Lý Thuyết Về Peptit Và Protein: Khái Niệm, Tính Chất Và Vai Trò

Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tất tần tật lý thuyết về Peptit và Protein

Các kiến thức chuyên sâu về phần peptit và protein bạn tham khảo thêm:

Các dạng bài tập về peptit có lời giải chi tiết

Bài tập peptit hay và khó trọng tâm hay có trong kì thi THPT

Tổng hợp các dạng bài tập thủy phân PEPTIT

Phương pháp quy đổi peptit và bài tập minh họa

Lý thuyết về peptit và protein

  • Lý thuyết về peptit và protein: biết khái niệm và vai trò của peptit và protein trong cơ thể sinh vật
  • Biết sơ lược về cấu trúc và tính chất của peptit và protein

I- Peptit

1, Khái niệm, cấu tạo, phân loại

a, Khái niệm

  • Là loại hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit
  • Liên lết peptit là liên kết – CO- NH- giữa hai đơn vị α amino axit. Nhóm CO – NH giữa hai đơn vị α amino axit được gọi là nhóm peptit

liên kết peptide

b, Cấu tạo phân tử

Phân tử peptit được hợp thành từ các gốc α-amino axit bằng liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn nhóm COOH

liên kết peptit

c, Phân loại

  • Oligopeptit là những peptit có từ 2 – 10 gốc α-amino axit và đc gọi tương ứng là đi-; tri-; …
  • Polipeptit là những peptit có từ 11-50 gốc α-amino axit. Đây là cơ sở để tạo nên protein

– Cách biểu diễn các peptit: ghép từ tên viết tắt của các gốc α-amino axit theo trật tự của chúng. Ví dụ: hai đipeptit từ alanin và glyxin là: Ala-Gly và Gly-Ala

2, Tính chất hóa học

a, Phản ứng thủy phân

Khi thủy phân hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau

  • Trong môi trường trung tính:

n-peptit + (n-1)H2O → aminoaxit

  • Trong môi trường axit HCl

n-peptit + (n-1)H2O + (n+x)HCl → muối amoniclorua của aminoaxit

Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n-peptit

  • Trong môi trường bazo NaOH:

n-peptit + (n+y)NaOH → muối natri của aminoaxit + (y+1)H2O

Trong đó y là mắt xích của Glutamic trong n-peptit

  • Lưu ý: trường hợp thủy phân không hoàn toàn peptit thì ta thu được hỗn hợp aminoaxit và các oligopeptit. Khi gặp bài toán dạng này chúng ta có thể sử dụng bảo toàn số mắt xích của một loại aminoaxit nào đó kết hợp với bảo toàn khối lượng

Phản ứng thủy phân

b, Phản ứng màu biure:

Trong môi trường kiềm, những peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím

II- Protein

1, Khái niệm, cấu tạo, phân loại

a, Khái niệm

– Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối tử vài chục nghìn đến vài triệu

b, Cấu tạo của protein

  • Protein được tạo bởi nhiều gốc α-amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit, nhưng khối lượng lớn hơn và phức tạp hơn peptit(n≥50, n là số gốc α-amino axit)
  • Các phân tử protein khác nhau không những bởi các gốc α-amino axit khác nhau mà còn bởi số lượng, trật tự sắp xếp của chúng khác nhau.

Cấu tạo protein

c, Phân loại: chia làm 2 loại

  • Protein đơn giản: khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit
  • Protein phức tạp: được tạo thành từ protein đơn giản và các thành phần “phi protein” như axit nucleic,..

2, Tính chất vật lý

  • Nhiều protein tan được trong nước thành dung dịch keo và bị đông tụ khi đun nóng. Sự đông tụ và kết tủa protein cũng xảy ra khi cho axit, bazo hoặc một số muối vào dung dịch protein
  • Có một số loại protein không tan được trong nước, không bị đông tụ hay kết tủa như: tóc, móng ( tay, chân),…

3, Tính chất hóa học

  • Bị thủy phân thành các gốc α-amino axit nhờ xúc tác axit, bazo hoặc enzim tương tự như peptit. Nếu không thủy phân hoàn toàn sẽ tạo ra các oligopeptit
  • Có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo hợp chất mày tím. Đây là phản ứng dùng để phân biệt protein
  • Phản ứng màu với HNO3 đặc tạo kết tủa màu vàng

4, Vai trò

  • Protein có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sống của con người và sinh vật. Vì vậy, protein là cơ sở tạo nên sự sống
  • Protein là thành phần chính trong thức ăn của người và động vật

Xem thêm:

Lý thuyết Anilin C6H7N: tính chất hóa học, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng

Từ khóa » Bài Tập Về Peptit Và Protein