VAI TRÒ Của NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Kinh tế
VAI TRÒ của NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.08 KB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA HỘ NÔNG DÂN Xà LIÊN HIỆP, HUYỆN PHÚC THỌ,THÀNH PHỐ HÀ NỘITên sinh viên: ĐỖ THỊ HƯƠNGChuyên ngành đào tạo: KINH TẾ NÔNG NGHIỆPLớp: K55 - KTNNBNiên khóa: 2013 – 2014Giảng viên hướng dẫn: ThS.NGUYỄN THỊ HẢI NINH HÀ NỘI - 2014LỜI CẢM ƠNTôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luậnnày là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ học vị nào.Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luậnnày đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉrõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đềtài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương,nơi thực hiện đề tài.Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Đỗ Thị Hương LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bảnthân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình củacác tập thể, cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,vậy nên:Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trongKhoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội;đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường, nhữngthầy cô đã giúp tôi hoàn thiện kiến thức ở Đại học cùng những kỹ năng trảinghiệm trong cuộc sống và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiệnkhóa luận này.Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đếnCô Nguyễn Thị Hải Ninh - người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tậntình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các cô, chú, anh,chị trong UBND xã Liên Hiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôitrong quá trình thực tập tại địa phương.Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đãluôn động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luậntốt nghiệp.Tôi xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Đỗ Thị HươngiiTÓM TẮT KHÓA LUẬNHiện nay, ngày càng nhiều các hộ nông dân tham gia vào các hoạt độngphi nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệptruyền thống, hay dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trongđiều kiện này việc thúc đẩy hoạt động phi nông nghiệp, hỗ trợ phát triển cáccơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp ở nông thôn là tất yếu, có ý nghĩa lớntrong tạo việc làm tăng thu nhập, đời sống hộ dân được nâng cao. Tuy nhiênvẫn còn tồn tại những hạn chế: tự cấp, tự túc, phân tán, quy mô nhỏ ….Thấyđược tầm quan trọng đó Đảng và nhà nước đã phê duyệt và ban hành rất nhiềuchính sách, chương trình về nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi phát triểnkinh tế nông thôn.Liên Hiệp là một xã thuộc huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội, nằm gầntrung tâm công nghiệp lớn phía Tây Hà Nội, là cửa ngõ thủ đô giao thươngvới thành phố lớn nhất miền Bắc. Những năm gần đây, kinh tế xã Liên Hiệpđã có những bước phát triển, giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tănglên; cơ sở hạ tầng của xã đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện; đời sốngvật chất và tinh thần của người dân trong xã không ngừng được cải thiện vànâng cao. Vì vậy Liên Hiệp đã và đang được chú trọng phát triển các ngànhnghề phi nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao giá trị chosản phẩm nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, tăng thu nhập tạođiều kiện cho những người dân làm giàu trên mảnh đất quê nhà. Xuất phát từlý do đó tôi chọn đề tài “Vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp đối vớithu nhập và đời sống của hộ nông dân xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ,thành phố Hà Nội”Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân sản xuất phi nôngnghiệp trên địa bàn xã Liên Hiệp và vai trò của ngành nghề phi nông nghiệpđối với thu nhập và đời sống của người dân trên địa bàn xã nghiên cứu.Đề tài tập trung nghiên cứu: một số vấn đề lý luận và thực tiễn vềiiingành nghề phi nông nghiệp; tìm hiểu, đánh giá vai trò sản xuất phi nôngnghiệp đối với thu nhập và đời sống. Đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn về tìnhhình ngành nghề phi nông nghiệp ở Việt Nam, kinh nghiệm về ngành nghềphi nông nghiệp của một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệmcho ngành nghề phi nông nghiệp ở Việt Nam.Trên cơ sở tìm hiểu địa bàn xã Liên Hiệp bao gồm: điều kiện tự nhiên,tình hình kinh tế - xã hội, tôi đưa ra các phương pháp nghiên cứu tại địa bàn.Phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp chọn điểm nghiên cứu,phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phântích số liệu và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.Về kết quả nghiên cứu và thảo luận, đề tài đã tìm hiểu thực trạng pháttriển sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, vai trò của phi nông nghiệp ảnhhưởng tới đời sống – thu nhập của hộ nông dân xã. Qua điều tra cho thấyngành nghề chủ yếu ở xã là chế biến tinh bột, sau đó là các ngành nghề làmmộc, cơ khí và các ngành nghề khác. Từ những số liệu có được, chế biến tinhbột sắn và làm mộc tạo thu nhập chủ yếu cho người lao động. Tuy có tínhchất thời vụ, sản xuất 5 tháng/năm nhưng chế biến tinh bột sắn có giá trị sảnxuất và thu nhập lao động cao nhất, gấp 7 lần giá trị sản xuất của các ngànhnghề khác. Hiệu quả sản xuất các ngành của hộ chuyên