Quyền Dân Tộc Tự Quyết Và Quyền Của Các Dân Tộc Thiểu Số Theo Pháp ...
Có thể bạn quan tâm
261 2890 BanNoiChinh>>Hồ sơ - Tư liệu Hồ sơ - Tư liệu /ho-so-tu-lieu/ ho-so-tu-lieu 1263 Hồ sơ - Tư liệu 432518 Quyền dân tộc tự quyết và quyền của các dân tộc thiểu số theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 1 null Article /dataimages/201611//normal/images682431_BNCTW.jpg Hồ sơ - Tư liệu . . Quyền dân tộc tự quyết và quyền của các dân tộc thiểu số theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Thứ Bảy, 31/12/2016, 07:59 [GMT+7] Tại các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc, việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu. Đại bộ phận các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn bị chia cắt về mặt địa lý, giao thông đi lại khó khăn, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội còn thấp, nhận thức của người dân chưa được nâng cao. Lợi dụng điều đó các thế lực thù địch đã ra sức tuyên truyền, kích động người dân chống phá cách mạng, phá hoại đoàn kết giữa các dân tộc, có thể kể đến việc cổ vũ thành lập “Nhà nước Đề Ga độc lập” ở Tây Nguyên năm 2001, sự kiện Mường Nhé năm 2011… nguyên nhân của các vụ việc trên, bên ngoài là sự kích động, tiếp tay, can thiệp của các thế lực thù địch với thủ đoạn hết sức tinh vi và phức tạp, núp dưới nhiều hình thức khác nhau như tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền hình thành các tổ chức phản động của người dân tộc sống lưu vong ở nước ngoài tác động vào trong nước để chống phá chế độ ta và chia rẽ dân tộc; bên trong là sự nhầm lẫn, sai lầm cả về phương diện lý luận và thực tiễn của một số người thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức hay cố tình làm sai về quyền dân tộc tự quyết, quyền của các dân tộc thiểu số theo pháp luật quốc tế. Dù các sự việc xảy ra đã được giải quyết nhưng tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực này vẫn luôn tiềm ẩn những diễn biến khó lường, không thể chủ quan khi một số thế lực vẫn đang kích động đồng bào người Khmer phục hồi “Vương quốc Chămpa” ở Nam Trung Bộ, tung hô ủng hộ việc lập “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc… Từ thực tế trên, nhận thức đúng đắn về quyền dân tộc tự quyết và quyền của các dân tộc thiểu số được quy định trong luật pháp quốc tế cho cán bộ, đồng bào là vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại các địa bàn chiến lược này. 1. Quyền dân tộc tự quyết trong pháp luật quốc tế Tôn trọng quyền của các dân tộc được tự do lựa chọn con đường và hình thức phát triển là một trong những cơ sở quan trọng để thiết lập các quan hệ quốc tế. Quyền này được thể hiện một cách tập trung nhất trong nguyên tắc dân tộc tự quyết, dựa trên nền tảng chủ quyền dân tộc. Theo đó, quyền dân tộc tự quyết được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như: Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa năm 1960; Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc của Liên hợp quốc. Khoản 2 Điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận “phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết”. Như vậy, khái niệm “dân tộc tự quyết” được nhắc đến trong Hiến chương Liên hợp quốc không phải là quyền đòi ly khai hay đòi độc lập của một hay nhiều nhóm sắc tộc, dân tộc thiểu số vốn đã là những thành phần trong một quốc gia - dân tộc thống nhất. Quyền dân tộc tự quyết ở đây chỉ thuộc về nhân dân theo nghĩa là tất cả dân cư thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định - chủ thể luật quốc tế. Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã khẳng định “việc thiết lập một nhà nước độc lập có chủ quyền hay tự do gia nhập vào nhà nước độc lập khác hoặc liên kết với quốc gia đó cũng như việc thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào do nhân dân tự do quyết định là các hình thức thể hiện quyền dân tộc tự quyết”. Nguyên tắc dân tộc tự quyết bao hàm các nội dung sau: - Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện; - Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế xã hội; - Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài; - Quyền các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu tranh vũ trang để giành độc lập và nhận sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự; - Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống, lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện địa lý. Tất cả các quyền nêu trên của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và các quốc gia khác tôn trọng. Như vậy, “quyền dân tộc tự quyết” được hiểu là việc một “quốc gia - dân tộc” hoàn toàn tự do trong việc tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước.
