Dàn ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Truyện Ngắn Chiếc Lược Ngà ...
Có thể bạn quan tâm
Dàn ý Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà năm 2023
Bài văn Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà gồm 2 dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
Đề bài: Phân tích nhân vật Bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Dàn ý Phân tích nhân vật bé Thu (mẫu 1)
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà
Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng của không chiến tranh nào có thể tàn phá
II. Thân bài
1. Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh trong cuộc gặp gỡ
- Khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn” Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “ má, má”
- Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha
+ Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba
+ Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trổng
+ Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba
+ Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại
→ Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha
2. Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt
- Trước lúc ông Sáu lên đường
+ Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào
+ Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lọn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn
- Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu
+ Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa
+ Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi
+ “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông
+ Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi
→ Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ
III. Kết bài
Tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế, điều này thể hiện tấm lòng yêu thương của nhà văn với con người
Bé Thu là nhân vật được khắc họa với nhiều biến chuyển về tâm lý, ở em là đứa trẻ hồn nhiên, bướng bỉnh và giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha
Dàn ý Phân tích nhân vật bé Thu (mẫu 2)
I. Mở bài: giới thiệu về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
Ví dụ: Tình yêu trong văn học được biểu hiện rất sâu sắc và chân thành. Có những tình cảm rất thiêng liêng và sâu sắc như tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu năm nữ, tình bà cháu, tình mẹ con,… và một thứ tình cảm rất thiêng liêng nữa ấy là tình cha con. Tình cảm cha con được biểu hiện rõ ràng nhất qua tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua tác phẩm hình ảnh bé Thu được thể hiện rất sâu sắc, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
II. Thân bài:
1. Hình ảnh bé Thu trong những ngày đầu gặp ba:
- Khi ba về, người ba mà mình xem trong hình không giống như ở ngoài thực
- Thu tròn mắt, ngạc nhiên và không chấp nhận sự thật
- Khi thấy ba e chạy vụt vào trong nhà và gọi má
- Sự hồn nhiên, ngây thơ hòa chút sợ hãi
2. Hình ảnh bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà:
- Khi ba muốn gần gũi và vỗ về thì bé Thu xô ra
- Cứ xem ông Sáu như người lạ, không chấp nhận là ba của mình
- Không chịu gọi một tiếng ba, nó nói trổng với má
- Nó tỏ ra không thân thiện với ông Sáu
- Ông Sáu gắp trứng cho Thu nhưng nó hất ra
- Qua những hình ảnh ấy thể hiện thu là một cô gái bướng bỉnh, ngang ngạnh
3. Khi bé Thu nhận cha:
- Nhận nhìn ra cha mình, cảm thấy có lỗi vô cùng và hối hận
- Không còn bướng bỉnh và lạnh lùng như trước
- Hôn cha, ôm cha và không cho cha đi
- Lòng yêu thương cha vô bờ bến
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu
Ví dụ: Nhân vật bé Thu là biểu tượng cho tình yêu thương cha, thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ và ngang ngạnh của một đứa con nít.
Từ khóa » Dàn ý Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà
-
Dàn ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Hay Nhất (3 Mẫu) - Văn 9
-
Dàn ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà | Văn Mẫu 9
-
Dàn ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Ngắn Gọn Nhất - Top Lời Giải
-
Dàn ý Cảm Nhận Về Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà - Toploigiai
-
Dàn ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Truyện Chiếc Lược Ngà
-
Dàn ý Suy Nghĩ Về Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà
-
Dàn ý Cảm Nhận Về Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà - Thủ Thuật
-
Dàn ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong “Chiếc Lược Ngà” - Yêu Trẻ
-
Dàn ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà Chi Tiết, Hay
-
Văn Mẫu Và Dàn Ý Phân Tích Bé Thu Trong “Chiếc Lược Ngà”
-
Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu ❤️️ 11 Mẫu Hay Nhất - SCR.VN
-
Lập Dàn ý Chi Tiết Về Nhân Vật Bé Thu Trong "Chiếc Lược Ngà"
-
Văn Mẫu Lớp 9: Dàn ý Cảm Nhận Về Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc ...
-
Văn Mẫu Lớp 9: Dàn ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược ...