Văn Mẫu Và Dàn Ý Phân Tích Bé Thu Trong “Chiếc Lược Ngà”

Văn Mẫu và Dàn Ý Phân Tích Bé Thu trong “Chiếc Lược Ngà”

Hướng dẫn cách lập dàn ý phân tích bé Thu trong tác phẩm “Chiếc Lược Ngà” và bài văn mẫu phân tích nhân vật bé Thu của học sinh giỏi năm 2020.

Văn Mẫu và Dàn Ý Phân Tích Bé Thu trong “Chiếc Lược Ngà”

I. Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu

1, Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)

– Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)

– Giới thiệu khái quát về nhân vật bé Thu.

2, Thân bài

a, Bé Thu trước khi chịu nhận ông Sáu là ba

– Thu là một đứa bé giàu lòng yêu thương cha và luôn hiện hữu khao khát đến ngày được gặp cha.

– Ngày gặp cha, Thu có một thái độ rất khác thường, trước sự ngỡ ngàng của mọi người.

     + Ông Sáu xuống bến xuồng, gọi con thì Thu từ sự ngạc nhiên này sang đến ngạc nhiên khác, “tròn mắt nhìn”, cô bé thấy “lạ quá, chớp chớp mắt” như muốn hỏi là ai rồi vội chạy đi tìm sự giúp đỡ từ mẹ.

     + Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu luôn tìm cách bù đắp cho con thì bé Thu:

           * Ông Sáu “càng vỗ về con bé càng đẩy ra”

           * Nhất quyết không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba”

           * Nói trống không với ông Sáu. T

           * Trong những tình huống cấp bách như phải chắt nước của một nồi cơm to thì cô bé vẫn cố loay hoay, tự tìm cách làm chứ nhất định không chịu nhờ tới sự giúp đỡ của ông Sáu.

           * Ông Sáu gắp trứng cá vào chén cho bé Thu thì cô bé “liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra”, làm cho cơm văng hết cả ra mâm. 

           * Khi bị ông Sáu đánh, bé Thu không phản ứng gì mà bỏ về nhà bà ngoại.

=> Bé Thu là một cô bé rất ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng sự bướng bỉnh ấy của cô bé không hề đáng trách. Bởi Thu không nhận ba không phải vì không yêu ba mà bởi trong suốt những năm tháng chiến tranh, cô chỉ nhìn ba qua tấm ảnh để rồi đến ngày gặp gỡ, vết thẹo trên mặt của ông Sáu khiến cho ông khác lạ so với trong ảnh, điều đó khiến bé Thu không nhận ba.

b, Bé Thu khi nhận ông Sáu là ba

– Khi bé Thu được bà ngoại kể cho câu chuyện về vết thẹo trên gương mặt của ba, bé Thu đã hiểu và thay đổi thái độ của mình.

     + Khuôn mặt bé Thu “sầm lại buồn rầu” và “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. 

     + Khi cô bé bắt gặp ánh mắt buồn rầu của ông Sáu thì “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”

– Khi ông Sáu nói lời từ biệt:

     + Cất tiếng gọi ba – một tiếng kêu đến xé lòng.

     + Chạy lại ôm ba thật chặt, hôn ba và hôn lên cả vết thẹo.

     + Muốn ba đừng đi nữa, ở nhà với mình.

     + Cô bé chia tay ba với hi vọng ba sẽ tặng cho mình một chiếc lược ngà, để cô luôn cảm thấy ấm áp như có ba luôn bên mình.

=> Trong khoảnh khắc chia li, mọi khoảng cách đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại ở đó tình cảm sâu đậm mà bé Thu dành cho ba.

3, Kết bài

Khái quát những đặc điểm cơ bản của nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nêu cảm nghĩ của bản thân.

II. Bài viết phân tích nhân vật bé Thu

1, Mở bài

     Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng luôn dành những những trang viết mộc mạc, bình dị cùng giọng văn đậm chất Nam Bộ về con người và cuộc sống ở nơi đây. Mỗi trang viết của ông đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một trong số những tác phẩm như thế. Ra đời trong những năm tháng cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, tác phẩm đã thể hiện thành công tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh éo le. Và qua nhân vật bé Thu sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tình cảm thiêng liêng, cao quý ấy.

