Đào Tạo đại Học Và Cao đẳng Hệ Chính Quy Theo Hệ Thống Tín Chỉ
Có thể bạn quan tâm
QUY ĐỊNH Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình. Điều 7. Đăng ký nhập học 1. Khi đăng ký vào học hệ chính quy sinh viên phải nộp đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, gồm có: a) Học bạ; b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu kiểm tra; c) Giấy khai sinh; d) Các giấy tờ xác nhận đối tượng và khu vực ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của bố mẹ, hộ khẩu thường trú của thí sinh... Các giấy tờ quy định tại điểm a, b, c, d của khoản này, các trường đều thu bản photocopy sau khi đã kiểm tra, đối chiếu với bản chính; đ) Giấy triệu tập trúng tuyển; e) Hồ sơ trúng tuyển. Tất cả giấy tờ khi sinh viên nhập học phải được xếp vào túi hồ sơ của từng cá nhân do phòng đào tạo của trường quản lý. 2. Sau khi xem xét thấy đủ điều kiện nhập học, phòng đào tạo trình Hiệu trưởng ký quyết định công nhận người đến học là sinh viên chính thức của trường và cấp cho sinh viên: a)Thẻ sinh viên; b)Sổ đăng ký học tập; c)Phiếu nhận cố vấn học tập. 3. Mọi thủ tục đăng ký nhập học phải được hoàn thành trong vòng 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau. 4. Sinh viên nhập học được trường cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên thông qua các buổi sinh hoạt chính trị đầu khóa; trong sổ tay sinh viên, và Website của trường 5. Sinh viên dự thính (sinh viên đang học ở trường đại học khác, cán bộ đang công tác tại các cơ quan, xí nghiệp, viện nghiên cứu... có nguyện vọng đăng ký học một số môn học) có thể phải dự kiểm tra điều kiện theo quy định của Nhà trường và phải thực hiện các nhiệm vụ học tập, đóng học phí như sinh viên của trường (sinh viên chính thức) nhưng chỉ được cấp chứng chỉ môn học và không được hưởng các quyền lợi và chế độ như sinh viên chính thức. Điều 8. Sắp xếp sinh viên vào học các chương trình hoặc ngành đào tạo Trường xác định điểm trúng tuyển theo ngành đào tạo trong kỳ thi tuyển sinh, căn cứ vào đăng ký chọn ngành đào tạo, điểm thi tuyển sinh trường sắp xếp sinh viên vào các ngành đào tạo theo sự đăng ký của sinh viên. Việc chuyển đổi chương trình đào tạo của sinh viên sẽ không được giải quyết trừ trường hợp đặc biệt do hiệu trưởng quyết định. Điều 9. Tổ chức lớp học 1. Lớp sinh viên và giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập Lớp sinh viên được tổ chức theo khoá học của ngành đào tạo. Lớp sinh viên duy trì trong cả khoá đào tạo, có tên riêng, có hệ thống cán bộ lớp, cán bộ đoàn và hội sinh viên. Giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp sinh viên đồng thời đảm nhiệm vai trò cố vấn học tập cho sinh viên trong lớp về đào tạo như giúp đỡ sinh viên lập kế hoạch học tập trong từng học kỳ và kế hoạch cho toàn bộ khoá học. Tổ chức hoạt động của lớp sinh viên, vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm được quy định trong quy chế công tác sinh viên và công tác cố vấn học tập của trường. 2. Lớp học phần Lớp học phần được tổ chức theo từng học phần dựa vào kết quả đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở từng học kỳ. Mỗi lớp học phần có thời khoá biểu, lịch thi ,… và mã số riêng. Số sinh viên tối thiểu của mỗi lớp học phần do Hiệu trưởng quy định theo từng học kỳ tuỳ theo điều kiện cụ thể của Nhà trường. Nếu số lượng sinh viên đăng ký ít hơn quy định trên, lớp học phần sẽ không được tổ chức và sinh viên phải đăng ký chuyển sang học những lớp học phần khác cho đủ khối lượng kiến thức (số tín chỉ) tối thiểu đăng ký trong học kỳ. Điều 10. Đăng ký học phần hoặc khối lượng học tập 1. Đầu mỗi năm học, trường thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần. 2. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng sinh viên với sự hướng dẫn của cố vấn học tập phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với phòng đào tạo của trường. 2.1. Đăng ký sơ bộ Sinh viên ghi đầy đủ các mục trong phiếu đăng ký theo hướng dẫn của cố vấn học tập. Sau đó, cố vấn học tập thu, ký duyệt và nộp cho phòng Đào tạo để xử lý: Về thời gian: Sinh viên phải hoàn thành đăng ký trước thời điểm bắt đầu của học kỳ chính 15 ngày hoặc trước học kỳ hè 7 ngày. Về khối lượng kiến thức mà mỗi sinh viên phải đăng ký: - Tối thiểu là 14 tín chỉvà tối đa 25 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với sinh viên có học lực bình thường. - Tối thiếu 10 tín chỉ và tối đa 20 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu. - Tối đa 6 tín chỉ cho mỗi học kỳ hè. 2.2. Đăng ký chính thức Trước khi bắt đầu học kỳ chính 7 ngày và học kỳ hè 3 ngày, sinh viên phải theo dõi kết quả đăng ký tại các khoa và trên Website của Nhà trường. Nếu được chấp nhận việc đăng ký trở thành chính thức, nếu không sinh viên phải đăng ký lại trước khi bắt đầu học kỳ chính 3 ngày và học kỳ hè 2 ngày. Sau khi nhận phiếu kết quả đăng ký, sinh viên phải nộp học phí cho phòng Kế hoạch tài chính theo quy định của nhà trường. Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể. Phòng đào tạo của trường chỉ nhận đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ khi đã có chữ ký chấp thuận của cố vấn học tập trong sổ đăng ký học tập. Khối lượng đăng ký học tập của sinh viên theo từng học kỳ phải được ghi vào phiếu đăng ký học do phòng đào tạo của trường lưu giữ. Điều 11. Rút bớt học phần đã đăng ký 1. Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 4 tuần; sau 1 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 2 tuần. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F. 2. Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký: a) Sinh viên phải tự viết đơn gửi phòng đào tạo của trường; b) Được cố vấn học tập chấp thuận hoặc theo quy định của Hiệu trưởng; c) Không vi phạm Điều 10 của Quy chế này. Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút bớt, sau khi giảng viên phụ trách nhận giấy báo của phòng đào tạo. Điều 12. Đăng ký học lại 1. Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D. 2. Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác. 3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, sinh viên được quyền đăng ký học lại hoặc học đổi sang học phần khác đối với các học phần bị điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy. Điều 13. Nghỉ ốm Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin phép gửi trưởng khoa trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường, hoặc y tế địa phương hoặc của bệnh viện. Điều 14. Xếp hạng năm đào tạo và học lực 1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp hạng năm đào tạo như sau:
2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được xếp hạng về học lực như sau: a) Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên. b) Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học. 3. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực. Điều 15. Nghỉ học tạm thời 1. Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau: a) Được điều động vào các lực lượng vũ trang; b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế; c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy chế này và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này. * Thủ tục: Sinh viên làm đơn theo mẫu và nộp tại văn phòng của phòng Đào tạo (download trên website của trường). Thời gian xử lý hồ sơ là 3 ngày làm việc, nếu được chấp thuận sinh viên sẽ nhận được quyết định cho phép của Hiệu trưởng. Về học phí, sinh viên có quyết định nghỉ học tạm thời trong thời gian 2 tuần đầu của học kỳ được hoàn trả lại 100% học phí đã đóng; từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 4, hoàn trả 50%; từ tuần thứ 5 trở đi không hoàn trả học phí. 2. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới, sinh viên nộp đơn sau thời gian này sẽ không được xem xét giải quyết và xem như sinh viên tự ý bỏ học. Điều 16. Bị buộc thôi học 1. Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: a) Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp; b) Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá; c) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này; d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường. đ) Nghỉ học tạm thời quá thời hạn cho phép theo quyết định của Hiệu trưởng đã ký. e. Tự ý bỏ học hoặc bỏ thi trong 1 học kỳ. 2. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, trường sẽ thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường sinh viên đã học hoặc tại những trường khác có các chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 của Điều này, được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng xem xét quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể. Điều 17. Học cùng lúc hai chương trình 1. Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng. 2. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình: a) Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất; b) Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất; c) Sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất; 3. Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp hạng học lực yếu của chương trình thứ hai, phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo. 4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất. 5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất. Điều 18. Chuyển trường 1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây: a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập; b) Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học; c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến; d) Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau: a) Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào trường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến; b) Sinh viên thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến; c) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa; d) Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. 3. Thủ tục chuyển trường: a) Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường; b) Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận; quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần mà sinh viên chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin chuyển đến. Chương III KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN Điều 19. Đánh giá học phần 1. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong qúa trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%. Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được trưởng Khoa/Bộ môn trực thuộc phê duyệt theo ủy quyền của Hiệu trưởng và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần. 2. Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành (không tổ chức thi hết học phần). 3. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần. Điều 20. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần 1. Cuối mỗi học kỳ, trường chỉ tổ chức một kỳ thi chính và nếu có điều kiện tổ chức thêm một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ thi chính và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính. 2. Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó, ít nhất là 1 ngày cho một tín chỉ. Điều 21. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần 1. Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng. 2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu trưởng duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần. 3. Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm tiểu luận, bài tập lớn phải do hai giảng viên đảm nhiệm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn ít nhất là hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn. 4. Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn đáp được công bố công khai sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không thống nhất được điểm chấm thì các giảng viên chấm thi trình trưởng bộ môn hoặc trưởng khoa quyết định. Các điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường do phòng Đào tạo phát hành, có chữ ký của cả hai giảng viên chấm thi và làm thành ba bản. Một bản lưu tại bộ môn, một bản gửi về văn phòng khoa và một bản gửi về phòng đào tạo của trường, chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần. 5. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng coi như đã dự thi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này khi được trưởng khoa cho phép được dự thi một lần ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có). 6. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, nếu được trưởng khoa cho phép, được dự thi ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có), điểm thi kết thúc học phần được coi là điểm thi lần đầu. Trường hợp không có kỳ thi phụ hoặc thi không đạt trong kỳ thi phụ những sinh viên này sẽ phải dự thi tại các kỳ thi kết thúc học phần ở các học kỳ sau hoặc học kỳ phụ. 7. Chấm phúc tra: Đối với các điểm thành phần, sinh viên khiếu nại trực tiếp với giáo viên trực tiếp giảng dạy sau khi công bố điểm trên lớp. Sau khi bảng ghi điểm đã nộp cho phòng Đào tạo, sinh viên không còn quyền khiếu nại nữa. Để phúc tra điểm bài thi kết thúc học phần, sinh viên nộp đơn đề nghị cho phòng văn phòng Khoa/Bộ môn trong thời gian chậm nhất 7 ngày kể từ ngày công bố điểm trên bảng thông báo của khoa hoặc Website. Khi phát hiện có bất cứ sự khác biệt nào giữa bảng ghi điểm đã công bố và điểm được nhập, lưu trữ trong hệ thống quản lý đào tạo, sinh viên có trách nhiệm thông báo và đề nghị phòng Đào tạo kiểm tra lại các điểm tương ứng. Sinh viên nộp đề nghị tại văn phòng của phòng Đào tạo. 8. Bảo lưu kết quả và miễn học học phần. Sinh viên được phép miễn học theo diện bảo lưu kết quả điểm khi đã học và thi đạt học phần tương đương trong thời gian học để lấy văn bằng thứ nhất của trường. Việc xem xét miễn học, bảo lưu kết quả đối với sinh viên thuộc diện chuyển trường do Hiệu trưởng quyết định sau khi tham khảo ý kiến của khoa chuyên môn. Thời gian bảo lưu các kết quả học tập của các học phần:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quy định này cụ thể hóa Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 2. Quy định này áp dụng đối với sinh viên các khoá đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học và cao đẳng tại Đại học Nông Lâm TPHCM thực hiện theo hình thức tích luỹ tín chỉ. Điều 2. Chương trình giáo dục đại học 1. Chương trình giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học. 2. Chương trình được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 3. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Điều 3. Học phần và Tín chỉ 1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Mỗi học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định. 2. Các loại học phần: 2.1 Theo yêu cầu tích lũy kiến thức, có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn. a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy; b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình. ·Học phần tiên quyết là học phần bắt buộc sinh viên phải tích lũy được trước khi đăng ký học phần khác có liên quan. ·Học phần tương đương và học phần thay thế Học phần tương đương là một hay một nhóm học phần thuộc chương trình đào tạo của một khóa, ngành khác đang tổ chức đào tạo tại trường (hoặc trường có ký kết công nhận chương trình đào tạo với nhà Trường) được phép tích lũy để thay cho một học phần hay một nhóm học phần trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo. Học phần thay thế được sử dụng thay thế cho một học phần có trong chương trình đào tạo nhưng nay không còn tổ chức giảng dạy nữa. ·Học phần điều kiện: là những học phần mà kết quả thi không dùng để tính điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy nhưng sinh viên phải hoàn tất để đủ điều kiện tốt nghiệp; các học phần điều kiện bao gồm: Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ. Các học phần hay nhóm học phần tương đương hoặc thay thế do khoa quản lý chuyên môn đề xuất và là các phần bổ sung cho chương trình đào tạo trong quá trình thực hiện. Học phần tương đương hoặc thay thế được áp dụng cho tất cả các khóa, các ngành hoặc chỉ được áp dụng hạn chế cho một số khóa, ngành. 