Sâm Bố Chính - Cây Thuốc Quý ở Vùng đất Quảng Bình - Topquangbinh
Có thể bạn quan tâm
Từ rất lâu, con người để phục vụ cho mục đích chữa bệnh cũng như là nhu cầu cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ đã tìm kiếm và sử dụng rất nhiều loại dược liệu quý hiếm đến từ thiên nhiên. Những cây thuốc quý này luôn được săn đón và tìm mua với mức giá vô cùng đắt đỏ. Đặc biệt trong số đó chính là những cây thuộc họ nhà sâm. Ở Hàn Quốc, ta thường được nghe đến những cây nhân sâm quý hiếm thì đến Việt Nam ta cũng được biết đến sâm bố chính – một loại dược liệu với công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Tóm Tắt Nội Dung ẩn Nguồn gốc của cây sâm bố chính Đặc điểm của cây sâm bố chính Đặc điểm bên ngoài: Đặc điểm thành phần (hóa học): Những giống cây sâm bố chính Cây sâm bố chính và những công dụng tuyệt vời Các cách sử dụng sâm bố chính để làm thuốc hiệu quả Ngâm rượu sâm bố chính Sâm bố chính pha trà, nấu nước uống mỗi ngày Ngâm cùng với mật ong Sâm bố chính có được bán với giá bao nhiêu Các địa điểm tìm mua sâm bố chính uy tín tại Quảng BìnhNguồn gốc của cây sâm bố chính
Thực tế, nguồn gốc ban đầu của cây sâm này chính không phải là từ tỉnh Quảng Bình. Sâm bố chính đầu tiên được biết đến với tên gọi là Sâm thổ hào, là một loại cây thuộc nhóm thực vật có hoa thuộc họ Cẩm quỳ.
Sâm thổ hào trước kia có nguồn gốc tại Thanh Hà, Thanh Chương, Nghệ An. Qua thời gian những gốc sâm Thổ Hào tự nhiên bị khai thác dần cạn kiệt. Để phục hồi loại sâm quý “tiến vua”, là dược liệu quý để dâng vua, tiến chúa từ những năm 1400. Được danh y Hải Thượng Lãn Ông dùng làm thuốc lần đầu tiên tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nên thường được gọi với cái tên khác là Sâm Bố Chính.(theo wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2m_b%E1%BB%91_ch%C3%ADnh )
Loại sâm này có tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz và lần đầu tiên được miêu tả khoa học năm 1924.
Ngoài ra, sâm bố chính cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác như: sâm báo, cây sâm bổ, cây bảo sâm, …
Đặc điểm của cây sâm bố chính
Cây sâm quý này không quá hiếm gặp. Là một loại cây có nhiều điểm đặc trưng cũng như thành phần dưỡng chất bên trong khá đa dạng và với nhiều loại hợp chất có lợi cho sức khỏe con người
Đặc điểm bên ngoài:
Cây sâm này thường có hình dạng và đặc điểm khá đơn giản và dễ nhận biết. Và dưới đây là một số điểm đặc trưng của cây sâm bố chính:
Sâm bố chính là cây có hoa, cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ khoảng 50cm đến 1m. Thân cây thường mọc thẳng đứng, đôi khi sẽ bắt gặp chúng dựa sát những gốc cây to vì một số cây có phần thân khá yếu.
Lá cây có màu xanh, hình dạng trái xoan; phần cuối của phiến lá giống hình mũi tên hoặc hình tim, mặt lá có một lớp lông. Lá cây nhỏ dần từ thân lên ngọn và mọc so le với nhau.
Hoa có kích thước lớn chiều dài cuống hoa từ 5-8 cm, đường kính từ 5cm. Hoa có 5 cánh, nhiều màu sắc khác nhau như hồng, đỏ vàng có màu nhạt và trắng dần khi xuống gần nhị hoa. Đài hoa hình túi, có lông và răng nhỏ. Cây thường ra hoa vào độ tháng 6 đến tháng 7.
