Đáp án Module 9 Tiểu Học Môn Tiếng Việt

Đáp án Module 9 Tiểu Học môn Tiếng ViệtĐáp án Module 9 môn Tiếng ViệtNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Đáp án Module 9 Tiểu Học môn Tiếng Việt

  • I. Đáp án trắc nghiệm Module 9 môn Tiếng Việt
    • 1. Đáp án trắc nghiệm 10 câu phần ôn tập Module 9
    • 2. Đáp án câu hỏi đánh giá nội dung 1 Module 9
    • 3. Đáp án câu hỏi đánh giá nội dung 2 Module 9
    • 4. Đáp án câu hỏi đánh giá nội dung 3 Module 9
    • 5. Đáp án câu hỏi đánh giá nội dung 4 Module 9
  • II. Đáp án tự luận module 9 môn Tiếng Việt
  • III. Bài tập cuối khóa Module 9 môn Tiếng Việt
    • 1. Bài tập cuối khóa module 9 môn Tiếng Việt lớp 2
    • 2. Bài tập cuối khóa module 9 môn Tiếng Việt lớp 5
  • IV. Sản phẩm cuối khóa module 9 môn Tiếng Việt

Để trả lời tất cả câu hỏi mô đun 9 môn Tiếng Việt tiểu học phần trắc nghiệm Module 9 và hoàn thành bài tập cuối khóa Module 9, sản phẩm cuối khóa Module 9 nhằm đạt được nhiệm vụ được giao sau khóa tập huấn Mô đun 9 Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh, mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết toàn bộ Đáp án Module 9 Tiểu Học môn Tiếng Việt như sau.

Tham khảo thêm:

  • Đáp án Module 9 Tiểu Học đầy đủ, chi tiết
  • Đáp án câu hỏi đánh giá Module 9 tất cả các môn
  • Gợi ý đáp án Module 9 đầy đủ

I. Đáp án trắc nghiệm Module 9 môn Tiếng Việt

1. Đáp án trắc nghiệm 10 câu phần ôn tập Module 9

1. Chọn đáp án đúng nhất

Phát biểu nào sau đây Không đúng về “đọc hiểu hình thức” trong Yêu cầu cần đạt đối với kĩ năng đọc của chương trình Ngữ văn 2018 (Tiếng Việt cấp Tiểu học):

Nhận biết vần, các biện pháp tu từ, so sánh trong thơ; đặc điểm, bố cục của một số loại văn bản thông dụng .

Biết tóm tắt và nhận biết được những thông tin chính trong văn bản.Dấu tích

Nhận biết được lời, thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua lời thoại, hành động.

Nhận biết được hình dáng, hành động, điệu bộ của nhân vật qua từ ngữ, hình ảnh trong câu chuyện/văn bản.

2. Chọn các đáp án đúng

Căn cứ để lựa chọn ngữ liệu Đọc mở rộng theo quy định của Chương trình GDPT môn Ngữ văn cấp tiểu học là:

Tham khảo danh mục văn bản được Chương trình gợi ý và tìm thêm văn bản ngoài SGK theo yêu cầu của Chương trình, có thể biên tập lại để độ dài phù hợp với văn bản đã học.Dấu tích

Dựa vào yêu cầu cần đạt về Đọc mở rộng của từng lớp để nắm được những yêu cầu cụ thể về kỹ năng đọc mở rộng và số lượng, thể loại văn bản, nội dung của văn bản được quy định.Dấu tích

Tập trung chọn lựa các văn bản truyện và thơ có nội dung gần gũi với học sinh như: gia đình, nhà trường, bạn bè…

Tìm kiếm trên sách, báo, tạp chí, Internet các văn bản ngoài SGK có số lượng chữ nhiều hơn so với văn bản đã học nhằm nâng cao khả năng đọc cho học sinh.

3. Chọn đáp án đúng nhất

Điểm nổi bật của phương pháp dạy đọc là căn cứ trên:

Lý thuyết tiếp nhận ngôn ngữ và lý thuyết học từ trải nghiệm.

