Viêm Túi Thừa Manh Tràng: Bệnh Nguy Hiểm Dễ Nhầm Lẫn!
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Hiện tượng viêm túi thừa manh tràng xảy ra khi túi thừa phát triển, phình to trong đường tiêu hóa. Viêm túi thừa manh tràng chuyển biến thành các bệnh lý nguy hiểm khi có một hoặc nhiều túi thừa bị viêm, nhiễm trùng tại manh tràng. Tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm túi thừa và tìm giải pháp ngăn chặn bệnh ngay từ sớm.
I. Thuật ngữ viêm túi thừa manh tràng
Các tài liệu y khoa khẳng định rằng, túi thừa không phải là bộ phận thừa thải trong hệ tiêu hóa như nhiều người vẫn nghĩ. Vì nằm ở vị trí cuối cùng của hệ tiêu hóa nên túi thừa manh tràng thường có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn so với các đoạn ruột thông thường.
1. Túi thừa manh tràng là gì?
Túi thừa là một cấu trúc bóng phình nhô ra ở đoạn cuối ruột già, trong đó có cả manh tràng và đại tràng. Túi thừa phát triển mạnh khi niêm mạc (lớp lót trong thành) của ruột già yếu đi và tạo thành một hoặc nhiều cấu trúc dạng túi (diverticula) ở dưới lớp cơ của thành ruột.
– Dựa vào cấu trúc, người ta chia túi thừa thành 2 loại đó là:
- Túi thừa giả: Khi không có đủ các lớp của thành ruột
- Túi thừa thật: Có đủ các lớp của thành ruột
– Dựa vào số lượng, có thể chia túi thừa thành 2 dạng:
- Túi thừa đơn độc: có 1 hoặc 2 túi
- Đa túi thừa: trên 3 cái
Túi thừa manh tràng biểu thị cho sự di trú của tuyến dịch nhầy vào trong lớp cơ trơn, từ đó hình thành nên các túi chứa chất nhầy nhỏ trong thành ống tiêu hóa. Túi thừa có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên đường tiêu hóa, tuy nhiên manh tràng và đại tràng sigma là 2 vị trí rất phổ biến.
Túi thừa manh tràng là bệnh lý phổ biến nhưng thường không gây ra triệu chứng đáng kể. Bạn có thể phát hiện ra hiện tượng túi thừa khi chụp CT scan hay nội soi tiêu hóa
2. Manh tràng là gì?
Manh tràng là vị trí tiếp giáp giữa đại tràng và hồi tràng (ruột non). Manh tràng cũng được xem là đoạn ruột bắt đầu của ruột già.
ĐỌC THÊM: Bệnh viêm manh tràng là gì, nguy hiểm không?
3. Viêm túi thừa manh tràng là gì?
Viêm túi thừa manh tràng là kết quả của hoạt động đưa thức ăn vào túi thừa và bị mắc kẹt. Các vi khuẩn khu trú bắt đầu tập trung xử lý phần thức ăn bị mắc kẹt và gây cản trở cho việc cung cấp máu đến các đoạn ruột kế tiếp. Theo một số tài liệu y khoa, bất cứ đoạn ruột nào cũng có thể phát triển túi thừa, trong đó nguy cơ phát triển thành viêm túi thừa manh tràng chiếm khoảng 10 – 15%.
Viêm túi thừa manh tràng có những biểu hiện tương tự như viêm túi thừa ở các vị trí khác nên rất khó để nhận biết. Nếu vị trí viêm túi thừa gần với ruột thừa thì nguy cơ bị nhầm lẫn với bệnh viêm ruột thừa lâm sàng rất cao. Bệnh viêm túi thừa manh tràng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
II. Tìm hiểu về bệnh viêm túi thừa manh tràng
Mặc dù tỷ lệ biến chứng của bệnh viêm túi thừa manh tràng thường khá thấp nhưng không tránh khỏi các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Vì vậy, việc bổ sung kiến thức về bệnh viêm túi thừa là vấn đề rất cần thiết.