Quả có hình bầu dục nhìn như quả trứng phủ lông. Lúc đầu sẽ có màu xanh, khi chín quả sẽ chuyển thành màu nâu. Sau khi chính quả cũng tự nứt ra, bên trong quả chứa những hạt màu nâu nhỏ, có hình dáng tương tự quả thận. Những hạt này sẽ được lấy lại để làm hạt giống.
Điều đặc biệt ở loại cây này đó chính là bộ phận rễ cây. Rễ cây sâm quý này phìn to như những củ nhân sâm, có màu vàng nhạt hoặc trắng. Độ lớn của phần rễ cây thường có đường kính từ 1.5 – 2cm. Và bộ phận này cũng chính là nơi hội tụ tinh hoa của một cây sâm bố chính, chứa những thành phần có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh.
Đặc điểm thành phần (hóa học):
Cây sâm bố chính được xem là một loại cây quý, một cây thuốc tốt đó chính là bởi những thành phần nằm trong cây, đặc biệt là trong phần rễ phình to của cây. Trong y học cổ truyền, loại sâm quý này được miêu tả là có vị ngọt nhẹ, hàn tính và có cảm giác hơi nhớt.
Trong thành phần của rễ cây sâm bố chính, người ta nguyên cứu và tìm thấy được rất nhiều thành phần khác nhau bao gồm các acid béo, acid hữu cơ, hơn 10 loại acid amin khác nhau, … Tất cả đều là những thành phần có lợi cho cơ thể, tác dụng lớn trong việc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, khí huyết, …
Theo nguyên cứu cho thấy, trong củ của rễ cây sâm này có chứa phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic. Hàm lượng lipid là 3,96%. lipit gồm acid myristic, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic. Hàm lượng protein toàn phần là 0,23g %, hàm lượng protid là 1,26g %. Các amino acid gồm 11 chất, trong đó có histidin, arginin, threonine, alanine,proline, tyrosine, valin, phenylalanine và leucine. Hàm lượng tinh bột là 15,14% và chất nhầy là 18,92%. Chất nhầy là D-glucose và L-rhamnose. Ngoài ra, còn có 13 nguyên tố: Na, Ca, Mg, Al, So Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P.
(theo wiki: https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2m_b%E1%BB%91_ch%C3%ADnh )
Hiện nay, vì những công dụng tuyệt vời mà sâm bố chính đem lại, ở nhiều nơi đã thực hiện trồng và nhân giống loại cây này với nhiều quy mô lớn và nhỏ khác nhau. Cây sâm quý này được trồng ở nhiều địa phương tuy nhiên ta có thể tìm thấy số lượng lớn những cây sâm bố chính đặc biệt ở các tình như Quảng Bình, Hòa Bình.
Những giống cây sâm bố chính
Theo như nghiên cứu thì cây sâm bố chính không chỉ có một loại. Chúng xuất hiện nhiều giống cây khác nhau. Sự khác nhau này xuất hiện từ đặc điểm bên ngoài, loại đất trồng cũng như là hàm lượng dưỡng chất trong củ ở rễ cây. Về cơ bản thì có 4 loại cây sâm quý hiếm này được phân loại theo màu hoa như sau:
Cây có hoa màu đỏ: Đây là loại cây có hàm lượng dưỡng chất cũng như dược tính trong thành phần cao nhất. Phần rễ của cây phình to và ít phân nhánh. Loại cây hoa đỏ này thường được tìm thấy ở vùng đồi núi Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tuy giống cây này có hàm lượng dưỡng chất cao, nhưng do khai thác nhiều lại không được chăm sóc và nhân giống riêng biệt nên giống cây này khá hiếm và đang dần ít đi.
Cây có hoa màu hồng: Đây là loại hoa xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng. Người ta thường trồng loại cây này để làm cảnh vì công dụng làm thuốc của giống cây này thấp và ít dược tính hơn so với loại sâm có hoa màu đỏ.
Cây có hoa màu đỏ hồng: Đây là giống cây sâm bố chính mọc nhiều và phổ biến nhất. Chúng được trồng ở nhiều nơi, nhiều tỉnh thành khắp cả nước. Lý do mà người ta đầu tư và nhân giống loại sâm bố chính này nhiều đó chính là vì giống cây này thích nghi và sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, vùng khí hậu khác nhau. Ngoài ra, loại sâm bố chính hoa đỏ hồng này còn cho sản lượng lớn, thu được nguồn lợi cao hơn.chính vì vậy mà chúng ta thường bắt gặp giống sâm bố chính này là chủ yếu.
Cây có hoa màu vàng: Trong 4 giống cây thì đây là giống sâm bố chính ít được người ta khai thác nhất. Lý do là vì, giống cây này không có củ, vì vậy không đem lại dược tính và không phù hợp để dùng làm thuốc.
Ngoài ra, cây sâm bố chính còn được phân loại vùng đất và địa hình. Chúng được phân thành 3 loại là chủ yếu: Địa hình núi thấp (vùng Tây Nguyên và Trung Bộ Việt Nam), Địa hình bán sơn địa* (vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh An Giang, Kiên Giang), Địa hình đồng bằng phù sa
* vùng bán sơn địa: là vùng đất vừa có nhiều núi, vừa có nhiều khoảng đất trống rộng bằng phẳng
Cây sâm bố chính và những công dụng tuyệt vời
Nói đến dược tính của sâm bố chính thì loại cây này có dược tính rất cao, chứ nhiều thành phần có lợi cho việc điều trị bệnh. Cây thuốc này được biết đến nhiều hơn sau khi được thần y Hải Thượng Lãn Ông dùng làm thuốc chữa bệnh ở Bố Trạch, Quảng Bình. Thậm chí, để nói về dược tính của loại cây này, người ta còn so sánh gần ngang ngửa so với loài sâm Ngọc Linh. Loài sâm quý này có rất nhiều nhiều công dụng khác nhau. Và dưới đây là một số công dụng chính mà loại sâm này đem lại:
Chữa trị các bệnh về đường hô hấp: Đây được xem là một trong những công dụng chính của sâm bố chính được nhiều người sử dụng. Từ hồi xưa, vị danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng đã dùng loại sâm quý này để làm thuốc chữa bệnh họ, nóng sốt. Ngày nay, người ta thường kết hợp sâm bố chính cùng với cam thảo để điều chế ra thuốc chữa trị các bệnh như ho, viêm họng, viêm phế quản, bệnh lao phổi. Đặc biệt, liều thuốc này an toàn và có thể dùng cho cả trẻ em.
Chữa trị các bệnh liên quan đến khí huyết: Công dụng phổ biến thứ hai của loại sâm bố chính này đó chính là giúp lưu thông khí huyết, bồi bổ và gia tăng khí huyết. Đặc biệt, công dụng này thường được sử dụng cho những người bị mất máu nhiều, hay thường dùng cho phụ nữ trong việc điều tiết kinh nguyệt. Với những ai bị rối loạn kinh nguyệt, hay bị rong kinh dẫn đến thiếu máu và suy nhược, việc sử dụng loại sâm này sẽ giúp cho người bệnh điều hòa được chu kỳ kinh nguyệt, tránh bị suy nhược do thiếu máu, mất nhiều máu. Để phát huy được tối đa công dụng trên, sâm bố chính thường được dùng kết hợp với ngải cứu, củ ấu, cỏ nhọ nồi, ích mẫu, …
Chữa bệnh đổ nhiều mồ hôi: Đối với những người có thể trạng hay ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi ở tay và chân, sâm bố chính sẽ là một bài thuốc hiệu quả, giúp giảm hiện tượng tiết ra nhiều mồ hôi quá mức. Để trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, người ta thường kết hợp sâm bố chính với những loại dược liệu khác như địa hoàng thán, quế nhục, … Uống bài thuốc này mỗi ngày bệnh sẽ được cải thiện một cách rõ rệt và hiệu quả.
Chữa các bệnh liên quan đến hệ thần kinh: Ngoài những công dụng kể trên, loại sâm quý này còn được dùng để chữa những bệnh về suy nhược thần kinh, chứng bệnh mất ngủ, chứng lo âu hay trầm cảm. Sâm bố chính được biết đến là một vị thuốc có tác dụng an thần, giúp điều hòa và cải thiện giấc ngủ. Từ đó, giúp tinh thần được cải thiện, giảm thiểu căng thẳng, giúp thần kinh được thả lỏng, nghỉ ngơi.
Hỗ trợ sức khỏe và khả năng sinh lý: củ của loài sâm này còn được biết đến với công dụng tăng cường và cải thiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh lý nam giới. Với việc sử dụng kết hợp cùng một số loại dược liệu khác như sâm cau, bài thuốc này sẽ giúp tăng ham muốn cũng như nhu cầu tình dục ở nam giới, từ đó cải thiện các bệnh liên quan đến yếu sinh lý, giảm hiện tượng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, … từ đó khiến cho cánh đàn ông trở nên tự tin hơn, cải thiện đời sống vợ chồng.
Ngoài những công dụng chính được biết đến ở trên, Sâm bố chính là một loại dược liệu đa năng, đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Ngoài ra, khi sử dụng với các loại dược liệu khác nhau, sâm bố chính còn giúp chữa trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng kém ăn ở trẻ nhỏ, điều trị các bệnh như kinh đới, suy nhược cơ thể, đau nhức xương khớp, chóng mặt, khí hư,…. Có lẽ, chính bởi những công dụng trên mà loài sâm này được nhiều người biết đến là loại dược liệu quý ở Việt Nam.
Các cách sử dụng sâm bố chính để làm thuốc hiệu quả
Cây sâm này có nhiều công dụng tốt như trên, vậy phải làm sao để có thể sử dụng và khai thác hiệu quả được những công dụng đó một cách an toàn?
Sâm bố chính là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, thường được kết hợp với những dược liệu khác và trở thành những bài thuốc nam với tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, những bài thuốc này được làm bởi những thầy thuốc, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Vì vậy, cách làm này không phải mà một gợi ý tốt cho mọi người. Tuy nhiên, có một số cách sử dụng sâm bố chính đơn giản và dễ dàng hơn, phù hợp với điều kiện của đa số mọi người. Sau đây sẽ là một số cách sử dụng phổ biến đối với củ của loài sâm này:
Ngâm rượu sâm bố chính
Ngâm rượu được xem là cách làm phổ biến nhất trong các gia đình. Cách làm này khá đơn giản, không cần nhiều nguyên liệu cũng như là dụng cụ.
Đối với việc ngâm rượu, trước tiên ta cần chuẩn bị như sau: mua một bình rượu thủy tinh với dung tích phù hợp; ngoài ra, ta cũng không thể thiếu rượu, rượu nên được mua ở nơi uy tín, chất lượng tốt; và cuối cùng đó chính là nguyên liệu chính của chúng ta – sâm bố chính, ta cần chuẩn bị sâm bố chính được sao vàng hạ thổ và rửa sạch sẽ.
Đối với hình thức ngâm rượu này, chúng ta cần phải lưu ý tỷ lệ giữa lượng rượu và lượng sâm bố chính. Tỷ lệ phù hợp để ngâm đó chính là 1:10, cứ 1kg sâm thì ngâm cùng với 10 lít rượu (có thể sử dụng rượu trắng 40 độ để ngâm). với tỷ lệ này cần ngâm từ 1 -2 tháng để rượu đủ thấm và có tác dụng hiệu quả cao. Khi ngâm theo tỷ lệ 1:10 ta có thể dùng rượu này để chữa các bệnh như yếu sinh lý, giúp người dùng tinh thần thoải mái, tăng ham muốn tình dục.
Ngoài ra có thể ngâm rượu với tỉ lệ 0.5:12, tức là cứ mỗi 12 lít rượu thì ngâm cùng với 0.5 kg sâm. Nếu ngâm theo tỷ lệ như vậy thì cần mất khoảng thời gian dài hơn, từ 3 tháng thì lúc đó rượu mới phát huy được tác dụng. Với cách ngâm này, người dùng có thể sử dụng rượu để chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và giúp đả thông, bồi bổ khí huyết.
Sâm bố chính pha trà, nấu nước uống mỗi ngày
Ngoài phương pháp ngâm rượu ở trên thì sâm bố chính còn được dùng để nấu nước trà uống hằng ngày. Cách làm có lẽ sẽ phù hợp hơn, bởi vì có thể sử dụng cho tất cả mọi người từ người già đến trẻ nhỏ.
Với hình thức này, trước tiên, ta cần phải xử lý phần củ sâm một cách phù hợp. Cách làm này rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần làm sạch sâm bố chính, thái lát mỏng và sau đó đem đi phơi khô dưới nắng. Lúc này ta có thể bảo quản sâm trong thời gian lâu hơn và thuận tiện sử dụng hơn. Mỗi ngày chỉ cần lấy một ít sâm đã được thái lát phơi khô đun lên thành nước trà dùng uống mỗi ngày.
Với cách làm này, ta có thể sử dụng để giúp cải thiện giấc ngủ, tăng cảm giác thèm ăn, giúp bổ sung khí huyết cho người bị suy nhược,…
Ngâm cùng với mật ong
Một cách làm khác cũng được nhiều người biết đến đó chính là ngâm sâm bố chính cùng với mật ong.
Với cách làm này, ta cần một bình thủy tinh, và một lượng mật ong nguyên chất. Đầu tiên, rửa sạch và thái lát mỏng lượng sâm bố chính. Sau đó đem ngâm chúng trong mật ong. Lưu ý, hãy đổ ngập mật ong lên những lát sâm để đảm bảo dưỡng chất thấm đều. Hỗn hợp này cần được ngâm trong vòng từ 2-3 tháng là có thể đem ra dùng. Có hai cách dùng, thứ nhất là ăn những lát sâm, từ 2-3 lát một ngày; thứ hai là dùng nước mật ong ngâm sâm để uống, có thể pha loãng với nước hoặc dùng để pha với trà và uống hàng ngày.
Cách xử lý này giúp cho người lớn và trẻ nhỏ đều dễ sử dụng nhờ vị ngọt của mật ong.
Tuy nhiên có một hạn chế ở cách làm này đó chính là chất lượng của mật ong khó được đảm bảo làm giảm bớt dược tính của sâm vì mật ong giả xuất hiện rất nhiều trên thị trường và khó phân biệt.
Sâm bố chính có được bán với giá bao nhiêu
Một câu hỏi đặt ra là, loại sâm này quý này có dược tính cao và nhiều công dụng như vậy thì liệu giá thành của chúng có đắt đỏ?
Có thể thấy so với những loại sâm được dùng làm thuốc thì sâm bố chính ở Việt Nam được bán với giá cả phải chăng. Giá của chúng thường giao động từ 500k – 1 triệu/kg. Giá bán sẽ tùy thuộc vào xuất xứ cũng như số lượng củ của chúng. Những cây sâm bố chính mọc ở vùng núi tự nhiên sẽ được bán với giá cao hơn. Ngoài ra, củ càng to thì giá càng đắt và càng hiếm. Sâm bố chính loại rẻ thường là từ 7 củ/kg với những củ sâm nhỏ. Và càng ít củ thì sâm càng đắt, ví dụ như sâm có 5 củ/kg sẽ có giá từ 700k.
Có thể thấy đây là một loại dược liệu quý nhưng giá thành không cao. Vì vậy, mua sâm bố chính làm thuốc để sử dụng trong nhà là hoàn toàn đúng đắn và nên làm.
Các địa điểm tìm mua sâm bố chính uy tín tại Quảng Bình
Ngày nay, loài sâm quý này đã được bán rộng rãi hơn ở nhiều nơ trên khắp Việt Nam. Để mua sâm bố chính tốt với giá cả hợp lý, các bạn có thể mua tại các viện y học cổ truyền. Ngoài ra, ở trên mạng cũng có nhiều trang uy tín bán loại sâm này. Và ở Quảng cũng có rất nhiều nơi bán sâm bố chính uy tín. Dưới đây là một số địa điểm bán sâm bố chính chất lượng cho các bạn tham khảo:
Showroom Sâm Bố Chính:
Địa chỉ: 19 Lý Thường Kiệt, Tp. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Ở đây sâm bố chính được bán với rất nhiều loại. Từ những loại đặc biệt, với chất lượng cao đến loại trung bình và vừa. Đặc biệt sâm ở đây được đóng hộp rất đẹp và sang trọng, phù hợp để mua về làm quà.
Ngoài ra, ở đây còn bán những sản phẩm làm từ sâm bố chính như rượu ngâm sâm bố chính, trà sâm bố chính, …
Siêu thị đặc sản Quảng Bình Rosecity:
Địa chỉ: 103 Trương Pháp, Tp. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Ở đây không chỉ bán sâm bố chính mà còn có nhiều loại đặc sản khác của vùng đất Quảng Bình cho du khách thỏa sức lựa chọn. Sâm bố chính ở đây khá chất lượng và đảm bảo. Tuy nhiên vì không phải là một cửa hàng chuyên bán về Sâm bố chính nên những sản phẩm sâm ở đây sẽ không đa dạng như ở showroom, nhưng chúng cũng đủ để du khách có thể lựa chọn và mua về làm quà.
Siêu thị đặc sản miền trung – xứ quảng:
Địa Chỉ: 185 Trương Pháp, Tp. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Đây cũng là một của hàng đặc sản khác nằm trên Đường Trương Pháp. Sản phẩm ở đây cũng rất đa dạng và uy tín. Khách du lịch không chỉ tì mua được loại sâm quý hiếm này mà còn có thể lựa chọn mua về cho những những món đặc sản ngon, bổ, rẻ của Quảng Bình.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về sâm bố chính, một loại dược liệu quý với nhiều công dụng có nguồn gốc ở Quảng Bình. Mong rằng những thông tin trên sẽ phân nào giải đáp được thắc mắc của các bạn cũng như giúp các bạn hiểu rõ hơn về một loại sâm quý của Việt Nam. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại !
4.9/5 - (87 bình chọn)Từ khóa » Trồng Sâm Bố Chính ở Quảng Bình
-
Sâm Bố Chính – Sâm Tiến Vua Niềm Tự Hào Của Quảng Bình
-
'Đánh Thức' Giống Sâm Quý Tại Quảng Bình - Tuổi Trẻ Online
-
NHÂN SÂM BỐ CHÍNH TRỒNG Ở QUẢNG BÌNH, GIÁ CHỈ 690K/KG ...
-
Chuyện Cây Sâm Bố Chính Trên đất Quảng Bình
-
Kỳ Vọng Cây Sâm Bố Chính - UBND Tỉnh Quảng Bình
-
Sâm Bố Chính Quảng Bình - Sản Vật "Tiến Vua" Của Một Vùng Khí ...
-
Sâm Bố Chính – Đặc Sản Quảng Bình - Phong Nha Opentour
-
Kỳ Vọng Cây Sâm Bố Chính
-
Buổi Sáng Tại Trang Trại Sâm Bố Chính | VTV4 - YouTube
-
Sâm Bố Chính Quảng Bình Sản Vật Tiến Vua
-
Những Công Dụng Của Sâm Bố Chính – Quảng Bình - Garden Việt
-
Nữ Doanh Nhân Với Sản Phẩm Sâm Bố Chính Trên đất Chè Thái ...
-
Trồng Sâm Bố Chính, đào Củ Bán Chạy Như Tôm Tươi, Ra Hoa đẹp Mê ...
-
Quảng Bình: Về Lại Vùng đất Khí Thiêng Sông Núi, Bất Ngờ Thấy "rừng ...