2. Quyền của các dân tộc thiểu số trong pháp luật quốc tế Khái niệm “quyền dân tộc thiểu số” được chính thức ghi nhận trong hai Công ước quốc tế là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc (UDHR) năm 1948: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội” (Điều 2) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 ghi: “Tại những nước có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáo và ngôn ngữ cùng chung sống, thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không thể bị tước bỏ quyền được thụ hưởng nền văn hóa riêng, quyền được thể hiện và thực hành tôn giáo riêng hoặc quyền được sử dụng tiếng nói riêng của họ” (Điều 3). Đây là hai văn kiện pháp lý quốc tế nền tảng, ghi nhận các quyền pháp lý cơ bản của con người về dân sự, chính trị mà quyền dân tộc thiểu số được coi là quyền cơ bản trong nhóm các quyền dân sự, chính trị đó, điều đó có nghĩa là người dân tộc thiểu số có đầy đủ các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa như những người thuộc dân tộc đa số trong xã hội, hoàn toàn bình đẳng và không có sự phân biệt đối xử. Bên cạnh việc ghi nhận quyền của các dân tộc thiểu số, pháp luật quốc tế còn quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên Công ước phải bảo đảm cho các cá nhân thuộc các nhóm dân tộc thiểu số quyền được hưởng nền văn hóa, ngôn ngữ trong các điều kiện đặc thù của mình. Trong Tuyên bố về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ năm 1992 ghi: “Các quốc gia sẽ bảo vệ sự tồn tại và bản sắc dân tộc hay sắc tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của người thiểu số trong phạm vi lãnh thổ thuộc sự quản lý của họ và khuyến khích những điều kiện để thúc đẩy bản sắc đó; các quốc gia sẽ thông qua những biện pháp lập pháp và những biện pháp thích hợp khác để đạt được những mục tiêu này” (Điều 1). Như vậy, quyền dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng của pháp luật quốc tế về quyền con người. Việc thúc đẩy và thường xuyên thực hiện quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ như là một phần gắn liền trong sự phát triển xã hội nói chung và khuôn khổ dân chủ, pháp luật nói riêng, góp phần vào việc tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc và các quốc gia. 3. Nhận thức về quyền dân tộc tự quyết và quyền của các dân tộc thiểu số theo pháp luật quốc tế trong việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hiện nay ở nước ta Từ những quy định trên trong pháp luật quốc tế, có thể thấy nội hàm của quyền dân tộc tự quyết và quyền dân tộc thiểu số là không đồng nhất và hoàn toàn khác nhau. Thứ nhất, chủ thể hưởng thụ của hai nhóm quyền này là khác nhau, đối với quyền dân tộc thiểu số, chủ thể hưởng thụ quyền là các dân tộc thiểu số trong các quốc gia, đồng thời pháp luật quốc tế quy định trách nhiệm của các quốc gia bảo đảm để cho các dân tộc thiểu số trong quốc gia mình được hưởng thụ quyền dựa trên điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia; đối với quyền dân tộc tự quyết chủ thể hưởng thụ quyền là “dân tộc - quốc gia” không đồng nhất với chủ thể quyền “dân tộc thiểu số” là một bộ phận trong “dân tộc - quốc gia”, có nghĩa là tập thể một “dân tộc - quốc gia” chứ không phải là một dân tộc thiểu số trong một quốc gia; Thứ hai, quyền của các dân tộc thiểu số trong pháp luật quốc tế về nhân quyền hoàn toàn không có hàm ý là quyền dân tộc tự quyết, bởi không có bất cứ một quy định của pháp luật quốc tế cho rằng một nhóm dân tộc thiểu số ở một quốc gia nào đó có quyền được ly khai, được thành lập một quốc gia độc lập với quốc gia được quốc tế công nhận mà họ là cư dân đang tồn tại trong quốc gia đó. Từ phân tích trên, có thể thấy nhận diện đúng về nội hàm trong quy định của pháp luật quốc tế về hai nhóm quyền này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và công tác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hiện nay. Thực tế trên thế giới, một số vụ việc đã diễn ra từ việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết là căn cứ cho các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể của luật quốc tế, thực hiện sự nghiệp bảo vệ quyền tự quyết thiêng liêng, bất khả xâm phạm cho dân tộc mình, trong đó cuộc ly khai của người dân Đông Timor và Kosovo là điển hình, dù có sự giúp đỡ từ các thế lực bên ngoài nhưng việc bảo vệ quyền độc lập tự chủ của các dân tộc này là minh chứng về vấn đề bảo đảm quyền dân tộc thiểu số, thực hiện quyền dân tộc tự quyết trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp. Một minh chứng khác, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, không đơn thuần là tương trợ, hợp tác kinh tế đôi bên cùng có lợi, vì những lợi ích khác nhau mà nhiều thế lực đã lợi dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết tạo ra những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc nội chiến, ly khai lấy cớ vì mục đích cao cả chống khủng bố, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, nhưng thực chất lại mang tính vụ lợi trong đó như cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan và Libya… Có thể khẳng định, trong xu thế toàn cầu hóa, các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau, có quan hệ hợp tác ngày càng rộng rãi và chặt chẽ, đồng thời phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ càng khiến cho giá trị của độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết cần được khẳng định hơn bao giờ hết. Với tư cách là một “quốc gia - dân tộc” có chủ quyền, chủ thể của pháp luật quốc tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn vấn đề thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Trong Hiến pháp năm 2013, quyền dân tộc tự quyết tiếp tục được khẳng định “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị” (Điều 11). Hơn nữa, với vai trò là thành viên của các điều ước quốc tế, thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam luôn thể hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm thực thi các quyền con người, trong đó quyền của các dân tộc thiểu số luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (Điều 5). Cùng với việc hiến định về quyền của các dân tộc thiểu số, Việt Nam đã và đang thực hiện hiệu quả những chính sách, pháp luật về quyền của các dân tộc thiểu số khiến cho đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày một nâng cao, bên cạnh đó, các quyền đặc thù của các dân tộc thiểu số như quyền được giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, quyền được Nhà nước hỗ trợ phát triển đã tạo ra sự bình đẳng cho các dân tộc thiểu số khi tham gia các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhận thức đúng đắn về quyền dân tộc tự quyết, quyền dân tộc thiểu số và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong bảo đảm thực hiện những quyền này sẽ góp phần ngăn chặn những hành vi của những kẻ phản dân, hại nước luôn có âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc thiểu số để tiến hành các hoạt động lôi kéo, kích động bạo lực, phá hoại tình đoàn kết dân tộc, thiết nghĩ đây là điều rất cần thiết trong nhận thức đối với mỗi đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi cán bộ ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay. Ths. Lừ Văn Tuyên (Ban Nội chính Tỉnh ủy Sơn La) ; Các tin khác
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Trưởng Đoàn công tác số 3 phát biểu tại Hội nghị kiểm tra, giám sát tại tỉnh Bắc Ninh ngày 25-11-2016 (Ảnh Thu Huyền) |
- Kinh nghiệm quốc tế về công khai, minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức (28/09/2016)
- Một số nội dung về các tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện (17/05/2016)
- 5 tội danh được bãi bỏ trong Bộ luật Hình sự 2015 (04/05/2016)
- Quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật hình sự năm 2015 (19/04/2016)
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Kinh nghiệm trong thực hiện công tác phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (30/03/2016)
- Bình Thuận: Triển khai thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu (28/03/2016)
Từ khóa » Ví Dụ Về Nguyên Tắc Quyền Dân Tộc Tự Quyết
-
Quyền Dân Tộc Tự Quyết Là Gì? Nguyên Tắc Dân Tộc Tự Quyết?
-
Quyền Dân Tộc Tự Quyết Là Gì ? Quy định Về Quyền Dân Tộc Tự Quyết
-
Quyền Dân Tộc Tự Quyết Trong Pháp Luật Quốc Tế
-
[98] Nguyên Tắc Dân Tộc Tự Quyết - Luật Pháp Quốc Tế
-
Những điều Cần Biết Về Quyền Dân Tộc Tự Quyết
-
Tư Tưởng Của V.I.Lênin Về Quyền Dân Tộc Tự Quyết Và ý Nghĩa đối Với ...
-
Quyền Dân Tộc Tự Quyết: Ai, ở đâu Và Khi Nào?
-
Quyền Dân Tộc Tự Quyết: Ai, ở đâu, Khi Nào? - Cổng Tri Thức OpenEdu
-
Điều Luật Nhân Quyền Magnitsky Vi Phạm Nguyên Tắc Quyền Dân Tộc ...
-
Đánh Tráo Khái Niệm Về “quyền Dân Tộc Tự Quyết” Của Những Phần Tử ...
-
Quyền Dân Tộc Tự Quyết Và Quyền Của Dân Tộc Thiểu Số
-
Bảo đảm Quyền Dân Tộc Tự Quyết Và Quyền Con Người
-
Phân Tích Nội Dung Nguyên Tắc Dân Tộc Tự Quyết - Học Luật OnLine