1. Nguyên nhân dẫn đến viêm túi thừa manh tràng?
Chưa có bất cứ tài liệu y khoa nào chỉ ra nguyên nhân gây viêm túi thừa manh tràng cụ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa đã tổng hợp và chỉ ra một số tác nhân cụ thể như là:
- Thường xuyên sử dụng chất béo, tinh bột hoặc carbohydrate và không cung cấp đầy đủ lượng chất xơ.
- Sự co bóp quá mức của các cơ ruột do phân cứng hoặc lượng phân ít, khó đào thải ra ngoài. Sự gia tăng co bóp làm cho các khối cơ dày lên và tạo áp lực cho lòng ruột, hình thành nên các khối thoát vị, lâu ngày sẽ trở thành các túi thừa.
- Thức ăn bị tắc nghẽn tại một số vị trí tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh, điều này làm cho tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng và dẫn đến chứng viêm túi thừa.
2. Dấu hiệu viêm túi thừa manh tràng thường gặp
Các triệu chứng của viêm túi thừa manh tràng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm ruột thừa nên rất khó để chẩn đoán chính xác. Dựa vào mức độ viêm, tiến triển của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra một số biểu hiện đặc trưng như sau:
#. Triệu chứng giai đoạn sớm:
- Đau âm ỉ vùng hố chậu phải
- Buồn nôn, nôn
- Sốt nhẹ
- Mạch nhanh
- Đầy hơi, chán ăn
- Rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy hơn 7 ngày
- Có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa, phân có máu
#. Triệu chứng giai đoạn trễ:
- Đau bụng dữ dội ở vùng hố chậu phải, có phản ứng phúc mạc
- Sốt cao >39 độ
- Có dấu hiệu nhiễm trùng khác: khô môi, lưỡi dơ, người nhợt nhạt, mệt mỏi
#. Cận lâm sàng:
Là bước xác định triệu chứng viêm túi thừa manh tràng chuẩn xác hơn:
- Ảnh chụp X-quang: Liệt ruột vùng hố chậu P.
- X-quang đại tràng cản quang: Tuy không chẩn đoán chính xác được có phải là viêm túi thừa manh tràng không nhưng nó có thể giúp loại trừ được các dấu hiệu ung thư ống tiêu hóa gây triệu chứng tương tự. Bác sĩ chuyên khoa cũng cần chắc chắn túi thừa của bệnh nhân không bị thủng trước khi đưa ra quyết định chụp X-quang.
- Nội soi đại tràng: Đưa ra hình ảnh chính xác về tình trạng túi thừa giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn. Phương pháp nội soi đại tràng không được tùy ý áp dụng trong các trường hợp cấp.
- Siêu âm: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các trường hợp cấp và có giá trị chẩn đoán tương đối.
- CT scan: Có giá trị chẩn đoán cao nhưng không được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp khẩn.
3. Biến chứng của bệnh viêm túi thừa manh tràng
Viêm túi thừa manh tràng không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như:
- Thủng túi thừa: viêm phúc mạc.
- Áp xe túi thừa manh tràng: tạo thành các khối u, lâu dần dẫn đến tổn thương và gây nhiễm trùng khu trú tại vị trí áp xe.
4. Viêm túi thừa manh tràng điều trị bằng cách nào?
Thay đổi chế độ ăn uống kết hợp sử dụng thuốc là những giải pháp thường được chỉ định sử dụng nhằm làm giảm triệu chứng viêm hồi manh tràng, ngăn chặn biến chứng. Ở trường hợp bệnh không thích hợp với thuốc thì phẫu thuật là giải pháp cần được xem xét.
– Điều trị không dùng thuốc:
- Cải thiện chế độ ăn uống:
– Bằng cách bổ sung lượng chất xơ vừa đủ vào khẩu phần ăn hằng ngày. Chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Hoa Kỳ khuyến khích bệnh nhân có triệu chứng bệnh nhẹ nên sử dụng khoảng 25 – 35 gr chất xơ mỗi ngày.
