Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Năm 2022 Như Thế Nào?

Mục lục bài viết

Toggle
  • Mã vạch là gì?
  • Thủ tục Đăng ký mã vạch sản phẩm như thế nào?
  • Chi phí (lệ phí) đăng ký mã vạch năm 2024?
  • Các bước đăng ký mã vạch sản phẩm tại Luật Hoàng Phi
  • Hỏi đáp nhanh về mã vạch và các vấn đề liên quan đến mã vạch

Mã vạch là gì?

Mã vạch (Barcode) là một công nghệ được sử dụng rộng rãi để mã hóa thông tin về sản phẩm hoặc hàng hóa, mã vạch được tạo ra bằng cách sắp xếp các đường thẳng và khoảng trống với các chiều rộng khác nhau theo một quy định nào đó.

Mỗi mã vạch có thể chứa thông tin như tên sản phẩm, giá cả, ngày sản xuất và ngày hết hạn, số lô sản phẩm, quy cách đóng gói và nơi sản xuất.

Mã vạch có thể được đọc bằng các thiết bị đọc mã vạch (barcode scanner) bằng cách đưa thiết bị qua các đường thẳng và khoảng trống của mã vạch. Sau đó, các thông tin được chứa trong mã vạch sẽ được giải mã và hiển thị trên màn hình hoặc lưu trữ vào máy tính. Mã vạch được sử dụng rộng rãi trong quản lý hàng hóa, bán lẻ, kho bãi và nhiều ngành công nghiệp khác để tăng tốc độ và độ chính xác trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu.

Hướng dẫn Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm

Thủ tục Đăng ký mã vạch sản phẩm như thế nào?

Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm cần đăng ký mã vạch

Hiện nay, GS1 có các mã sau tương ứng với số lượng sản phẩm sẽ gắn mã vạch để khách hàng tham khảo và lựa chọn mã.

– Mã GCP -10: Dưới 100 mã vạch

– Mã GCP -9: Trên 100 mã vạch đến dưới 1000 mã

– Mã GCP -8: Trên 1000 mã đến dưới 10.000 mã

– Mã GCP -7: Trên 10.000 mã đến dưới 100.000 mã

Do đó, tùy thuộc vào số lượng sản phẩm mà khách hàng sẽ chọn gói đăng ký mã vạch phù hợp với nhu cầu.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm

Hồ sơ đăng ký mã vạch bao gồm những tài liệu sau đây:

– 01 Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu Nghị định số 13/2022/NĐ-CP.

– 01 Phiếu đăng ký thông tin theo mẫu quy định cho cơ sở dữ liệu GS1

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) hoặc quyết định thành lập (bản sao) tùy thuộc vào đối tượng đăng ký là doanh nghiệp sản xuất hay tổ chức khác.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tới cơ quan đăng ký

Hồ sơ đăng ký mã vạch sẽ được nộp tại Tổng cục đo lường chất lượng theo thông tin như sau:

Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ

Địa chỉ: 8 Đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Để nộp hồ sơ, quý khách hàng sẽ đến trực tiếp địa chỉ của TCĐLCL hoặc gửi qua đường bưu điện.

Bước 4:  Thẩm định hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Hồ sơ đăng ký mã vạch sau khi nộp sẽ được thẩm định tại Cơ quan đăng ký từ 5-7 ngày làm việc.

Bước 5: Cấp mã vạch và giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp

Sau khi thẩm định xong hồ sơ đăng ký và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp mã vạch cho doanh nghiệp để sử dụng trước, giấy chứng nhận đăng ký mã vạch sẽ được cấp cho đơn vị đăng ký sau đó khoảng 30 ngày làm việc.

Đăng ký mã vạch sản phẩm

Chi phí (lệ phí) đăng ký mã vạch năm 2024?

Về cơ bản, chi phí đăng ký mã vạch sẽ được phân loại thành hai nhóm: (i) Sử dụng dịch vụ đăng ký (ii) không sử dụng dịch vụ.

Chi phí đăng ký mã số mã vạch không sử dụng dịch vụ

Trường hợp này, cá nhân, tổ chức sẽ chỉ phải đóng phí theo quy định của nhà nước. Thông tin biểu phí nhà nước cụ thể được nêu rõ tại Thông tư 232/2016/TT-BTC, mọi người có thể xem chi tiết ở bảng sau.

chi phí đăng ký mã vạch

Chi phí đăng ký mã vạch sử dụng dịch vụ

Đối với nhóm này, ngoài khoản phí bắt buộc của nhà nước, cá nhân, tổ chức sẽ phải chi trả thêm cho đơn vị được thuê thực hiện mọi thủ tục liên quan đến việc đăng ký mã số mã vạch một khoản phí theo thỏa thuận của hai bên.

Mỗi một đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ có những báo giá khác nhau. Tại Công ty Luật Hoàng Phi, chi phí cho việc đăng ký mã vạch sẽ phu thuộc vào số lượng sản phẩm và được chia thành 3 gói:

Gói 1: 2.500.000 VND – Áp dụng cho gói mã vạch 10 số (tối đa 100 sản phẩm)

Gói 2: 3.200.000 VND – Áp dụng cho gói mã vạch 9 số (tối đa 1.000 sản phẩm)

Gói 3: 4.000.000 VND – Áp dụng cho gói mã vạch 8 số (tối đa 10.000 sản phẩm)

Lưu ý: Chi phí nêu trên đã bao gồm phí dịch vụ, phí chính thức nộp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhưng không bao gồm 10% VAT.

Các bước đăng ký mã vạch sản phẩm tại Luật Hoàng Phi

Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đăng ký mã số mã vạch, Công ty Luật Hoàng Phi đã và đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Với ưu điểm vượt trội là đội ngũ hơn 30 luật sư, chuyên viên pháp lý vững chuyên môn, Công ty Luật Hoàng Phi có 12 năm kinh nghiệm đăng ký mã vạch cho hơn 3000 cá nhân, tổ chức, tận tình hỗ trợ khách hàng mọi nơi, mọi lúc.

Trong quá trình tư vấn và cung cấp dịch vu đăng ký mã số mã vạch sản phẩm, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:

– Tư vấn lựa chọn loại MSMV, số lượng MSMV phù hợp với quy mô, dự định của Doanh nghiệp.

– Tư vấn lựa chọn film master MSMV phù hợp với đặc thù sản phẩm của Doanh nghiệp.

– Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ đăng ký MSMV. Hỗ trợ Doanh nghiệp thực hiện Bản mô tả chi tiết sản phẩm được dùng để đăng ký MSMV.

– Nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận MSMV tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ. Nhận film master MSMV và chuyển tới Doanh nghiệp để in ấn và sử dụng.

– Tư vấn doanh nghiệp cách sử dụng film master Mã số mã vạch trong in ấn.

– Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình sử dụng mã số mã vạch.

Thông tin liên hệ đăng ký mã vạch sản phẩm

Mọi thông tin cần thiết liên quan, khách hàng vui lòng liên hệ

– Địa chỉ Email: lienhe@luathoangphi.vn

– Gặp chuyên viên yêu cầu dịch vụ: 0462852839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 096.1981.886 – 0981.378.999

Qua bài viết đăng ký mã vạch này của Luật Hoàng Phi, chắc chắn quý khách hàng đã hiểu rõ hơn về quy trình, hồ sơ, mức xử phạt, dịch vụ… Nếu cần tư vấn, hỗ trợ thêm, các luật sư, chuyên viên của Luật Hoàng Phi luôn sẵn sàng giúp đỡ.

Hỏi đáp nhanh về mã vạch và các vấn đề liên quan đến mã vạch

Có thể đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online (trực tuyến) được không?