lớn hơn rất nhiều sovới hộ kiêm. Hầu hết, các hộ sản xuất ngành nghề chiếm tỷ lệ nhỏ lao độngthuần nông, chủ yếu họ tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Đối với nhữnghộ nông nghiệp, ngoài tham gia sản xuất nông nghiệp hộ còn làm thuê chonhững hộ sản xuất ngành nghề. Những hộ sản xuất ngành nghề còn thuê thêmlao động bên ngoài với số lượng tương đối lớn. Bình quân mỗi hộ chuyênngành nghề thuê 2,53 lao động thường xuyên và 1,9 lao động thời vụ, hộ kiêmngành nghề thuê 0,7 lao động thường xuyên và 0,5 lao động thời vụ. Điều traphân tích cho rằng hộ phi nông nghiệp luôn có kết quả sản xuất lớn, hiệu quảsản xuất rõ ràng sau đó đến hộ kiêm và hộ thuần nông kết quả ít khả quan.ivThu nhập của hộ phi nông nghiệp đạt cao nhất và đạt 7.321 triệu đồng, hộkiêm có tổng thu nhập là 4.117,518 triệu đồng, xấp xỉ bằng 1 nửa so với hộphi nông nghiệp. Đối với hộ thuần nông nghiệp, thu nhập chỉ có từ các hoạtđộng trồng trọt chăn nuôi nên giá trị không cao. 1.059,888 triệu đồng là giá trịtổng thu nhập từ các hộ thuần nông. Sản xuất ngành nghề ở Liên Hiệp khôngchỉ góp phần đa dạng hóa thu nhập mà còn đem lại nguồn thu nhập cao chocác hộ sản xuất ngành nghề. Thu nhập của hộ cao làm cho đời sống cư dântrong thôn ngày càng được cải thiện về vật chất và tinh thần.Để phát triển hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở xã Liên Hiệp, đề tàiđề xuất một số giải pháp: giải pháp về nguồn lực, giải pháp về vốn đầu tư chosản xuất, giải pháp về kỹ thuật và khoa học công nghệ, giải pháp về thịtrường, giải pháp về đất đai.vMỤC LỤCL I C M NỜ Ả Ơ iL I C M NỜ Ả Ơ iiTÓM T T KHÓA LU NẮ Ậ iiiM C L CỤ Ụ viDANH M C B NGỤ Ả viiDANH M C CÁC CH VI T T TỤ Ữ Ế Ắ viiiT V N ĐẶ Ấ ĐỀ 11.1 Tính c p thi t c a t iấ ế ủ đề à 11.2 M c tiêu nghiên c u c a t iụ ứ ủ đề à 31.2.1 M c tiêu chungụ 31.2.2 M c tiêu c thụ ụ ể 31.3. Câu h i nghiên c uỏ ứ 31.4 i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 31.4.1 i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 31.4.2 Ph m vi nghiên c uạ ứ 4PH N II C S LÝ LU N VÀ TH C TI N V VAI TRÒ C A NGÀNH NGH Ầ Ơ Ở Ậ Ự Ễ Ề Ủ ỀPHI NÔNG NGHI P N THU NH P VÀ I S NG C A H NÔNG DÂNỆ ĐẾ Ậ ĐỜ Ố Ủ Ộ 52.1 C s lý lu n v vai trò c a ng nh ngh phi nông nghi p n thu nh p ơ ở ậ ề ủ à ề ệ đế ậv i s ng c a h nông dânàđờ ố ủ ộ 52.1.1. Các v n liên quan n ng nh ngh phi nông nghi pấ đề đế à ề ệ 52.1.2 V n liên quan n i s ng – thu nh pấ đề đế đờ ố ậ 122.1.3 Vai trò c a s n xu t phi nông nghi p i v i thu nh p v i ủ ả ấ ệ đố ớ ậ àđờs ng c a h nông dânố ủ ộ 152.2 C s th c ti n v vai trò c a s n xu t phi nông nghi p i v i thu nh pơ ở ự ễ ề ủ ả ấ ệ đố ớ ậv i s ng c a hàđờ ố ủ ộ 182.2.1 Kinh nghi m c a m t s n c trên Th Gi i v phát tri n ng nh ệ ủ ộ ố ướ ế ớ ề ể àngh phi nông nghi p.ề ệ 182.2.2 Th c tr ng phát tri n ng nh ngh phi nông nghi p t i Vi t Namự ạ ể à ề ệ ạ ệ 212.3 B i h c kinh nghi m rút ra cho t ià ọ ệ đề à 24PH N III C I M A BÀN VÀ PH NG PHÁP NGHIÊN C UẦ ĐẶ ĐỂ ĐỊ ƯƠ Ứ 273.1 c i m a b n nghiên c uĐặ để đị à ứ 273.1.1 i u ki n t nhiênĐề ệ ự 273.1.2 c i m kinh t - xã h iĐặ để ế ộ 293.2 Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 433.2.1 Ph ng pháp ch n i m nghiên c uươ ọ để ứ 433.2.2 Ph ng pháp thu th p s li uươ ậ ố ệ 433.2.3. Ph ng pháp x lý s li uươ ử ố ệ 453.2.4 Ph ng pháp phân tích s li uươ ố ệ 453.2.5 H th ng các ch tiêu nghiên c uệ ố ỉ ứ 45 46PH N IV K T QU NGHIÊN C U VÀ TH O LU NẦ Ế Ả Ứ Ả Ậ 474.1 Th c tr ng phát tri n s n xu t ng nh ngh phi nông nghi p c a xã ự ạ ể ả ấ à ề ệ ủLiên Hi pệ 474.2 Vai trò c a ng nh ngh phi nông nghi p i v i thu nh p v i s ng ủ à ề ệ đố ớ ậ àđờ ốc a h nông dân xã Liên Hi p.ủ ộ ệ 484.2.1 Thông tin chung v h i u traề ộđ ề 484.2.2 Th c tr ng s n xu t ng nh ngh c a h i u traự ạ ả ấ à ề ủ ộđ ề 51vi4.2.3 Vai trò c a ng nh ngh phi nông nghi p i v i các ho t ng ủ à ề ệ đố ớ ạ độs n xu t kinh doanh c a hả ấ ủ ộ 574.2.4 Vai trò ng nh ngh phi nông nghi p i v i i s ngà ề ệ đố ớ đờ ố 624.2.5 Vai trò c a ng nh ngh i v i thu nh pủ à ềđố ớ ậ 684.3 Y u t nh h ng n vi c phát tri n ng nh ngh phi nông nghi pế ốả ưở đế ệ ể à ề ệ 734.3.1 Tác ng c a t ch c o n thđộ ủ ổ ứ đ à ể 734.3.2 Tác ng c a ng nh nghđộ ủ à ề 744.4 M t s gi i pháp nh m phát tri n phi nông nghi p xãộ ố ả ằ ể ệ ở 75PH N V K T LU N VÀ KI N NGHẦ Ế Ậ Ế Ị 785.1. K t lu nế ậ 785.2 Ki n nghế ị 795.2.1 i v i nh n cĐố ớ à ướ 795.2.2 i v i chính quy n a ph ngĐố ớ ề đị ươ 805.2.3 i v i h gia ìnhĐố ớ ộ đ 80TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 82DANH MỤC BẢNGB ng 3.1: Tình hình s d ng t ai xã Liên Hi p n m 2013ả ử ụ đấ đ ệ ă 31B ng 3.2: Tình hình dân s v lao ng c a xã Liên Hi pả ố à độ ủ ệ 32B ng 3.3: Tình hình c s v t ch t k thu t c a xã Liên Hi pả ơ ở ậ ấ ĩ ậ ủ ệ 34B ng 3.4: Tình hình s n xu t tr ng tr t c a xã 3 n m quaả ả ấ ồ ọ ủ ă 37B ng 3.5: Tình hình s n xu t ch n nuôi c a xã qua 3 n mả ả ấ ă ủ ă 38B ng 3.6: T ng doanh thu c a xã Liên Hi p qua 3 n mả ổ ủ ệ ă 42B ng 3.7: Ph ng pháp thu th p thông tin s c pả ươ ậ ơ ấ 44B ng 4.1: Các ng nh ngh có ch y u Liên Hi p n m 2013ả à ề ủ ế ở ệ ă 47B ng 4.2: M t s thông tin c b n v nhóm h i u tra xã Liên Hi pả ộ ố ơ ả ề ộđ ề ở ệ 50B ng 4.3: S tham gia s n xu t ng nh ngh c a hả ự ả ấ à ề ủ ộ 52B ng 4.4: Tình hình s n xu t c a h phân theo ng nh nghả ả ấ ủ ộ à ề 53B ng 4.5. Tình hình s n xu t theo lo i hả ả ấ ạ ộ 55B ng 4.6: K t qu - hi u qu s n xu t ng nh tr ng tr t c a h n m 2013ả ế ả ệ ả ả ấ à ồ ọ ủ ộ ă 57B ng 4.7: K t qu , chi phí v k t qu s n xu t ng nh ch n nuôi c a hả ế ả à ế ả ả ấ à ă ủ ộ 58B ng 4.8: Tình hình lao ng v vi c l m c a nhóm h i u traả độ à ệ à ủ ộđ ề 60B ng 4.9: Tình hình chi tiêu c a nhóm h i u traả ủ ộđ ề 63B ng 4.10: M c tham gia các ho t ng gi i trí c a ng i dânả ứ độ ạ độ ả ủ ườ 66B ng 4.11: T i s n ph c v cho sinh ho t c a hả à ả ụ ụ ạ ủ ộ 66B ng 4.12: Thu nh p c a h i u tra theo ng nh n m 2011 – 2013ả ậ ủ ộđ ề à ă 68B ng 4.13: Thu nh p c a h i u tra theo lo i hả ậ ủ ộđ ề ạ ộ 68B ng 4.14: C c u thu nh p c a h i u traả ơ ấ ậ ủ ộđề 71viiDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩmCC Cơ cấuCN-TTCN-XD Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựngCNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóaCP Chi phíDT Diện tíchHTX Hợp tác xãKHKT Khoa học kĩ thuậtKT-XH Kinh tế - Xã hộiGTSX Giá trị sản xuấtNN-CN-DV Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụTN Thu nhậpTNHH Thu nhập hỗn hợpTM-DV Thương mại - Dịch vụXNHT Xí nghiệp Hương TrấnviiiĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tàiTrong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế vùng nông thôn,vai trò sản xuất của các hộ sản xuất nhỏ hoạt động trong lĩnh vực phi nôngnghiệp dường như không được chú trọng. Tuy nhiên, ở các vùng nông thônhiện nay, sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ nông dân tham gia vào các hoạtđộng phi nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào các ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp truyền thống, hay dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp.Kinh tế nông thôn dần theo hướng xóa bỏ tình trạng thuần nông, phát triểncông nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy hình thành và phát triển các vùng chuyênmôn hóa, phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến và bảo quảnnông sản phẩm.Trong điều kiện đó việc thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp, hỗ trợphát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp ở nông thôn là tất yếu,có ý nghĩa lớn lao trong tạo việc làm tăng thu nhập, đổi mới cơ cấu kinh tếnông thôn, góp phần công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp một mặt thu hút lao động dư thừa ởnông thôn, phát triển thị trường nông thôn, tăng giá trị gia tăng cho nôngnghiệp, mặt khác nó còn là giải pháp có hiệu quả để chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp nông thôn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng đôthị hóa. Việc phát triển các hoạt động phi nông nghiệp sẽ thúc đẩy phân cônglao động xã hội, phát triển ngành nghề thu hút vốn và nguồn lực trong dân.Giúp cho nền kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, vượt qua khó khăn,nâng cao hiệu quả sản xuất hướng tới sự phát triển toàn diện của người nôngdân và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm sản xuất phi nông nghiệp vẫn còntồn tại những hạn chế: tự cấp, tự túc, phân tán, quy mô nhỏ; trong khu vực1kinh tế nông thôn lợi nhuận thấp, lắm rủi ro, không ổn định, giao thông, cơ sởhạ tầng kĩ thuật ở nông thôn chưa phát triển nên ít nhà đầu tư nước ngoàitham gia. Thấy được tầm quan trọng của ngành nghề phi nông nghiệp Đảngvà nhà nước đã phê duyệt và ban hành rất nhiều chính sách, chương trình vềnông thôn để tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế nông thôn: chính sáchphát triển nông thôn mới, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tíndụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn …Liên Hiệp là một xã thuộc huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội, nằm gầntrung tâm công nghiệp lớn phía Tây Hà Nội, là cửa ngõ thủ đô giao thươngvới thành phố lớn nhất miền Bắc. Do đó Liên Hiệp có cơ hội tiếp cận với thịtrường lớn và các thành tựu khoa học, thị trường lao động. Những năm gầnđây, kinh tế xã Liên Hiệp đã có những bước phát triển, giá trị sản xuất nôngnghiệp không ngừng tăng lên (từ 66,7 tỷ đồng năm 2005, lên 108,7 tỷ đồngnăm 2011), tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ dần được nâng cao trong cơ cấukinh tế. Người dân nông thôn Liên Hiệp ngày càng tự tin làm giàu trên chínhmảnh đất quê hương, các sản phẩm hàng hóa đã và đang tạo dựng được chomình chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là nghề chế biến tinh bột sắn ở địaphương phát triển mạnh cho thu nhập khá cao cho đời sống nhân dân. Cơ sởhạ tầng của xã đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện; Đời sống vật chất vàtinh thần của người dân trong xã không ngừng được cải thiện và nâng cao.Vì vậy Liên Hiệp đã và đang được chú trọng phát triển các ngành nghề phinông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao giá trị cho sản phẩmnhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, tăng thu nhập tạo điều kiện chonhững người dân làm giàu trên mảnh đất quê nhà.Xuất phát từ những vấn đề, tình hình nêu trên về phát triển phi nôngnghiệp, đề tài: “Vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp đối với thu nhậpvà đời sống của hộ nông dân xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố HàNội”, được tôi lựa chọn làm khóa luận tốt nghiệp của mình.21.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng và ảnh hưởng của ngành nghề phi nông nghiệp ởxã Liên Hiệp đến thu nhập và đời sống của các hộ nông dân, từ đó đề ra giảipháp góp phần phát triển ngành phi nông nghiệp của địa phương.1.2.2 Mục tiêu cụ thể- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của ngànhnghề phi nông nghiệp đến thu nhập đời sống của hộ nông dân.- Phân tích thực trạng phát triển ngành phi nông nghiệp của các hộnông dân của xã Liên Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội.- Đánh giá vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp đến thu nhập, đờisống tới các hộ nông dân của xã Liên Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội.- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển phi nông nghiệpcủa xã của xã Liên Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội.1.3. Câu hỏi nghiên cứu- Thực trạng hoạt động sản xuất phi nông nghiệp tại xã Liên Hiệp đã vàđang diễn ra như thế nào?- Hoạt động phi nông nghiệp tác động tới thu nhập và đời sống ngườidân của toàn xã ra sao?- Có những thuận lợi, khó khăn gì trong việc phát triển phi nông nghiệpở đây?- Cần có giải pháp gì để giúp người dân của xã phát triển hoạt động sảnxuất phi nông nghiệp?1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung liên quan đến vai trò của ngànhnghề phi nông nghiệp đối với thu nhập và đời sống của người dân ở địa bànxã nghiên cứu bao gồm: các ngành nghề chế biến tinh bột, cơ khí, làm mộc 3giúp cho đời sống thu nhập của người dân được nâng cao.- Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát chính của đề tài tập trung chủyếu vào các hộ dân và cán bộ trên địa bàn nghiên cứu.1.4.2 Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi nội dung:- Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất phi nôngnghiệp cũng như đánh giá tác động của ngành nghề phi nông nghiệp đến thunhập và đời sống của người dân tại xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nộitừ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất phinông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.• Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu ở địa bàn xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội• Phạm vi thời gian của số liệu:- Số liệu thu thập để nghiên cứu, phân tích trong 3 năm gần đây (2011 – 2013)- Số liệu khảo sát trên địa bàn nghiên cứu.- Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 24/12/2014 đến ngày 3/6/20144PHẦN IICƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦANGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP VÀĐỜI SỐNG CỦA HỘ NÔNG DÂN2.1 Cơ sở lý luận về vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp đến thunhập và đời sống của hộ nông dân2.1.1. Các vấn đề liên quan đến ngành nghề phi nông nghiệp2.1.1.1 Sản xuất phi nông nghiệpPhi nông nghiệp có thể được hiểu là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp– thương mại và dịch vụ.Hoạt động phi nông nghiệp là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp haydịch vụ nhằm tạo ra công ăn việc làm, giải quyết lao động dư thừa nâng caothu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân. Vì vậy để phát triển các ngànhnghề này, đòi hỏi phải có thời gian và phải trải qua những bậc thang nhất địnhcủa sự phát triển.Các ngành nghề phi nông nghiệp:- Công nghiệp:Công nghiệp nông thôn là một khái niệm đơn ngành dùng để chỉ mộtbộ phận của ngành công nghiệp được tiến hành ở nông thôn, hoặc chính xáchơn là các hoạt động sản xuất mang tính công nghiệp được diễn ra ở nôngthôn. Tuy nhiên một số tác giả sử dụng thuật ngữ công nghiệp nông thôn đểbao hàm toàn bộ những hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn tức là baogồm cả xây dựng, thương nghiệp và các loại dịch vụ khác liên quan tới kinhtế nông thôn của quá trình phân công lao động tại chỗ.Công nghiệp nông thôn là các hoạt động sản xuất có tính chất công5nghiệp diễn ra trên địa bàn nông thôn, khái niệm công nghiệp nông thôn chỉhàm chứa các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ hoặc rất nhá như các doanhnghiệp nhà nước do địa phương quản lý là chủ yếu, các hợp tác xã tiểu thủcông nghiệp, các tư nhân và hộ gia đình tiểu chủ, cá thể. Các quy mô, tổ chứcvừa và nhỏ đa dạng nói trên, có đăng ký sản xuất kinh doanh, dựa trên sở hữutư liệu sản xuất.Hình thức chủ yếu của công nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay làtiểu thủ công nghiệp - hình thức ban đầu của sự phát triển công nghiệp đã tồntại và phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn, ngoài ra công nghiệp nôngthôn còn bao gồm các bộ phận sản xuất công nghiệp và dịch vụ có tính chấtcông nghiệp hoặc phục vụ công nghiệp của thợ thủ công chuyên nghiệp vàkhông chuyên nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,các hợp tác xã, các tổ hợp công ty, công ty cổ phần, hộ sản xuất kinh doanh, tổsản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh chế biếnlương thực thực phẩm và các xí nghiệp công nghiệp khác, hầu hết có quy môvừa và nhỏ mà họat động trực tiếp gắn liền với kinh tế nông thôn. - Tiểu thủ công nghiệp:Theo các nhà Kinh tế học Liên xô cũ thì: “Thủ công nghiệp là sản xuấtthủ công sử dụng lao động thô sơ chế biến nguyên liệu thành sản phẩm”.Một số nước khác không dùng thuật ngữ “Thủ công nghiệp” mà dùngthuật ngữ “Tiểu công nghiệp”Tại Việt Nam thuật ngữ “Tiểu – thủ công nghiệp” là thuật ngữ dùng chỉcác cơ sở sản xuất và hoạt động sản xuất ngoài quốc doanh, lấy sản xuất bằngtay là chủ yếu và sử dụng một phần nhỏ máy móc.Tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra chủyếu bằng thủ công với quy mô nhỏ. Tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn thườnggắn liền với thời gian nông nhàn, nhưng nó lại có thu nhập cao hơn sản xuấtnông nghiệp vì vậy mà nhiều hộ đã rời hẳn nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủcông nghiệp. Cho nên tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh ở nông thôn6thường gắn liền với các làng nghề truyền thống.- Kinh tế dịch vụ nông thôn: Dịch vụ nông thôn để chỉ toàn bộ các hoạt động thương mại dịch vụđáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống và các nhu cầu phát triển khác ởnông thôn. Thương mại dịch vụ là một ngành kinh tế quan trọng, là một bộphận cấu thành kinh tế nông thôn nước ta trong quá trình công nghiệp hóa.Ta phân loại kinh tế dịch vụ nông thôn theo các tiêu thức khác nhau :theo lĩnh vực được cung ứng dịch vụ, tính chất xã hội của đối tượng phụcvụ, nội dung của dịch vụ, dựa theo trách nhiệm chi trả dịch vụ của người sửdụng dịch vụ.Theo lĩnh vực được cung ứng dịch vụ: Người ta phân chia thành dịchvụ sản xuất, dịch vụ đời sống nông thôn. Dịch vụ sản xuất cho nền kinh tếnông thôn bao gồm các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tiểuthủ công nghiệp, xây dựng nông thôn. Đây là loại dịch chủ yếu nhất trongnông thôn, bao gồm nhiều hoạt động cụ thể như cung cấp thông tin cho ngườisản xuất, xây dựng hệ thống chợ và các đầu mối giao lưu vật tư hàng hoá,hướng dẫn sản xuất và tiêu thụ …Dịch vụ đời sống nông thôn bao gồm hai loại: Dịch vụ đời sống vậtchất và dịch vụ đời sống tinh thần cho cá nhân và cộng đồng dân cư. Các dịchvụ đời sống vật chất chủ yếu có dịch vụ ăn uống, may mặc, thẩm mĩ, vệ sinh,bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ …Các dịch vụ tinh thần chủ yếu có dịch vụ giáodục đào tạo nghề, văn hoá tín ngưỡng, thể dục, thể thao Ngoài ra còn môtsố dịch vụ khác phục vụ sinh hoạt nông thôn như dịch vụ vận tải hành khách,bưu điện, cung cấp điện, nước…Theo tính chất xã hội của đối tượng phục vụ: Người ta phân thành dịchvụ công cộng và dịch vụ cá nhân. Dịch vụ công cộng là những dịch vụ đáp ứngnhu cầu chung của xã hội hay một nhóm cộng đồng nông thôn. Những dịch vụcông cộng xã hội hình thành và phát triển là khách quan xuất phát từ đòi hỏi7khách quan và cách thức thoả mãn nhu cầu của cộng đồng nông thôn như cácdịch vô sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt tín ngưỡng, dịch vụ trị an thôn xóm …Tuy nhiên, phù hợp với đòi hỏi khách quan về cách thức thoả mãn nhu cầu,phần lớn các dịch vô sinh hoạt đời sống và tinh thần là dịch vụ cá nhân. Theo nội dung của dịch vụ: Người ta phân các dịch vụ thành dịch vụlao động, dịch vụ tín dụng, dịch vụ kỹ thuật sản xuất, dịch vụ tiêu thụ sảnphẩm và dịch vụ chất xám. Dịch vụ lao động trong nông nghiệp, nông thôn thực hiện các hoạt độnggiới thiệu việc làm cho người đi tìm việc làm thuê ở các trang trại, các xưởngthủ công, tổ chức việc làm thuê các công việc sản xuất nông nghiệp, lâm, ngưnghiệp, như chuẩn bị sản xuất, thu hoạch mùa vụ…Thực hiện dịch vụ lao độngở nông thôn nước ta hiện nay gồm những cá nhân làm thuê, những nhóm laođộng thủ công làm thuê, những tổ hợp hay hợp tác xã làm dịch vụ. Dịch vụ tín dụng là hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm đáp ứng nhucầu vốn sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Hiện nay ở hầu hết nhiềuvùng nông thôn do trình độ hàng hoá còn thấp nên thu nhập và tích luỹ cònthấp. Trong khi đó hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn đã chịusự tác động mạnh mẽ của thị trường và các quan hệ tiền tệ (quan hệ mua bánvật tư, tiêu thụ sản phẩm, tư vấn sản xuất …) nên nhu cầu tín dụng vốn trongnông thôn hiện nay có các ngân hàng thương mại, ngân hàng nông nghiệp,ngân hàng đầu tư phát triển, ngoài ra của còn có ngân hàng của người nghèo,các dự án của các tổ chức trong nước hay quốc tế, quỹ tín dụng nhân dân (hợptác xã tín dụng kiểu mới) các tư nhân cho vay trong hay ngoài nông thôn.Dịch vụ kỹ thuật sản xuất, trong đó quan trọng nhất là các dịch vụ sảnxuất nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp. Đối với những vùng sản xuất chuyêncanh lớn, đặc biệt là sản xuất nông sản xuất khẩu thì dịch vụ kỹ thuật sản xuấtcó vai trò lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Các dịch vụ kỹ thuậtsản xuất chủ yếu là sản xuất cung ứng giống mới, hướng dẫn qui trình kỹ8thuật thâm canh cây trồng vật nuôi, chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới vàonông nghiệp, nông thôn…Thực hiện cung cấp dịch vụ kỹ thuật sản xuất có hệthống các cơ quan khuyến nông, lâm, ngư của Nhà nước, các tổ chức khuyếnnông tình nguyện, các hợp tác xã làm dịch vụ. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có vai trò to lớn trong phát triển nôngnghiệp và làm kinh tế nông thôn. Tham gia hoạt động dịch vụ này có cácdoanh nghiệp thương mại của nhà nước, hệ thống thương mại buôn bán nôngsản phẩm, các hợp tác xã làm dịch vụ tiêu thụ.Dựa theo trách nhiệm chi trả dịch vụ của người sử dụng dịch vụ: ngườita phân chia thành dịch vụ phải trả tiền và dịch vụ không phải trả tiền. Trongcơ chế thị trường, người dân sử dụng dịch vụ phải chi trả cho phần lớn cáchoạt động dịch vụ cho nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, một số trường hợp,người hưởng dịch vụ không phải trả tiền như dịch vụ giống cây trồng, vậtnuôi mới, giống cây trồng rừng, hay một số dịch vụ xã hội khác. Nguồn vốnchi trả cho các hoạt động dịch vụ này do ngân sách nhà nước cấp hoặc từ cácnguồn có tính chất ngân sách nhà nước khác.Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu phát triển của phi nông nghiệp còn có tínhchất nhiệm vụ như dịch vụ thanh toán, dịch vụ làm thủ tục hành chính. Sựphát triển đầy đủ các hoạt động dịch vụ có tính chất nghiệp vụ này góp phầnvào sự phát triển mạng lưới dịch vụ đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinhtế xã hội nông thôn.2.1.1.2 Đặc điểm sản xuất phi nông nghiệp ở nông thônPhi nông nghiệp rất đa dạng về ngành nghề về hình thức tổ chức sảnxuất kinh doanh. Các ngành nghề phi nông nghiệp thường hoạt động đan xennhau, bổ trợ cho nhau và cùng nhau phát triển. Công nghiệp nông thôn hoạtđộng trong các ngành sản xuất nông nghiệp và trong các ngành dịch vụ; trongdịch vụ nông nghiệp có dịch vụ cung ứng vốn, dịch vụ chế biến, bảo quản và9tiêu thụ nông nghiệp.Phi nông nghiệp nông thôn gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp: để pháttriển khu vực nông thôn thì phải phát triển toàn bộ các ngành nghề phi nôngnghiệp lẫn nông nghiệp và nông nghiệp làm tiền đề để cho phi nông nghiệpphát triển và ngược lại phi nông nghiệp có phát triển thì mới thúc đẩy nôngnghiệp phát triển. Mặt khác phi nông nghiệp chịu ảnh hưởng của các điềukiện sản xuất nông nghiệp như độ rủi ro cao, giá trị gia tăng thấp, do sứccanh tranh hạn chế nên lợi nhuận và thu nhập không cao nhưng lại có tínhổn định bền vững.Trình độ khoa học công nghệ về phi nông nghiệp phát triển ở nông thônchưa cao do phát triển ở khu vực nông thôn nên có nhiều hạn chế về vốn,khoa học công nghệ và trình độ năng lực quản lí kinh doanh do tốc dộ quản líkinh tế kinh doanh, tốc độ tăng trưởng không cao. Quan hệ lao động có nétđặc thù, giữa chủ doanh nghiệp và người lao động với nhau có quan hệ thânthuộc, bà con, anh em hoặc quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền địaphương cũng vậy, đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và củng cố mốiquan hệ gắn bền vững trong doanh nghiệp2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nghề phi nông nghiệptrong hộ nông dân:• Khái niệm hộ nông dân:Theo Frank Ellis: Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộngđất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệthống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từngphần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao (Ellis, 1988).• Đặc điểm của hộ nông dân:-Là một đơn vị kinh tế cơ sở quản lý và khai thác nguồn lực tạo ra thunhập đảm bảo cuộc sống.-Vừa là đơn vị sản xuất, đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh10nhưng cũng là đơn vị xã hội. Trình độ phát triển của hộ nông dân đi từ tựcung tự cấp đến bán tự cung tự cấp (có quan tâm đến thị trường).-Các nông hộ ngoài hoạt động chính từ nông nghiệp còn hoạt độngtrong các lĩnh vực khác, tuy nhiên nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chính.-Trên thế giới một số trường phái côi hộ như một doanh nghiệp nhỏ(trường phái cổ điển) tuy nhiên giữa hộ và doanh nghiệp có sự khác nhau (vềquy mô, người điều hành, mức độ tham gia vào thị trường …)• Phân loại hộ:-Hộ thuần nông (nhóm I): là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp,bao gồm các hoạt động trong các nghề trồng trọt, chăn nuôi vừa tham gia cáchoạt động dịch vụ như làm thuê cho các hộ làm nghề.-Hộ kiêm (nhóm II): là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểuthủ công nghiệp, buôn bán.-Hộ chuyên (nhóm III): là loại hộ chuyên làm các ngành nghề như cơkhí, mộc, vận tải, chế biến nông sản, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp …. Hoạtđộng trong các ngành nghề ngoài nghề trồng trọt và chăn nuôi.• Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nghề phi nông nghiệptrong hộ nông dân: Yếu tố nội tại của hộ nông dân: Như tiềm lực về vốn, kinh tế sẵn có,trình độ năng lực của chủ hộ. Hộ là kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm củamình về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Các quyết địnhđầu tư sản xuất kinh doanh không phải ai khác mà chính là do chủ hộ quyếtđịnh do đó trình độ của chủ hộ, của các thành viên có sức ảnh hưởng rất lớnđến quá trình tồn tại và phát triển của hộ. Chủ hộ mà có kiến thức, có kinhnghiệm trên thị trường, trong xã hội, biết nắm bắt thời cơ, biết vận động năngđộng trước rủi ro từ bên ngoài sẽ tạo cho hộ khả năng đứng vững, phát triểnbề vững trước thời cuộc.Yếu tố thị trường: yêu cầu gay gắt của thị trường nhất là chế biến các11sản phẩm từ đầu vào nông sản tạo ra sản phẩm có thời gian sử dụng thấp bảoquản khó khăn.Yếu tố địa lý: Hộ nằm trên các trục đường chính, gần khu đông đúc dâncư càng có điều kiện kinh doanh dịch vụ tốt hơn.Yếu tố kĩ thuật: Một số ngành nghề truyền thống như làm mộc, may,thêu đòi hỏi lành nghề đặc biệt; các hoạt động chế biến nông sản như làm đậu,làm bánh kẹo, nấu rượu phải cần có sự tích lũy kinh nghiệm. Các hoạt độngsản xuất công cụ cho đầu vào của các hoạt động khác, các hoạt động sản xuấtcác vật phẩm tiêu dùng cũng đòi hỏi yêu cầu phải đáp ứng thị hiếu kháchhàng tiêu dùng phải phù hợp với hoàn cảnh ứng dụng các sản phẩm đó.Những hộ buôn bán nhỏ như buôn bán các sản phẩm nông sản bán ra thịtrường, bán các hàng hóa tiêu dùng phải năng động trong việc nắm bắt thịtrường để có phản ứng linh hoạt.Yếu tố chính sách: Các chính sách của chính phủ đưa ra như chính sáchđổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong hộ nông dân, chính sách đất đai, xóa đóigiảm nghèo, cơ sở hạ tầng nông thôn tùy vào mức độ tác động mà hộ có ảnhhưởng khác nhau. Phần lớn các chính sách này có độ nhạy cảm với vấn đềphát triển kinh tế của nông thôn mà hộ nông dân là một chủ thể, vấn đề xóađói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện các điều kiện sống chonông dân Các chính sách mà chính phủ đưa ra luôn luôn xuất phát từ nhucầu thực tại khách quan để tháo gỡ những vấn đề nan giải của xã hội.2.1.2 Vấn đề liên quan đến đời sống – thu nhập- Khái niệm về thu nhập hộ nông dân: Trong cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ diễnra rất đa dạng, ngoài sản xuất nông nghiệp hộ còn tham gia vào các ngành nghềkhác như: Công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng vànghề rừng. Chính vì thu nhập của hộ nông dân bao gồm toàn bộ những kết quả12của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và một số ngành nghề khác nh: sửachữa, sản xuất nguyên vật liệu, chế biến nông sản mang lại.-Yếu tố ảnh hưởng đến đời sống – thu nhập của hộ nông dân lao động: Trong nguồn thu nhập của hộ, thu nhập từ lao động là yếu tố quantrọng nhất để duy trì mức sống, đây cũng là nguồn thu mà chúng thay đổi theosố giờ lao động. Thu nhập này không tính các khoản thu như lương hưu, họcbổng, trợ cấp xã hội, tiền chuyển về, tiền cho thuê tài sản và lãi suất tiết kiệmlà những khoản không phụ thuộc vào số giờ lao động của các thành viên hộ. Giờ lao động được tính bằng cách chia tổng số gìơ làm việc của cácthành viên của hộ cho số lượng thành viên làm việc trong hộ. Nguồn lực: Người có thu nhập thấp thường thiếu nhiều nguồn lực, họkhông thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhânlực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói. Các hộ nghèo có rất ít đất đai vàtình trạng không có đất đang có xu hướng tăng lên. Thiếu đất đai ảnh hưởngđến việc đảm bảo lương thực của hộ cũng như đa dạng hoá sản xuất, đểhướng tới sản xuất cây trồng với giá trị cao. Đa số hộ nông lựa chọn phươngán sản xuất tự cung tự cấp họ vẫn giữ các phương thức sản xuất truyền thốngvới giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án sản xuất mang lợi nhuậncao, do vậy giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng và vật nuôi cònthấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã không tạo ra thu nhậpcao cho hộ dẫn tới tình trạng luẩn quẩn nghèo đói của hộ.Hộ nông cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng. Sự hạnchế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoán khả năng đổimới sản xuất, áp dụng khoa học công nghề, giống mới…, mặc dù trong khuônkhổ của dự án tín dùng cho người nghèo thuộc Chương trình xoá đói giảmnghèo, khả năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều, song do không có tàisản thế chấp, các hộ chỉ có thể vay với số vốn nhỏ.Trình độ học vấn: Hộ nông chiếm phần lớn những người có trình độ13học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập củahộ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không cóđiều kịên để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để tạo ra thu nhập caohơn trong tương lai và cải thiện mức sống. Trình độ học vấn thấp ảnh hưởngđến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai. Đối với khu vựcnông thôn ở các cấp học càng cao thì số lượng người đi học càng thấp, nhữngngười có trình độ, bằng cấp cao còn thấp nên việc tạo ra năng suất cây trồngvật nuôi còn hạn chế. Học vấn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình CNH -HĐH đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của ngườidân. Trong những năm gần đây người có trình độ học vấn càng cao thì ngườiđó có khả năng làm được nhiều công việc khó hơn vì vậy thu nhập thường làcao hơn, vì thế xã hội rất tôn trọng người có học vấn cao. Trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vựckhác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhậpcao hơn và ổn định hơn. Trình độ học vấn thấp không có khả năng tự giảquyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản phápluật có cơ chế phức tạp, hộ nông khó nắm bắt, mạng lưới các dịch vụ pháp lý,số lượng các luật gia còn hạn chế phân bố chủ yếu ở khu vực thành thị.Quy mô của hộ: là yếu tố quan trọng tác động tới thu nhập bình quâncủa các thành viên trong hộ.Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển từ mứckhởi điểm thấp dựa chủ yếu vào nông nghiệp nên nó bị chi phối bởi sản xuấtmang tính sử dụng nhiều lao động. Khi hộ có quy mô lớn hơn sẽ thu được thunhập bình quân trên một lao động cao hơn do các hộ này có thể khai thácđược lợi thế kinh tế nhờ quy mô hộ lớn hơn, mặt khác, với những hộ sản xuấtNông nghiệp có quy mô hộ lớn năng suất lao động cận biên có thể giảm. Quymô hộ lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo cao nhưng đây cũng có thể là nguồnlao động tạo ra thu nhập cho hộ, cũng có thể hộ có qui mô lớn sẽ tạo ra đượcthu nhập lớn hơn so với hộ có qui mô hộ nhỏ hơn, ở khu vực nông thôn thì14các thành viên trong hộ có thể sử dụng sức khoẻ của mình để làm những côngviệc giản đơn giúp đỡ gia đình tạo ra thu nhập.- Yếu tố ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của người dânnông thôn:Hoạt động ngành nghề góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóatinh thần của nhân dân. Đời sống vật chất của người dân không ngừng đượcnâng cao bởi thu nhập của họ ngày càng tăng lên, cải thiện cuộc sống gia đìnhmình thể hiện rõ ở việc trang bị tài sản như: xây nhà kiên cố, mua sắm nhữngtrang thiết bị đắt tiền (xe máy, ô tô, tivi, điện thoại …) rút dần khoảng cáchthành thị với nông thôn. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, tinh thần ngàycàng được quan tâm và được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau:vui chơi giải trí, du lịch, thể thao … làm cho đời sống tinh thần của người dânphong phú hơn, từ đó góp phần làm cho nông thôn văn minh, giàu đẹp hơn.2.1.3 Vai trò của sản xuất phi nông nghiệp đối với thu nhập và đời sốngcủa hộ nông dân- Thu nhập Khu vực phi nông nghiệp phát triển sẽ thu hút lao động, phân bổ lại laođộng giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập và sức mua cho thị trường nôngthôn. Khi việc làm ở nông thôn không được tạo ra thì vấn đề di dân đô thị trở nênnặng nề. Thực tế ở Việt Nam cho thấy nạn thất nghiệp và thiếu việc làm ở nôngthôn đã vượt ra khỏi phạm vi nông thôn và ảnh hưởng rất rõ đến vùng đô thị, gâyra nhiều vấn đề mà bản thân đô thị không thể tự giải quyết được nếu không bắtđầu bằng việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm tại nông thôn.Tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ trong khu vực nông thônđang dư thừa lớn hiện nay và sẽ còn tăng thêm trong tương lai. Phát triểnmạnh công nghiệp nông thôn và dịch vụ nông thôn có khả năng chuyển laođộng dư thừa từ nông nghiệp sang, góp phần phân công lại lao động hợp lýtrong nông thôn. Đây là xu hướng hợp quy luật, có điều kiện thực hiện đối với15nông thôn nước ta (bởi vì công nghiệp thành thị ngày càng được mở rộngnhưng vẫn phải thu hút lao động thất nghiệp tại chỗ là chính). Đây cũng làcon đường hiệu quả nhất để từng bước đô thị hoá nông thôn, hạn chế sự didân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, góp phần ổn định kinh tế xã hội cả nước. Cùng với khả năng tạo việc làm, phát triển công nghiệp nông thôn vàdịch vụ nông thôn là biện pháp chủ yếu để nâng cao thu nhập, tăng mức sốngmọi mặt của đông đảo dân cư nông thôn. Ở phạm vi địa phương, các làngnghề được hình thành và phát triển khác nhau nhưng có điểm chung là đã gópphần đáng kể vào việc tăng thu nhập cho người lao động. Trong cơ cấu thunhập bình quân của các hộ trong làng nghề truyền thống thì thu nhập từ hoạtđộng ngành nghề chiếm cao nhất tới 60,2%, còn lại thu nhập từ nông nghiệpchiếm 36,8%, từ nguồn thu khác chiếm 3%. Trong những năm qua, hầu hếtcác làng nghề đã có sự năng động trong sản xuất, tìm tòi đổi mới sản phẩmnhằm đáp ứng không chỉ nhu cầu trong nước mà còn có sự quan tâm đáp ứngnhu cầu của thị trường nước ngoài. Nhiều mặt hang gốm cao cấp, trạm gỗ,khảm trai, sơn mài, thêu ren … của các làng nghề đã được xuất khẩu sangNhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông …đã thu về hàng triệu USD. Chẳng hạnnhư Từ Sơn (Bắc Ninh),năm 199 đã xuất khẩu được 84 tỷ đồng, năm 200 đạt111 tỷ đồng. Năm 1999, ở Hà Tây làng Minh Khai đạt gần 80 tỷ đồng, DươngLiễu, Cát Quế đạt trên 36 tỷ đồng, La Phù đạt trên 75 tỷ đồng, Phùng Xá,Dương Nội đạt 10 – 15 tỷ đồng. Cho thấy tình trạng thuần nông đối với phầnlớn hộ gia đình nông dân cho dù trồng trọt chăn nuôi có đạt giá trị sản phẩm 3triệu đồng/ha cũng chỉ xoá được nghèo đói. Ví dụ như ở các làng nghề hoặcxã có nghề thủ công, các hộ làm công nghiệp nhỏ thường có thu nhập gấp 2-4lần hộ thuần nông (Vũ Thị Thoa, 2005). Thực tế khẳng định, phát triển côngnghiệp nông thôn là chìa khóa để giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo, hạnchế dần khoảng cách về mức sống giữa dân cư đô thị và dân cư nông thônđang là vấn đề bức xúc của các nước đang phát triển và giải quyết tốt vấn đề16

Tài liệu liên quan

  • Vai Trò Của Công Nghệ Sinh Học Với Sự Phát Triển Của Nền Nông Nghiệp Thế Giới.doc Vai Trò Của Công Nghệ Sinh Học Với Sự Phát Triển Của Nền Nông Nghiệp Thế Giới.doc
    • 10
    • 1
    • 11
  • Vai trò của công nghệ xanh đối với sự phát triển của nông thôn.doc Vai trò của công nghệ xanh đối với sự phát triển của nông thôn.doc
    • 9
    • 895
    • 5
  • Vai trò của công nghệ sinh học đối với ngành chăn nuôi Vai trò của công nghệ sinh học đối với ngành chăn nuôi
    • 15
    • 743
    • 2
  • Vai trò của công nghệ sinh học đối với ngành chăn nuôi Vai trò của công nghệ sinh học đối với ngành chăn nuôi
    • 43
    • 764
    • 0
  • Vai trò của công nghệ sinh học đối với ngành chăn nuôi.  Vai trò của công nghệ sinh học đối với ngành chăn nuôi.
    • 15
    • 788
    • 0
  • Vai trò của công nghệ sinh học đối với phát triển nông nghiệp Vai trò của công nghệ sinh học đối với phát triển nông nghiệp
    • 15
    • 1
    • 4
  • Vai Trò Của Công Nghệ Sinh Học Với Sự Phát Triển Của Nền Nông Nghiệp Thế Giới Vai Trò Của Công Nghệ Sinh Học Với Sự Phát Triển Của Nền Nông Nghiệp Thế Giới
    • 12
    • 800
    • 1
  • Luận chứng vai trò của công nghệ tự động hoá đối với  sự phát triển công  nghiệp Luận chứng vai trò của công nghệ tự động hoá đối với sự phát triển công nghiệp
    • 7
    • 533
    • 2
  • Vai trò của công nghệ xanh đối với sự phát triển của nông thôn Vai trò của công nghệ xanh đối với sự phát triển của nông thôn
    • 9
    • 542
    • 0
  • Luận chứng vai trò của công nghệ tự động hoá đối với sự phát triển công  nghiệp Luận chứng vai trò của công nghệ tự động hoá đối với sự phát triển công nghiệp
    • 10
    • 588
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(757.5 KB - 91 trang) - VAI TRÒ của NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Phi Nông Nghiệp Gồm Những Ngành Nghề Nào