Đào Tạo Nghề Phi Nông Nghiệp - Thêm Cơ Hội Cho Lao động Nông Thôn

(HBĐT) - Những năm gần đây, đào tạo nghề phi nông nghiệp đã và đang trở thành một hướng đi mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nghề ở nông thôn. Tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình, đào tạo nghề phi nông nghiệp luôn được nhà trường quan tâm, chú trọng với đa dạng nghề đào tạo, phù hợp nhu cầu thực tế của người lao động và thị trường.

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trường Cao đẳng KT - KT Hòa Bình tăng cường công tác tư vấn tuyển sinh đào tạo nghề.
Hiện nay, cơ cấu đào tạo nghề tại trường gồm 5 nhóm nghề chính. Nhóm nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ và các nghề phi nông nghiệp khác, với tổng số 53 lớp, hơn 1.200 học viên. Theo đồng chí Võ Hoài Giáp, Trưởng phòng Đào tạo công tác học sinh, sinh viên nhà trường, trong những năm gần đây, bên cạnh các nghề nông nghiệp, nhà trường đẩy mạnh đào tạo các nghề phi nông nghiệp. Đây là một đòi hỏi tất yếu, bởi trong xu hướng hiện nay, đất nông nghiệp đang dần thu hẹp, lao động nông nhàn khá đông. Xuất phát từ thực tế đó, nhà trường đã phối hợp các Hội, đoàn thể cơ sở như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân tiến hành khảo sát, nắm bắt nhu cầu và đã hình thành đào tạo một số nghề mới như: chế biến món ăn, pha chế đồ uống, nghiệp vụ lễ tân, kế toán HTX, máy tính văn phòng, chế biến sản phẩm từ cây nông nghiệp, giúp việc gia đình. Với những nghề phụ nông nghiệp mới đưa vào giảng dạy, nhà trường phối hợp và liên kết đào tạo theo nhiều hình thức đào tạo, như vừa học vừa làm, mở lớp lưu động tại các địa phương. dạy tích hợp lý thuyết và thực hành. Mặc dù còn khó khăn, nhưng nhà trường đã lồng ghép các chương trình, dự án về đào tạo nghề để hỗ trợ 100% kinh phí học tập cho học viên. Mỗi học viên tham gia học nghề được hỗ trợ 30 nghìn đồng/ ngày; hỗ trợ kinh phí đi lại cho giáo viên 50 nghìn đồng/ngày. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã liên kết với các doanh nghiệp, trang trại, dịch vụ để tạo hiện trường đào tạo, hình thành các cơ sở thực hành, thực tập tại địa phương. Việc giảng dạy áp dụng phương pháp học qua trải nghiệm, học tích hợp và phương pháp truyền nghề. Nhờ hình thức liên kết đào tạo, công tác giải quyết việc làm sau đào tạo được thuận lợi hơn. Cũng theo đồng chí Võ Hoài Giáp, bằng việc gửi học viên đào tạo tại các trung tâm, cơ sở kinh doanh, nhiều học viên có thành tích tốt đã được nhận vào làm việc. Bên cạnh đó, các em không chỉ được học chuyên môn, mà còn trải nghiệp thực tế công tác quản lý, cũng như kỹ năng ứng xử, giao dịch. Vì vậy, sau khi tích lũy được kinh nghiệm qua quá trình học tập, trải nghiệm, nhiều học viên đã mạnh dạn mở cơ sở sản xuất - kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo. Ngoài ra, nhà trường liên kết với các doanh nghiệp như công ty Nhà sạch, doanh nghiệp may xuất khẩu và các công ty du lịch, để tạo việc làm cho học viên các nghề về giúp việc gia đình, may công nghiệp, nghiệp vụ lễ tân, du lịch, nấu ăn. Với sự đổi mới hoạt động dạy nghề, hướng mạnh vào các ngành nghề phi nông nghiệp nhằm tăng cơ hội việc làm cho người lao động, trong những năm qua, tỷ lệ học viên qua đào tạo có việc làm của nhà trường đạt khá cao. Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục hướng mạnh vào các nghề dịch vụ như bán hàng, du lịch cộng đồng, nghiệp vụ chế biến món ăn, pha chế và may công nghiệp... P.L

Thông tin việc xử lý kỷ luật Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Giáo dục cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội Giữ ổn định Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 như năm 2020 Tiếp sau trẻ 5 tuổi, hướng tới phổ cập mầm non cho trẻ 4 tuổi

Chương trình Tiếng Việt lớp 1 năm học 2020 - 2021: Giáo viên phải chủ động, linh hoạt trong việc giảng dạy

(HBĐT) - "Đúng là chương trình Tiếng Việt lớp 1 năm học 2020 - 2021 có một số bài nội dung kiến thức dài, cụ thể là bài Tập đọc dài. Trong vở Tập viết một số bài có nhiều yêu cầu. Điều này khiến cho cả giáo viên và học sinh phải nỗ lực nhiều hơn trong hoạt động dạy và học”.

Trường học vùng lũ Hà Tĩnh tập trung dọn dẹp để đón học sinh trở lại

Ngày 22/10, vùng lũ Hà Tĩnh đã ngớt mưa nhưng sân trường ở nhiều cơ sở vẫn ngập sâu trong nước. Tranh thủ lúc trời vừa hửng nắng, các giáo viên đã lội nước để kịp thời dọn dẹp trường lớp. Nhiều giáo viên đã rơi nước mắt khi thấy sách vở, đồ dùng học tập của học trò bị ngâm trong nước lũ.

Huyện Lạc Sơn bồi dưỡng nghiệp vụ cho 80 báo cáo viên

(HBĐT) - Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạc Sơn vừa tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng năm 2020 cho 80 cán bộ phụ trách công tác chính trị tư tưởng của các chi, đảng bộ trực thuộc và đội ngũ báo cáo viên cấp huyện.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng năm học mới

Ngày 22-10, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức khai giảng năm học 2020-2021, với hơn 7.000 sinh viên và 400 cán bộ, giảng viên cùng chào đón hai nghìn tân sinh viên K40 nhập học.

Xây ''Thư viện xóm đảo'' cho học sinh vùng nông thôn

Xuất phát từ thực tế trẻ em vùng nông thôn thường khó tiếp cận với những cuốn sách hay, bổ ích, anh Nguyễn Văn Pháp, thôn Bình Thành, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã tự bỏ tiền ra xây dựng "Thư viện xóm đảo” với hàng ngàn đầu sách để giúp học sinh quê mình làm quen với văn hóa đọc, góp phần mở mang tri thức.

Mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố, mở rộng sau 10 năm

Sau 10 năm thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (PCGDMNTNT), tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi năm 2019 đạt 99,96% (tăng 3,56% so với năm 2011). Trong đó, 99,9% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN.

Từ khóa » Phi Nông Nghiệp Gồm Những Ngành Nghề Nào