Lý thuyết giao tiếp và lý thuyết tiếp nhận văn học

Lý thuyết tiếp nhận ngôn ngữ và lý thuyết tiếp nhận văn học.Dấu tích

Lý thuyết tiếp nhận ngôn ngữ và lý thuyết giao tiếp

4. Chọn đáp án đúng nhất

Trong tổ chức dạy học nói – nghe tương tác, nội dung về “Chào hỏi thầy/ cô khi đến lớp”, một GV đã tiến hành như sau:

1) Tổ chức học sinh xem video clip minh họa nội dung;

2) Cho nhóm học sinh cùng phân tích tình huống;

3) HS sắm vai thực hiện.

GV trên đã sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học nào là chính để đạt mục tiêu hoạt động?

Thực hành giao tiếpDấu tích

Dạy học hợp tác

Thảo luận nhóm

Phát hiện và giải quyết vấn đề

5. Chọn đáp án đúng nhất

Trong dạy học thực hành viết theo kiểu loại văn bản, để giúp HS nắm được hệ thống các ý của văn bản mẫu, GV nên sử dụng phương pháp/ kĩ thuật dạy học chính nào:

Dạy học mảnh ghép kết hợp đàm thoại

Sơ đồ tư duy kết hợp đàm thoạiDấu tích

Khăn trải bàn kết hợp đàm thoại

Trực quan kết hợp đàm thoại

6. Chọn các đáp án đúng

Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn dùng để đánh giá năng lực trong môn Tiếng Việt có những dạng nào?

Câu hỏi lựa chọn Đúng hoặc Sai

Câu hỏi củng cố

Câu hỏi ghép đôiDấu tích

Câu hỏi có nhiều lựa chọnDấu tích

Câu hỏi mở

7. Chọn các đáp án đúng

Phát biểu nào sau đây không đúng?

HS đánh giá lẫn nhau là nhóm phương pháp đánh giá năng lực dùng trong môn Tiếng Việt

Vấn đáp là nhóm phương pháp đánh giá năng lực dùng trong môn Tiếng Việt

Nhận xét bằng lời của GV là nhóm phương pháp đánh giá năng lực dùng trong môn Tiếng ViệtDấu tích

Quan sát là nhóm phương pháp đánh giá năng lực dùng trong môn Tiếng Việt

Kiểm tra viết là nhóm phương pháp đánh giá năng lực dùng trong môn Tiếng Việt

8. Chọn đáp án đúng nhất

Phát biểu nào dưới đây không chính xác về điểm mạnh của Câu hỏi tự luận mở rộng?

Đánh giá khả năng phân tích, lập luận và kĩ năng viết của HS

Đánh giá được kinh nghiệm, hiểu biết của HS

Không tốn thời gian biên soạnDấu tích

Đánh giá được tư duy bậc cao của HS như: vận dụng, sáng tạo

9. Chọn đáp án đúng nhất

Trong các câu hỏi tự luận sau, câu nào là câu hỏi tự luận mở rộng?

Viết câu văn tả dòng sông trong đó có dùng từ gợi tả màu sắc, hình dáng và phép so sánh.

Mỗi năm có bốn mùa, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng. Mùa xuân muôn hoa đua nở; mùa hè rực rỡ, đầy sức sống; mùa thu dịu dàng; mùa đông ấp ủ mầm xanh… Hãy tả cảnh một mùa mà em yêu thích nhất.Dấu tích

Từ lời khuyên của cô chị trong câu chuyện Sức mạnh của nước, khi bạn em to tiếng, muốn gây sự với em, em sẽ làm gì?

10. Chọn đáp án đúng nhất

Trong tổ chức dạy kể chuyện câu chuyện “Hai con dê qua cầu” (Tiếng Việt 1, tập 1, Bộ Cánh diều), GV đã đặt câu hỏi cho HS như sau: Vì sao dê đen và dê trắng đều rơi xuống suối?.

GV trên đã sử dụng dạng thức vấn đáp nào trong số các dạng thức vấn đáp sau của Phương pháp vấn đáp:

Vấn đáp gợi mở

Vấn đáp củng cốDấu tích

Vấn đáp kiểm tra

Vấn đáp tổng kết

2. Đáp án câu hỏi đánh giá nội dung 1 Module 9

1. Chọn đáp án đúng nhất

Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục Dấu tích

Tất cả các đáp án đều đúng

Tạo điều kiện học tập đa dạng cho HS.

Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh một cách thuận lợi và hiệu quả.

Đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục

2. Chọn các đáp án đúng

Đâu là yêu cầu đối với việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học môn học/hoạt động giáo dục?

Đảm bảo tính thực tiễn.Dấu tích

Đảm bảo tính khoa học.Dấu tích

Đảm bảo tính pháp lý.Dấu tích

Đảm bảo tính chính xác.

3. Chọn các đáp án đúng

Dạy học từ xa (Distance Learning) được hiểu là:

Hình thức đào tạo mang đúng ý nghĩa học tập điện tử trọn vẹn (fully e-Learning), trong đó người dạy và người học không gặp gỡ, không ở cùng một chỗ và cũng có lúc không xuất hiện ở cùng một thời điểm, quá trình học tập và mọi hoạt động học tập hoàn toàn thông qua máy tính và Internet.

Hình thức đào tạo sử dụng công nghệ Web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web.Dấu tích

Hình thức đào tạo ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông.Dấu tích

Hình thức đào tạo sử dụng kết nối mạng Internet để thực hiện việc học tập, nghiên cứu như: lấy tài liệu học, tham gia hoạt động học trực tuyến, giao tiếp giữa người học với người học và người học với giáo viên.Dấu tích

4. Chọn đáp án đúng nhất

Giáo viên tải về một video kể chuyện bằng hình ảnh từ Internet để phục vụ cho công tác giảng dạy và có ý định chia sẻ tài nguyên này cho nhiều đồng nghiệp trong trường học. Vậy, giáo viên đó cần lưu ý điều gì?

Nên xem xét đến vấn đề bản quyền và có trích dẫn nguồn đầy đủ khi khai thác, sử dụng phục vụ cho dạy học và giáo dục.Dấu tích

Nên chia sẻ cho đồng nghiệp vì tài liệu này phục vụ cho giáo dục không vì mục đích thương mại.

Không nên tải về và chia sẻ vì vi phạm bản quyền.

Không nên chia sẻ cho đồng nghiệp vì chỉ người tải về mới được phép sử dụng.

5. Chọn đáp án đúng nhất

Dạy học từ xa (Distance Learning) được hiểu là:

Hình thức đào tạo mang đúng ý nghĩa học tập điện tử trọn vẹn (fully e-Learning), trong đó người dạy và người học không gặp gỡ, không ở cùng một chỗ và cũng có lúc không xuất hiện ở cùng một thời điểm, quá trình học tập và mọi hoạt động học tập hoàn toàn thông qua máy tính và Internet.Dấu tích

Hình thức đào tạo sử dụng công nghệ Web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web.

Hình thức đào tạo ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông.

Hình thức đào tạo sử dụng kết nối mạng Internet để thực hiện việc học tập, nghiên cứu như: lấy tài liệu học, tham gia hoạt động học trực tuyến, giao tiếp giữa người học với người học và người học với giáo viên.

3. Đáp án câu hỏi đánh giá nội dung 2 Module 9

1. Chọn đáp án đúng nhất

Máy vi tính cá nhân (PC và laptop) có những lợi ích sau:

Biên tập, thiết kế, trình diễn các bài trình chiếu đa phương tiện, mô phong thí nghiệm

Lưu trữ một lượng thông tin lớn, thực hiện các tác vụ nhanh chóng và chính xácDấu tích

Chiếu văn bản, hình ảnh, âm thanh đồ họa, video làm tăng sự chú ý của học sinh

2. Chọn đáp án đúng nhất

Khi khai thác nguồn học liệu số để xây dựng kế hoạch dạy học, cần đảm bảo :

Hướng đến yêu cầu cần đạt, học sinh, năng lực CNTT của GV, xu hướng của thời đại,…

Phù hợp với khái niệm, cấu trúc – chức năng – tính chất, hiện tượng - bản chất – quá trình, quy luật – nguyên lý, ý nghĩa - ứng dụng,…

Phù hợp với chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung dạy học, các ý tưởng sư phạm, học sinh,…Dấu tích

3. Chọn đáp án đúng nhất

Sử dụng Internet để tìm kiếm học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục đòi hỏi GV cần có kĩ năng:

Thực hiện các bước tìm kiếm đúng, xác định mức độ chính xác của thông tin, kiểm chứng thông tinDấu tích

