Phân Tích Nội Dung Nguyên Tắc Dân Tộc Tự Quyết - Học Luật OnLine

Khái niệm “dân tộc tự quyết” được nhắc đến trong Hiến chương Liên hợp quốc không phải là quyền tự quyết của dân tộc theo nghĩa là sự tập hợp của các sắc tộc hoặc quyền tự quyết của các dân tộc thiểu số trong từng quốc gia. Quyền dân tộc tự quyết ở đây chỉ thuộc về nhân dân theo nghĩa là tất cả dân cư thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định – chủ thể luật quốc tế.

Quyền dân tộc tự quyết được hiểu là việc một dân tộc hoàn toàn tự do trong việc tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước. Khoản 2 điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận “phát triển quán hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết”.

Xem thêm: Đề cương ôn tập môn công pháp quốc tế

Nguyên tắc này bao gồm những nội dung chính sau đây:

  • Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia lien bang ( hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện
  • Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội
  • Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài
  • Quyền của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu tranh vũ trang để giành độc lập và nhận sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự.
  • Tư chọn lựa con đường phát triển phù hợp với truyền thống lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện địa lý.

Trên đây là những quyền của quốc gia, các quyền này thể hiện ý chí của quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề của quốc gia, dân tộc mình. Việc thành lập một quốc gia độc lập,tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội hay việc tự giải quyết các vấn đề đối nội là biểu biện rõ nhất sự tự chủ, độc lập và hoàn toàn của quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề thuộc về chủ quyền quốc gia cũng như việc thực hiện quyền chủ quyền trong phạm vi công việc nội bộ của quốc gia dân tộc mình. Tôn trọng quyền của mỗi dân tộc được tự do lựa chọn cho mình con đường và hình thức phát triển là một trong những cơ sở quan trọng để thiết lập nên các quan hệ quốc tế bình đẳng và lành mạnh. Quyền này dựa trên nền tảng chủ quyền dân tộc – quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc trong đời sống quốc tế.

4.5/5 - (2 bình chọn)
  • Dân tộc tự quyết
  • Khoản 2 điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc

Bài viết liên quan

  • Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán tại Bộ luật Hình sự 2015Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán tại Bộ luật Hình sự 2015
  • Em đã làm gì để tích lũy kinh nghiệm?Em đã làm gì để tích lũy kinh nghiệm?
  • Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách với người cho hưởng án treoThời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách với người cho hưởng án treo
  • Thẩm quyền hành chính nhà nước là gìThẩm quyền hành chính nhà nước là gì
  • Vì sao mãi đến năm 1946 nước ta mới có bản hiến pháp đầu tiên?Vì sao mãi đến năm 1946 nước ta mới có bản hiến pháp đầu tiên?
  • Tiểu luận phương pháp luận “nguyên lý về sự phát triển”Tiểu luận phương pháp luận “nguyên lý về sự phát triển”
  • Nội dung thi luật sư mới nhất 2017Nội dung thi luật sư mới nhất 2017
  • Tài liệu giới thiệu Luật Công an nhân dân năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 11/01/2019)Tài liệu giới thiệu Luật Công an nhân dân năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 11/01/2019)

Từ khóa » Ví Dụ Về Nguyên Tắc Quyền Dân Tộc Tự Quyết