Dạng Bài Tập 7: Các Dạng Bài Tập Về Protein, Peptit ( Có Lời Giải )
Có thể bạn quan tâm
Dạng bài tập 7: Các dạng bài tập về Protein, Peptit
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Nắm chắc các tính chất của peptit và protein:
- Phản ứng thủy phân: Peptit và protein đều có thể thủy phân hoàn toàn thành các α – amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazo.
Lưu ý: peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazo và đặc biệt nhờ các enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu vào một liên kết peptit nhất định nào đó .
- Phản ứng màu biure: trong môi trường kiềm , Cu(OH)2 tác dụng với peptit và protein cho hợp chất màu tím.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.
Hướng dẫn:
Polipeptit + H2O → 2 mol glyxin (Gly),1 mol alanin (Ala), 1 mol pheylanalin (Phe) và 1 mol methioxin (Met) ⇒ X là pentapeptit.
Ta có: Met – Y – Z – T – Phe. Mặt khác, ta có các đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly; Met - Gly nên trật tự các amino axit trong pentapeptit là Met – Gly – Ala – Phe.
Bài 2: Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanine và phenylalanine (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).
Hướng dẫn:
Có thể có các tripeptit
+) Gly – Ala –Phe
H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH3 )-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH
+) Gly – Phe – Ala
H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-COOH
+) Ala – Gly – Phe
H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH
+) Ala – Phe – Gly
H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2 (CH2-C6 H5)-CO-NH-CH2-COOH
+) Phe – Gly –Ala
H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2 (CH3)-COOH
+) Phe – Ala – Gly
H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH
Bài 3: Thủy phân 500 mg một protein chỉ thu được các amino axit sau:
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2 )-COOH (A): 44 mg
CH3-CH(NH2 )-COOH (B): 178mg
(CH3 )2 CH-CH(NH2 )-COOH (C): 47 mg
HSCH2 CH(NH2 )COOH (D): 48 mg
HO-CH2-CH(NH2 )-COOH (E): 105 mg
HOOC-CH2-CH(NH2 )-COOH (F): 133 mg
H2 N-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2 )-COOH (G): 44 mg
Xác định tỉ số mol các amino axit trong phân tử protein.
Hướng dẫn:
Tỉ lệ mol: A: B: C: D: E: F: G
= 1:6,68:1,342:1,325:3.34:3,34:1 = 3:20:4:4:10:10:3
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về protein?
A. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tửu khối từ vài chục ngàn đến vài triệu đvC
B. Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống.
C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc ∝ - và β – amino axit
D. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản
Đáp án: C
Bài 2: Thủy phân một peptit có cấu tạo như sau:
H2N – CH2 – CONH – CH(CH3) – CONH – CH(COOH) – CH2CH2COOH
Sản phẩm nào sau đây là không thể có sau khi thủy phân?
A. Glu – Gly
B. Alu – Glu
C. Ala
D. Gly – Ala
Đáp án: A
Bài 3: Chuỗi polipeptit có cấu tạo:
[-NH – CH(CH3) – CONH – CH(CH3) – CO -]
Là sản phẩm thu được của sự trùng ngưng hợp chất nào sau đây?
A. Glyxin
B. Glicocol
C. Alanin
D. Axit aminocaproic
Đáp án: C
Bài 4: Khi tiến hành thủy phân protein đến cùng sẽ thu được khoảng bao nhiêu amino axit khác nhau?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20
Đáp án: D
Bài 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ thu được hỗn hợp các amino axit
B. Phân tử khối của một amino axit (gồm một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH) luôn là số lẻ
C. Các amino axit đều tan trong nước
D. Dung dịch amino axit không làm quỳ tím đổi màu.
Đáp án: D
Bài 6: Khi bị dây axit HNO3 lên da thì chỗ da đó có màu vàng. Giải thích nào đúng ?
A. Là do protein ở vùng da đó có phản ứng màu bure tạo màu vàng.
B. Là do phản ứng của protein ở vùng da đó có chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.
C. Là do protein tại vùng da đó bị đông tụ màu vàng dưới tác của axit HNO3.
D. Là do sự tỏa nhiệt của axit, nhiệt tỏa ra làm đông tụ protein tại vùng da đó.
Đáp án: B
Bài 7: Câu nào sau đây không đúng ?
A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Phân tử các protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.
C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.
D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh
Đáp án: C
Bài 8: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Liên kết của nhóm –CO– với nhóm –NH– giữa hai đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết peptit.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản bằng enzim thu được các a-amino axit.
Đáp án: B
Bài 9: Câu nào sau đây không đúng ?
A. Thuỷ phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho một hỗn hợp các muối của amino axit.
B. Phân tử khối của một amino axit (gồm 1 chức –NH2 và 1 chức –COOH) luôn là số lẻ.
C. Các amino axit đều tan trong nước.
D. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu.
Đáp án: D
Bài 10: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là :
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
Đáp án: C
Bài viết gợi ý:
1. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP ĐIỂN HINH VỀ HNO3 VÀ ION NO3- TRONG MÔI TRƯỜNG H+
2. Peptit-Protein
3. Glucozơ- Fructozơ
4. Giải bài tập bằng phương pháp đồ thị phần 1
5. Danh pháp các hợp chất hữu cơ
6. Đề thi Hóa Học về Amoni hay và khó
7. Cacbohidrat
Từ khóa » Bài Tập Về Peptit Và Protein
-
3 Dạng Bài Tập Về Peptit, Protein Trong đề Thi Đại Học Có Giải Chi Tiết
-
3 Dạng Bài Tập Cơ Bản Về Peptit Và Protein 2K1 Cần Nắm Rõ - CCBOOK
-
Bài Tập Thủy Phân Peptit Và Protein
-
Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về Peptit – Protein
-
Phương Pháp Giải Bài Tập Peptit - Protein
-
Chuyên đề 16 Lý Thuyết Và Bài Tập Về Peptit Và Protein - Tài Liệu Text
-
Phân Dạng Bài Tập Về Peptit
-
Các Dạng Bài Tập Về Peptit Và Phương Pháp Giải - Thư Viện Đề Thi
-
Phương Pháp Giải Các Bài Tập Về Peptit (P1) - Thầy Vũ Khắc Ngọc
-
Lý Thuyết Về Amin - Thầy Dũng Hóa
-
Bài Giảng Tiết Tự Chọn 7: Bài Tập Về Peptit-Protein - Giáo Án Mẫu
-
Chuyên đề Bài Tập Peptit Và Protein ôn Thi THPTQG Môn Hóa Năm ...
-
Lý Thuyết Về Peptit Và Protein: Khái Niệm, Tính Chất Và Vai Trò
-
Phương Pháp Giải Nhanh Bài Tập Thủy Phân Peptit Và Protein