Phân nhóm yêu cầu thông tin tìm kiếm, chọn công cụ/phần mềm tìm kiếm phù hợp

Phân tích mục đích và yêu cầu tìm kiếm, diễn đạt cú pháp câu lệnh tìm kiếm,

4. Chọn đáp án đúng nhất

Với mục đích: Giúp HS nhận diện được các trình tự sự việc; các nhân vật trong một câu chuyện hoặc liệt kê các ý cần viết cho một bài văn, GV có thể sử dụng phần mềm dạy học:

TViet Lesson 3.0

PowerPoint

ActivInspire

Ayoa-iMindMapDấu tích

5. Chọn đáp án đúng nhất

Chọn từ thích hợp để hoàn thành nội dung dưới đây:

……. là phương tiện đem lại hiệu quả cao khi thực hành giảng dạy, hỗ trợ cho việc trình chiếu và hiển thị các thông tin trong nội dung bài giảng, phục vụ hiệu quả cho việc truyền đạt ý tưởng của giáo viên đến học sinh cũng như giúp giáo viên và học sinh tương tác nhiều hơn với nhau trong hoạt động dạy học.

Máy tính bảng

Máy chiếu đa năngDấu tích

Bảng tương tác

6. Chọn đáp án đúng nhất

Để biên tập, thiết kế và trình diễn các bài trình chiếu đa phương tiện; tổ chức kiểm tra đánh giá thông qua trắc nghiệm, giáo viên có thể sử dụng phần mềm thiết kế nào?

ClassDojo

Microsoft PowerPointDấu tích

Youtube

Video Editor

7. Chọn đáp án đúng nhất

Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài tập viết đoạn/văn bản và nhập liệu vào trên cùng một tập tin đồng thời, giáo viên có thể sử dụng phần mềm nào?

Google Classroom

MS Teams

Google Meets

Google DriveDấu tích

8. Chọn đáp án đúng nhất

Khi dạy nội dung về văn bản thông tin (văn bản quảng cáo), GV chụp ảnh các mẫu quảng cáo từ thực tế, sưu tầm trên mạng. Giáo viên sắp xếp các hình ảnh đó và tạo thành một videp clip. GV đã sử dụng loại hình e -Learning nào?

Đào tạo dựa trên máy tính, đào tạo dựa trên web, đào tạo trực tuyến.

Đào tạo dựa trên công nghệ, đào tạo dựa trên máy tính, đào tạo dựa trên web.Dấu tích

Đào tạo dựa trên máy tính, đào tạo dựa trên web, đào tạo từ xa.

9. Chọn đáp án đúng nhất

Nhân tố có tác động lớn đối với hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học:

Công cụ, phần mềm, học liệu số và thiết bị công nghệ được sử dụng

Kĩ năng, nhận thức, thái độ của giáo viên đối với công nghệ thông tinDấu tích

Cơ sở vật chất của nhà trường

Năng lực ứng dụng CNTT của học sinh

10. Chọn đáp án đúng nhất

Chọn từ thích hợp để hoàn thành nội dung dưới đây:

Ở góc độ chủ đề, hình thức dạy học…… hỗ trợ dạy học …. là sự kết hợp có chủ đích giữa các hoạt động học trực tiếp trong lớp và hoạt động học trực tuyến diễn ra trên mạng, từ xa.

Phân hóa, tích hợp

Lớp học đảo ngược, hợp tác

Trực tuyến, trực tiếpDấu tích

Hợp tác, phân hóa

4. Đáp án câu hỏi đánh giá nội dung 3 Module 9

1. Chọn đáp án đúng nhất

Những phần mềm phổ biến được sử dụng để hỗ trợ thiết kế, biên tập nội dung dạy học môn Tiếng Việt:

Video Editor, ActivInspire, TViet Lesson 3.0, Gmail, Ayoa-iMindMap, Google Meet.

ActivInspire, TViet Lesson 3.0, ClassDojo, Video Editor, MS-PowerPoint, Google Drive.

MS-PowerPoint, Video Editor, ActivInspire, TViet Lesson 3.0, Ayoa-iMindMap, Video EditorDấu tích

Ayoa-iMindMap, Google Meet, Video Editor, ActivInspire, ClassDojo , TViet Lesson 3.0

2. Chọn đáp án đúng nhất

Trong môn Tiếng Việt, để dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp có thể sử dụng các phần mềm nào?