2, Thân bài

     Cũng như bao người khác, Thu là một đứa bé giàu lòng yêu thương cha và bởi vậy, trong cô gái nhỏ bé ấy vẫn luôn hiện hữu khao khát đến ngày được gặp cha, được sà vào vòng tay cha vỗ về, che chở. Và rồi, ngày tháng ấy cũng đã tới sau tám năm dài đằng đẵng xa cách. Những tưởng, Thu sẽ vui lắm, sẽ hạnh phúc lắm mà ôm lấy cha, nhưng không, ngày gặp cha, Thu có một thái độ rất khác thường, trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Ông Sáu xuống bến xuồng, ông dồn hết bao nỗi nhớ thương con vào tiếng gọi thiêng liêng “Thu! Con!” nhưng trước nỗi niềm xúc động ấy của ông Sáu, Thu từ sự ngạc nhiên này sang đến ngạc nhiên khác, “tròn mắt nhìn”, cô bé thấy “lạ quá, chớp chớp mắt” như muốn hỏi là ai rồi vội chạy đi tìm sự giúp đỡ từ mẹ. Trong suốt ba ngày được nghỉ phép ở nhà, ông Sáu luôn cố gắng tìm mọi cách để bù đắp cho con với mong muốn sẽ làm con thay đổi, kiên nhẫn chờ đợi tình cảm từ con. Nhưng đáp lại tình cảm ấy của ông Sáu chỉ có sự lạnh nhạt của Thu, ông Sáu “càng vỗ về con bé càng đẩy ra” và thậm chí cô bé còn tỏ ra ngang ngạnh và ương bướng. Sự ương bướng ấy của Thu thể hiện rõ nét ở việc cô bé nhất quyết không chịu gọi một tiếng ba, lúc cần thiết phải nói thì lại lựa chọn cách nói trống không với ông Sáu. Thậm chí, ngay cả trong những tình huống cấp bách như phải chắt nước của một nồi cơm to thì cô bé vẫn cố loay hoay, tự tìm cách làm chứ nhất định không chịu nhờ tới sự giúp đỡ của ông Sáu. Bé Thu cố từ chối mọi sự yêu thương, vỗ về mà ông Sáu dành cho mình, khi ông Sáu gắp trứng cá vào chén cho bé Thu thì cô bé “liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra”, làm cho cơm văng hết cả ra mâm. Và đỉnh điểm, khi bị ông Sáu đánh, bé Thu không phản ứng gì mà bỏ về nhà bà ngoại. Có thể thấy, bé Thu là một cô bé rất ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng sự bướng bỉnh ấy của cô bé không hề đáng trách. Bởi Thu không nhận ba không phải vì không yêu ba mà bởi trong suốt những năm tháng chiến tranh, cô chỉ nhìn ba qua tấm ảnh để rồi đến ngày gặp gỡ, vết thẹo trên mặt của ông Sáu khiến cho ông khác lạ so với trong ảnh, điều đó khiến bé Thu không nhận ba. Những hành động và phản ứng của bé Thu hoàn toàn là tất yếu, bởi cô bé còn quá nhỏ để hiểu được sự dữ dội và tàn ác mà cuộc chiến tranh để lại. 

     Nhưng rồi, mọi chuyện đã thực sự thay đổi khi bé Thu được bà ngoại kể cho câu chuyện về vết thẹo trên gương mặt của ba và khi cô bé hiểu ra mọi thứ cũng chính là lúc ông Sáu phải lên đường nhận nhiệm vụ. Hoàn cảnh gặp gỡ ấy đã khiến cho tình cảm cha con có dịp được thể hiện rõ nét và xúc động hơn bao giờ hết. Khác với một bé Thu ngang ngạnh, cau có, bướng bỉnh trong ba ngày trước, hôm nay khuôn mặt bé Thu “sầm lại buồn rầu” và “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Và khi cô bé bắt gặp ánh mắt buồn rầu của ông Sáu thì “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Có lẽ, giờ đây, bao nhiêu niềm yêu thương cha của cô bé gửi cả vào trong ánh mắt và cô cất tiếng gọi ba – một tiếng kêu đến xé lòng khi ông Sáu khẽ cất lời từ biệt. Không dừng lại ở đó, bé Thu còn chạy tới ôm thật chặt lấy ba, hôn ba và hôn lên cả vết thẹo. Nụ hôn ấy, nụ hôn của tình yêu vô bờ bến và còn là nụ hôn của nỗi nhớ không nguôi. Hơn bao giờ hết, chắc hẳn bé Thu muốn giây phút này sẽ còn lại mãi mãi, để cô có thể được ở cạnh ba, được ba ôm chặt trong vòng tay của mình. Rồi trong phút giây ấy, bô bé cất lời giữ ba ở lại với mình “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!” Một ước mơ, một lời nói rất đỗi trẻ con nhưng lại chất chứa trong đấy tình cảm sâu đậm của bé Thu dành cho ba, đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Cô bé chia tay ba với hi vọng ba sẽ tặng cho mình một chiếc lược ngà, để cô luôn cảm thấy ấm áp như có ba luôn bên mình. Như vậy, trong khoảnh khắc chia li, mọi khoảng cách đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại ở đó tình cảm sâu đậm mà bé Thu dành cho ba.

3, Kết bài

     Như vậy, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã miêu tả thành công những biến đổi tinh tế trong tình cảm của bé Thu, qua đó cho chúng ta thấy bé Thu là một cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng yêu thương ba đến vô ngần. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy tình cảm cha con sâu đậm trong cuộc chiến tranh cam go, ác liệt của dân tộc. 

Trên đây là bài viết “Phân tích nhân vật bé Thu” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Trung tâm mong rằng bài viết sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các em nhưng các em không nên sao chép nó vào các bài làm của bản thân. Nếu thấy bài viết này bổ ích, các em nhớ like và share giúp trung tâm nhé. Cảm ơn các em thật nhiều!

>> Lập Dàn Ý và Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng Của Học Sinh Giỏi Lớp 9

>> Dàn Ý và Bài Văn Mẫu Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao 2019

>> Lập Dàn Ý và Phân Tích Nhân Vật Ngô Tử Văn Của Học Sinh Giỏi Lớp 10

>> Lập Dàn Ý Và Bài Văn Mẫu Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Mới 2019

>> Bài Văn Phân Tích Trao Duyên Của Học Sinh Giỏi Lớp 10 – 2019

>> Dàn Ý Tây Tiến và Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Tây Tiến Lớp 12

>> Lập Dàn Ý và Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Tràng Giang Của Huy Cận

>> Lập Dàn Ý và Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Từ Ấy của Tố Hữu

>> Lập Dàn Ý và Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Cảnh Ngày Hè – Nguyễn Trãi

>> Lập Dàn Ý và Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối Mới Nhất

>> Lập Dàn Ý và Bài Văn Phân Tích Nhân Vật Phương Định 2019

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

Bé Thu phân tích hay

Dàn ý phân tích Bé Thu “Chiếc Lược Ngà”

Phân tích về Bé Thu trong chiếc lược ngà

phân tích Chiếc Lược Ngà và Bé Thu

Bài văn mẫu phân tích Bé Thu

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

. trẻ tự kỷ

Từ khóa » Dàn ý Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà