Đánh Tráo Khái Niệm Về “quyền Dân Tộc Tự Quyết” Của Những Phần Tử ...

Các nghệ nhân cồng chiêng ở Đắk Lắk luôn giữ gìn và bảo tồn văn hóa của dân tộc mình.
Các nghệ nhân cồng chiêng ở Đắk Lắk luôn giữ gìn và bảo tồn văn hóa của dân tộc mình.

Quyền dân tộc tự quyết và quyền của DTTS là khác nhau

Trong khoản 2 Điều 1 Hiến chương LHQ năm 1945 ghi nhận “Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hòa bình thế giới”.

Như vậy, trong Hiến chương LHQ đã ghi nhận nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết. Tuy nhiên từ “dân tộc” ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng là quốc gia dân tộc, chứ không thể hiểu là nhóm DTTS. Bởi, xét ở góc độ lịch sử, Hiến chương LHQ ra đời trong thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ II (1939 - 1945). Thời kỳ này cùng với cuộc đấu tranh của Lực lượng đồng minh chống phát-xít còn có sự trỗi dậy của các quốc gia dân tộc trên thế giới đòi độc lập.

Hơn nữa, ngày 14/12/1960, Đại hội đồng LHQ ban hành Nghị quyết số 1514 (XV) thông qua Tuyên bố về “Trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa”; tại Điều 2, Nghị quyết chỉ rõ: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết, trong đó có quyền thiết lập chế độ chính trị và thực hiện sự phát triển KT-XH và văn hóa của mình”. Điều này, tiếp tục được khẳng định trong nhiều điều ước quốc tế khác sau này.

Còn khái niệm về “quyền của người DTTS” cũng được chính thức ghi nhận trong hai Công ước quốc tế là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của LHQ (UDHR) năm 1948: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội” (Điều 2) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 ghi: “Tại những nước có nhiều nhóm DTTS, tôn giáo và ngôn ngữ cùng chung sống, thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không thể bị tước bỏ quyền được thụ hưởng nền văn hóa riêng, quyền được thể hiện và thực hành tôn giáo riêng hoặc quyền được sử dụng tiếng nói riêng của họ” (Điều 3).

Như vậy, quyền dân tộc tự quyết và quyền của nhóm DTTS đều được ghi nhận trong các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, do đó quyền của nhóm DTTS khác hẳn với quyền dân tộc tự quyết. Vì vậy, việc áp dụng quyền tự quyết cho các DTTS là hoàn toàn khiên cưỡng, trái với pháp luật quốc tế cũng như nội luật của các quốc gia.

Việt Nam quan tâm bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS.
Việt Nam quan tâm bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS.

Việt Nam luôn đảm bảo quyền của DTTS

Trên cơ sở điều ước quốc tế cũng như nhận thức của Nhà nước Việt Nam, quyền của các DTTS luôn được đảm bảo một cách đầy đủ, xuyên suốt. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán mục tiêu bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền của DTTS theo luật pháp quốc tế. Điều 5, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.

Ở Việt Nam, chỉ có khái niệm quyền con người, quyền công dân; đó là quyền của tất cả Nhân dân Việt Nam. Quyền con người thuộc mọi dân tộc thống nhất giữa quyền cá nhân và quyền tập thể cộng đồng dân tộc được đặt chung trong quyền của quốc gia - dân tộc.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân

Từ khóa » Ví Dụ Về Nguyên Tắc Quyền Dân Tộc Tự Quyết