'Đánh Thức' Giống Sâm Quý Tại Quảng Bình - Tuổi Trẻ Online

‘Đánh thức’ giống sâm quý tại Quảng Bình - Ảnh 1.

Hoa sâm tiến Vua

Sâm Bố Chính có tên khoa học là Abelmoschus sagittifolium, được phát hiện đầu tiên ở Châu Bố Chính (nay là huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cách đây khoảng 300 năm trước. Giống sâm quý này có tên gọi theo địa danh là Sâm Bố Chính. Đây là một trong những sản vật của người dân vùng châu Bố Chính ngày xưa cung tiến vua nên còn được gọi là Sâm Tiến Vua.

Chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe

Sâm Tiến Vua là một loại thực vật có hoa thuộc họ cẩm quỳ. Theo các tài liệu, đây là một loại thảo dược quý, được ghi vào dược điển Việt Nam năm 2002 và nhiều tài liệu Đông y khác của nước ta.

Trong sâm chứa nhiều hoạt chất quan trọng, tốt cho sức khỏe như Saponi, dược tính được đánh giá rất cao và là loại sâm có hàm lượng chất nhầy, tinh bột lên đến 40%.

Theo một chuyên gia trong ngành sâm và dược Liệu, con người từ lâu đã biết sử dụng nhân sâm để hỗ trợ điều trị các bệnh của tuổi già, tăng cường sức khỏe. Ở nước ta, Sâm Bố Chính là cây thuốc bổ được sử dụng từ lâu và được ghi vào Dược điển Việt Nam có công dụng tốt cho sức khỏe.

Tiếp tục trồng và phát triển cây sâm

Trải qua một thời gian bị lãng quên vì lý do lịch sử, cũng như bị khai thác quá mức, dòng sâm bị cạn kiệt. Gần đây giống sâm quý này đang được trồng nhiều trên vùng đất Quảng Bình và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.

Một số đơn vị trồng sâm muốn phát triển dược liệu quý này theo hướng bền vững nên đã chủ động nghiên cứu và áp dụng phương pháp hữu cơ vào quá trình canh tác. Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Sâm Bố Chính, trụ sở tại TP. HCM, là một trong những đơn vị tiên phong đầu tư nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị khoa học áp dụng kỹ thuật, phương pháp hữu cơ trong việc trồng và phát triển cây sâm.

Công ty Sâm Bố Chính phối hợp với Trung Tâm Nông Nghiệp Công Nghệ Cao TP.HCM tổ chức trồng, nghiên cứu các phương pháp kỹ thuật để phát triển cây sâm trên vùng đất Quảng Bình.

Bước đầu xây dựng quy trình trồng sâm Bố Chính, đã tiến hành nhân giống sâm này bằng phương pháp giâm hom, nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm cho loai sâm này nảy chồi và ra lá, sinh trưởng ổn định, khỏe mạnh trước khi khai thác.

Sản lương bình quân trên 1 hecta đạt 4 tấn - 5 tấn, mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng sâm.

‘Đánh thức’ giống sâm quý tại Quảng Bình - Ảnh 2.

Cánh đồng trồng sâm tiến Vua

Bài toán tìm đầu ra cho cây sâm

Như bao loại nông sản khác ở Việt Nam, việc tìm đầu ra cho cây sâm là bài toán không hề đơn giản. Muốn phát triển cây sâm lên tầm quy mô, xây dựng thương hiệu cho cây sâm, bài toán đầu ra cho cây sâm phải được giải quyết, phải có sự đầu tư một cách khoa học, hợp lý .

Khảo sát trên thị trường, nhiều sản phẩm chế biến từ sâm do các nhà vườn, hợp tác xã thực hiện đa số là các sản phẩm thô, sơ chế như trà, sâm khô... chưa thực sự hấp dẫn, thu hút người sử dụng.

Công ty Sâm Tiến Vua với sự tư vấn của Trung Tâm sâm và dược liệu, phối hợp với Trường đại học công nghiệp thực phẩm đã đầu tư vào nghiên cứu, chế biến sản phẩm từ cây sâm một cách khoa học.

Sản phẩm ban đầu được giới thiệu ra thị trường là nước Sâm Tiến Vua, một dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cung cấp bổ sung các hoạt chất tốt có từ trong sâm, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người sử dụng. Bước đầu, sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã.

Để phát triển cây sâm, các doanh nghiệp như Sâm Tiến Vua đã chủ động nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm chất lượng bảo đảm tiêu chuẩn, ngoài ra, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý các cấp, đồng thời, sự đón nhận của người tiêu dùng Việt sẽ giúp cây sâm quý được đánh thức và phát huy tác dụng vốn có.

‘Đánh thức’ giống sâm quý tại Quảng Bình - Ảnh 3.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Từ khóa » Trồng Sâm Bố Chính ở Quảng Bình