– Bên cạnh đó, nước là nhu cầu thiết yếu đối với tất cả bệnh nhân viêm túi thừa manh tràng thể nhẹ. Mỗi ngày nên uống đủ 2 – 2,5l nước.
– Những bệnh nhân đang điều trị nội trú có biểu hiện nôn ói thường xuyên thì có thể truyền thức ăn qua đường tĩnh mạch, sau đó cho ăn dần thức ăn lỏng và thức ăn mềm.
- Thay đổi lối sống:
– Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, vận động nhẹ nhàng và thư giãn tinh thần.
– Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ hoặc khi có tín hiệu đầy bụng để làm giảm áp lực cho đại tràng.
– Điều trị dùng thuốc:
Bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân điều trị bằng kháng sinh đường uống (theo đơn) khi viêm túi thừa manh tràng thể nhẹ và có thể điều trị ngoại trú. Các kháng sinh này có khả năng làm mềm phân và hạn chế co thắt đường ruột.
Với các trường hợp cấp tính, bệnh chuyển biến nặng thì cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện để truyền dịch, tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
– Phẫu thuật:
Theo thống kê từ Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, có hơn 20% số trường hợp bị viêm túi thừa manh tràng cần được phẫu thuật vì không đáp ứng thuốc hoặc manh tràng bị áp xe, rò, viêm phúc mạc, thủng túi thừa,… Phẫu thuật là bước điều trị cuối cùng giúp ngăn chặn những biến chứng không mong muốn tại đường tiêu hóa. Đoạn túi thừa manh tràng bị viêm sẽ được cắt bỏ, sau đó các đoạn ruột không ảnh hưởng sẽ được nối lại với nhau.
5. Những thói quen giúp phòng tránh bệnh viêm túi thừa manh tràng
Tại Mỹ, hầu hết các trường hợp viêm túi thừa manh tràng sẽ được cải thiện và thuyên giảm trong vòng 7 – 10 ngày sau khi điều trị y tế và thay đổi chế độ ăn uống. Nhưng khả năng bệnh sẽ tái phát sau 7 năm chiếm khoảng 50%, trong số đó sẽ có hơn 20% bệnh nhân cần can thiệp phẫu thuật sau đó.
Ở Việt Nam, bệnh nhân thường chủ quan và không chịu thăm khám khi chứng viêm túi thừa nên khi có biểu hiện khởi phát cho đến khi bệnh có biểu hiện nhiễm trùng tiêu hóa nghiêm trọng, đau đớn dữ dội. Tỷ lệ bệnh nhân viêm túi thừa manh tràng cần phẫu thuật ở Việt Nam chiếm hơn 40%, cao hơn so với Mỹ và các nước lân cận.
Để cải thiện tình trạng viêm túi thừa, mỗi người nên tập cho mình thói quen chăm sóc sức khỏe và thư giãn cơ thể. Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện bệnh từ sớm và có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn. Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Viêm túi thừa manh tràng tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hi vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc tham khảo chi tiết hơn. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Bệnh viêm manh tràng có nguy hiểm không? Cách chữa
- Đau bụng đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì, nguy hiểm không?
Từ khóa » điều Trị Rò Manh Tràng
-
Nhân Một Trường Hợp Viêm Ruột Thừa Sau Manh Tràng Vỡ Ra Khoang ...
-
Rò Tiêu Hóa: Chẩn đoán Và điều Trị - Vinmec
-
Dẫn Lưu Hoặc Mở Thông Manh Tràng - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Một Số điểm Cần Biết Về Viêm Túi Thừa Manh Tràng
-
Viêm Manh Tràng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Viêm Manh Tràng Là Gì? Triệu Chứng, điều Trị Hiệu Quả
-
5 Nhóm Thuốc đặc Trị Viêm Manh Tràng Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC DO ...
-
Viêm Manh Tràng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Bệnh án Tuần 4 – RÒ MANH TRÀNG | Sinh Viên Y Khoa BV115
-
Viêm Túi Thừa đại Tràng - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Bệnh Crohn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NGOẠI (10)
-
Viêm Manh Tràng Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Thu Cúc