Youtube, Ayoa-iMindMap, Google Meet, GmailDấu tích

Youtube, Google Drive, Video Editor, Gmail

Youtube, Google Drive, Google Meet, Gmail

ActivInspire, Google Drive, Google Meet, Gmail

3. Chọn đáp án đúng nhất

Để thiết kế sơ đồ tư duy dùng cho việc hệ thống hóa các chi tiết của một bài đọc, hệ thống hóa các từ ngữ cùng chủ điểm, hệ thống hóa kiến thức ngữ pháp hay thiết lập dàn ý cho một bài viết văn bản,… GV có thể dùng các phần mềm nào?

Powerpoint, ActivInspire, Ayoa-iMindMapDấu tích

Ayoa-iMindMap, ClassDojo, ActivInspire,

Powerpoint, Ayoa-iMindMap, Video Editor

ActivInspire, TViet Lesson, Powerpoint,

4. Chọn đáp án đúng nhất

Để thiết kế câu hỏi trắc nghiệm sử dụng trong dạy học, kiểm tra đọc hiểu; trong dạy học nói- nghe (kể chuyện) nhằm kiểm tra việc hiểu hiểu nội dung được nghe của HS hoặc để dạy học từ ngữ; chính tả,… GV có thể sử dụng phần mềm nào ?

Video Editor, ActivInspire,

Powerpoint, TViet Lesson

Powerpoint, ActivInspireDấu tích

ActivInspire, Ayoa-iMindMap

5. Chọn đáp án đúng nhất

Cho tình huống sau:

Để tổ chức dạy học trực tuyến nội dung viết đoạn văn cho HS lớp 2: “Viết được 4 – 5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý”, GV nên sử dụng phương án nào sau đây nhằm phát huy tính tích cực và có sự tương tác với HS.

Phương án 2

- Video Editor để tạo thành video clip chứa hình các đồ vật gần gũi quen thuộc để giới thiệu HS trong HĐ khởi động.

- Ayoa-iMindMap để tạo sơ đồ dàn ý.

- Powerpoint để tạo bài trình chiếu trong khám phá , luyện tập, vận dụng.

- Google Meet để dạy học trực tuyến.

- Google Drive hoặc ClassDojo để HS gửi hình ảnh chụp của bài văn.

Phương án 1

- Powerpoint chiếu hình ảnh các đồ vật quen thuộc, gần gũi để giới thiệu HS trong HĐ khởi động.

- Powerpoint để tạo bài trình chiếu các hoạt động Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.

- Google Meet để dạy học trực tuyến.

- Google Drive hoặc ClassDojo để gửi phản hồi bài văn của HS.

Phương án 3 Dấu tích

- Video Editor để tạo thành video clip chứa hình các đồ vật gần gũi, quen thuộc do HS tự chụp và gửi lên Google Drive hỗ trợ dạy học.

- Ayoa-iMindMap để tạo sơ đồ dàn ý.

- Powerpoint để tạo bài trình chiếu

- Google Meet để dạy học trực tuyến.

- Google Drive hoặc ClassDojo để HS gửi hình ảnh chụp của bài văn.

- Google Drive hoặc ClassDojo để GV gửi phản hồi bài văn của HS.

6. Chọn đáp án đúng nhất

Nhân tố có tác động lớn đối với hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học:

Cơ sở vật chất của nhà trường

Năng lực ứng dụng CNTT của học sinh

Kĩ năng, nhận thức, thái độ của giáo viên đối với công nghệ thông tinDấu tích

Công cụ, phần mềm, học liệu số và thiết bị công nghệ được sử dụng

7. Chọn đáp án đúng nhất

Chọn từ thích hợp để hoàn thành nội dung dưới đây:

Ở góc độ chủ đề, hình thức dạy học…… hỗ trợ dạy học ……. là sự kết hợp có chủ đích giữa các hoạt động học trực tiếp trong lớp và hoạt động học trực tuyến diễn ra trên mạng, từ xa.

