chùa Hà
-
Hướng Dẫn đi Chùa Hà Cầu Duyên Linh Thiêng Nhất Hà Nội
-
HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC ĐI CHÙA HÀ CẦU DUYÊN. KHI ĐI LẺ ...