Hiện này, trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia – GS1 Việt Nam triển khai hệ thống đăng ký mã số mã vạch trực tuyến qua cổng thông tin VNPC: https://vnpc.gs1.gov.vn/

Các bước cần thiết để đăng ký mã vạch trực tuyến như sau:

– Bước 1: Đăng ký tài khoản doanh nghiệp

Trong bước này, doanh nghiệp phải hoàn thành thông tin bắt buộc theo trường thông tin để tạo tài khoản trực tuyến.

– Bước 2: Sau khi được cấp tài khoản, doanh nghiệp tiến hành đăng ký mã vạch trực tuyến

– Bước 3: Lựa chọn hình thức thanh toán online và đóng phí thông qua chuyển khoản

– Bước 4: Nộp hồ sơ giấy tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, tầng 2 nhà H, số 8 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Bước 5: Nhận mã doanh nghiệp, bắt đầu tạo mã vạch cho sản phẩm

– Bước 6: Kê khai đầy đủ thông tin sản phẩm trên hệ thống VNPC, sau đó phát hành và công bố

Thời gian đăng ký mã số mã vạch bao lâu?

Trong khoảng thời gian từ 05- 07 ngày làm việc tính từ thời điểm hồ sơ được nộp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, quý khách hàng sẽ được cấp và sử dụng mã số mã vạch nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Giấy chứng nhận quyền mã số mã vạch sẽ được cấp cho người đã ký sau 1 tháng. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, TCĐLCL sẽ nêu rõ nguyên nhân, cá nhân, tổ chức sẽ phải sửa đổi, bổ sung và gửi lại trong thời gian sớm nhất.

Muốn sử dụng mã vạch nước ngoài phải làm như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá có quy định trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng mã vạch nước ngoài đã được in trên sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin phép sử dụng mã vạch cho sản phẩm đó tại Viện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

Hồ sơ cho việc xin phép sử dụng mã vạch nước ngoài sẽ bao gồm:

(i) Giấy ủy quyền của công ty nước ngoài cho phép công ty tại Việt Nam được sử dụng mã vạch nước ngoài gắn lên sản phẩm

Lưu ý: Giấy ủy quyền nêu trên cần phải được công chứng tại quốc gia của công ty nước ngoài đang sử dụng mã vạch;

(ii) Bản Danh mục sản phẩm sẽ sử dụng mã vạch nước ngoài (theo mẫu của cơ quan đăng ký);

(iii) Công văn của doanh nghiệp Việt Nam đề nghị được sử dụng mã số mã vạch nêu trên;

Chi phí cho việc sử dụng mã vạch nước ngoài sẽ được tính trên cơ sở số lượng mã sản phẩm sẽ được sử dụng như sau:

+ Ít hơn hoặc bằng 50 sản phẩm: 500.000 VND/01 hồ sơ

+ Với mỗi sản phẩm tăng thêm (trên 50 sản phẩm): 10.000 VND/01 sản phẩm tăng thêm

Như vậy, để không phải đăng ký mã vạch lại và được sử dụng mã vạch nước ngoài, Anh cần thực hiện các thủ tục nêu trên tại cơ quan đăng ký.

Có được chuyển nhượng mã số mã vạch hay không?

Theo quy định mã số, mã vạch sẽ được cấp cho đơn vị (công ty) đăng ký và chỉ công ty đăng ký mã vạch mới được quyền sử dụng mã số mã vạch này cho sản phẩm công ty. Do đó, luật quy định sẽ không được phép chuyển nhượng mã vạch.

Đăng ký mã vạch có phải bắt buộc không?

Pháp luật hiện hành chưa có bất kỳ một văn bản nào quy định việc đăng ký mã vạch là bắt buộc. Nên khách hàng hoàn toàn có thể tự quyết định xin cấp mã vạch hay không.

Từ khóa » Thủ Tục đăng Ký Barcode