Dẫn Lưu Hoặc Mở Thông Manh Tràng - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Dẫn lưu hay mở thông manh tràng là thủ thuật đưa manh tràng ra ngoài thành bụng một cách trực tiếp hoặc qua ống dẫn lưu. Trước đây, thủ thuật này thường được chỉ định để giảm áp cho các trường hợp làm miệng nối đại trực tràng thấp nhiều nguy cơ nhưng do có nhiều biến chứng đi kèm mà hiệu quả không cao nên ngày nay, người ta thường dẫn lưu hồi tràng hơn là dẫn lưu manh tràng. Trường hợp được chỉ định nhiều nhất vẫn là viêm ruột thừa hoặc túi thừa manh tràng làm cho thành manh tràng bị mủn, không đảm bảo khi khâu kín.
I. CHỈ ĐỊNH
– Viêm ruột thừa hoặc túi thừa manh tràng gây viêm phúc mạc và tổn thương thành manh tràng. – Giảm áp trong các trường hợp miệng nối đại trực tràng ở thấp.
II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định chung của phẫu thuật ổ bụng
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: – 01 bác sỹ mổ chính, 01 bác sỹ phụ mổ.
– 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê – 01 dụng cụ viên, 01 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh:
– Chuẩn bị thủ tục mổ như các trưởng hợp phẫu thuật cấp cứu/phiên thông thường.
– Giải thích cho gia đình và người bệnh nguy cơ, rủi ro.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu
4. Thời gian phẫu thuật: – Tuỳ từng loại phẫu thuật và mức độ tổn thương. – Trung bình từ 30 phút tới 60 phút.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:
– Người bệnh nằm ngửa.
– Đường mổ trắng giữa dưới rốn hoặc trắng bên bên phải 2. Vô cảm:
Gây mê toàn thân 3. Kỹ thuật: – Bước 1: Thăm dò và đánh giá thương tổn bằng cách quan sát – Bước 2: Di động đại tràng phải, manh tràng và đoạn cuối hồi tràng – Bước 3: Xử lý thương tổn (cắt ruột thừa, túi thừa… hoặc cắt u, đoạn đại tràng, làm miệng nối). – Bước 4: Đánh giá tình trạng thành manh tràng và lựa chọn vị trí thuận lợi để dẫn lưu hay mở thông. Có thể sử dụng ngay gốc ruột thừa. – Bước 5: Đưa manh tràng ra thành bụng, cố định thành manh tràng vào cân cơ thành bụng bằng các mũi chỉ rời. – Bước 6: Cố định dẫn lưu / niêm mạc manh tràng vào thành bụng. – Bước 7: Đóng bụng theo các lớp giải phẫu
V. THEO DÕI VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG
1. Theo dõi: – Chảy máu: Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, toàn trạng và tình trạng bụng, số lượng và màu sắc dịch dẫn lưu ít nhất 1h/lần trong 24h đầu. – Nhiễm trùng: Theo dõi toàn trạng, dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân hoặc tại chỗ. Nguyên nhân nhiễm trùng có thể từ vết mổ hoặc do rò, tụt vị trí cố định manh tràng. 2. Tai biến và xử trí:
– Điều trị bảo tồn: cần cân nhắc và theo dõi sát tại cơ sở ngoại khoa + Kháng sinh toàn thân + Dinh dưỡng tích cực – Phẫu thuật: Quyết định mổ lại sớm khi nghi ngờ chảy máu hoặc có dấu hiệu viêm phúc mạc toàn thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » điều Trị Rò Manh Tràng
-
Nhân Một Trường Hợp Viêm Ruột Thừa Sau Manh Tràng Vỡ Ra Khoang ...
-
Rò Tiêu Hóa: Chẩn đoán Và điều Trị - Vinmec
-
Một Số điểm Cần Biết Về Viêm Túi Thừa Manh Tràng
-
Viêm Manh Tràng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Viêm Manh Tràng Là Gì? Triệu Chứng, điều Trị Hiệu Quả
-
5 Nhóm Thuốc đặc Trị Viêm Manh Tràng Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC DO ...
-
Viêm Manh Tràng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Bệnh án Tuần 4 – RÒ MANH TRÀNG | Sinh Viên Y Khoa BV115
-
Viêm Túi Thừa đại Tràng - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Bệnh Crohn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NGOẠI (10)
-
Viêm Manh Tràng Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Viêm Túi Thừa Manh Tràng: Bệnh Nguy Hiểm Dễ Nhầm Lẫn!