2.2. Theo tính chất của học phần, có 3 loại học phần: - Học phần lý thuyết: Là học phần giảng viên và sinh viên làm việc trên lớp, bao gồm thuyết trình, chữa bài tập, thảo luận, làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên. - Học phần thực hành: Là học phần sinh viên làm thực hành, thí nghiệm, khảo sát thực địa, làm việc trong phòng thí nghiệm, thực tập dã ngoại... - Học phần kết hợp lý thuyết và thực hành: Là học phần có một phần giảng lý thuyết của giảng viên; một phần sinh viên làm thực hành, thí nghiệm, khảo sát thực địa, làm việc trong phòng thí nghiệm, ... 3. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. 4. Giờ tín chỉ là đại lượng được dùng làm đơn vị để đo thời lượng lao động học tập của sinh viên. Giờ tín chỉ được phân thành ba loại theo cơ cấu các hình thức dạy - học, định lượng thời gian và được xác định như sau: a) Giờ tín chỉ lên lớp: gồm 1 tiết lên lớp và 2 tiết tự học. b) Giờ tín chỉ thực hành: gồm 2 tiết thực hành và 1 tiết tự học. c) Giờ tín chỉ tự học: gồm 3 tiết tự học. 5. Một tiết học được tính bằng 50 phút. Điều 4. Thời gian hoạt động giảng dạy Thời gian hoạt động giảng dạy của trường được tính từ 8 giờ đến 20 giờ hằng ngày. Tuỳ theo số lượng sinh viên, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của trường, trưởng phòng đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày cho các lớp. Điều 5. Đánh giá kết quả học tập Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau: 1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký). 2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần. 3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học. 4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ. Chương II TỔ CHỨC ĐÀO TẠO Điều 6. Thời gian và kế hoạch đào tạo 1. Trường tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ. a) Khoá học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tuỳ thuộc chương trình, khoá học được quy định như sau: - Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong hai đến ba năm học tùy theo từng ngành đào tạo. - Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến năm năm học tùy theo ngành nghề đào tạo. b) Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, còn có thêm một kỳ học phụ (vào mùa hè) để sinh viên có điều kiện được học lại; học bù hoặc học vượt. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi. 2. Số học phần cho từng năm học, từng học kỳ theo các chương trình đào tạo được thể hiện trong Chương trình đào tạo của từng chuyên ngành được Hiệu trưởng phê duyệt và công bố cho sinh viên vào đầu khóa học. 3. Thời gian tối đa hoàn thành một chương trình đào tạo bao gồm: thời gian thiết kế cho chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với 6 học kỳ chính đối với hệ cao đẳng; 8 học kỳ chính đối với các chương trình đại học 4 năm, 9 học kỳ chính đối với các chương trình đại học 4,5 năm; 10 học kỳ chính đối với các chương trình đại học 5 năm. Tổng thời gian được phép của khóa học
Chương trình đào tạo | Thời gian thiết kế cho chương trình | Tổng thời gian được phép của khóa học |
Cao đẳng 3 năm | 3 năm | 6 năm |
Đại học 4 năm | 4 năm | 8 năm |
Đại học 5 năm | 5 năm | 10 năm |
a) Sinh viên năm thứ nhất: | Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ; |
b) Sinh viên năm thứ hai: | Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 tín chỉ đến dưới 60 tín chỉ; |
c) Sinh viên năm thứ ba: | Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 tín chỉ đến dưới 90 tín chỉ; |
d) Sinh viên năm thứ tư: | Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 90 tín chỉ đến dưới 120 tín chỉ; |
đ) Sinh viên năm thứ năm: | Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 120 tín chỉ đến dưới 150 tín chỉ; |
- Không quá 7 năm tính cho đến ngày xét đối với các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương.
- Không quá 5 năm cho các học phần khác thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Số lần xem trang: 6183Điều chỉnh lần cuối: 08-08-2011
Từ khóa » Hệ Cao đẳng Trường đại Học Nông Lâm Tp Hcm
-
Tuyển Sinh - Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM: Trang Tư Vấn ...
-
Trang Chủ - Phòng Đào Tạo - ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
-
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
-
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM - Thông Tin Tuyển Sinh
-
ĐH Nông Lâm TPHCM Tuyển Sinh Liên Thông 2021
-
QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐÀO TẠO... - Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
-
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM - Trang Tuyển Sinh
-
Thông Tin Tuyển Sinh Đại Học Nông Lâm TPHCM 2022 - TrangEdu
-
Phân Hiệu Đại Học Nông Lâm TP. HCM Tại Ninh Thuận - Tuyển Sinh Số
-
Đại Học Nông Lâm Có Tuyển Học Bạ 2022 Không? - Luật Hoàng Phi
-
Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM | KenhTuyenSinh
-
điểm Chuẩn đại Học Nông Lâm Tp.hcm 2022 - Diễn Đàn Tuyển Sinh 24h
-
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NLU - Hướng Nghiệp GPO
-
Điểm Chuẩn Đại Học Nông Lâm TPHCM 2021-2022 Chính Xác