Trực tuyến, trực tiếpDấu tích

Hợp tác, phân hóa

Lớp học đảo ngược, hợp tác

Phân hóa, tích hợp

8. Chọn các đáp án đúng

Cho tình huống sau:

Trong tiết dạy bài “Khu rừng kì lạ dưới đáy biển” (Lớp 1, Tập 2, Bộ sách Chân trời sáng tạo), ở hoạt động Khởi động, một GV đã thiết kế MS PowerPoint với tổng cộng 20 slide có kết nối video về biển đảo và các sinh vật dưới đáy biển để tạo tâm thế và kết nối vào bài học với thời lượng 10 phút.

Theo anh/chị, GV trên đã vi phạm những yêu cầu sư phạm nào trong các yêu cầu sau về định hướng sử dụng, khai thác CNTT trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học?

Tính giáo dục

Thời gianDấu tích

Sự phù hợp với chương trình học và đối tượng HSDấu tích

Tính thẩm mĩ

9. Chọn các đáp án đúng

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

Khi xây dựng KHBD môn Tiếng Việt ở cấp TH có ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ, GV cần lưu ý những phương diện sau

CNTT được khai thác, sử dụng trong suốt tiết học nhằm duy trì sự chú ý của HS.Dấu tích

CNTT phải giúp tổ chức, hỗ trợ và bổ sung được những hoạt động/nội dung học tập mà SGK, tài liệu dạy học hiện có còn thiếu hoặc không có

CNTT là phương tiện dạy học duy nhất dùng để kết nối kiến thức cũ và kiến thức mới cho HS.Dấu tích

CNTT phải đảm bảo được sự phù hợp với đặc trưng của mục tiêu hoạt động/ bài học.

10. Chọn các đáp án đúng

Trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học:

Không nên sử dụng những thiết bị, phần mềm, học liệu số giúp HS tự đánh giá NL ngôn ngữ (đọc, viết, nói và nghe)

Sử dụng những thiết bị, phần mềm, học liệu số giúp HS có nhiều cơ hội trải nghiệm trong môn học (video, vlog,…) để tăng vốn sống, vốn ngôn ngữ, gây hứng thú, tạo động cơ, động lực học tập.Dấu tích

Sử dụng những thiết bị, phần mềm, học liệu số giúp HS trực quan đối với các tri thức khó như giải nghĩa từ, các mô hình ngôn ngữ, mô hình lời nói, quy trình viết, tốc độ, âm lượng,… lời nói.Dấu tích

Sử dụng thiết bị thiết bị, phần mềm, học liệu để gia tăng sự chú ý và giúp HS tri nhận các hành vi ngôn ngữ. Do đó, không cần thiết tổ chức hoạt động thực hành ngôn ngữ cho HS

5. Đáp án câu hỏi đánh giá nội dung 4 Module 9

1. Chọn câu trả lời Đúng hoặc Sai

Chương trình ETEP triển khai cho mô đun 9 theo mô hình tập huấn bồi dưỡng GVCC: 7-2-7 kết hợp giữa trực tuyến với trực tiếp, và hình thức trực tuyến (từ xa hoàn toàn) đối với GVĐT.

Sai

ĐúngDấu tích

2. Chọn đáp án đúng nhất

Để xây dựng kế hoạch tự học nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, GVCC (giáo viên nói chung) cần:

Chuẩn bị cho bản thân một số kiến thức, kĩ năng làm việc với máy tính và internet.

Đầu tư máy tính có cấu hình mạnh và tải thật nhiều ứng dụng.

Xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung học tập, thời gian trên cơ sở nhu cầu và lựa chọn hình thức tự học phù hợp khả năng của bản thânDấu tích

Đăng kí tham gia khóa học về CNTT trực tiếp hoặc trực tuyến.

3. Chọn các đáp án đúng

Nếu hỗ trợ đồng nghiệp thông qua máy tính và Internet, GV cần:

Sử dụng Google Drive để lưu giữ và chia sẻ tài nguyên học tập.Dấu tích

Thiết lập và sử dụng các kênh thông tin để giao tiếp như Messenger, Zalo (Viber, Skype)Dấu tích

Tải thật nhiều các phần mềm hỗ trợ dạy học để sử dụng cho bài trình chiếu.

Sử dụng các công cụ online meeting như MS Team, Google Meet (bên cạnh hệ thống VLE)Dấu tích

4. Chọn các đáp án đúng

Những biểu hiện của một GV ở mức độ “Sử dụng thích hợp ở mọi tình huống” trong việc tự đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

Có các phương án sử dụng công nghệ thông tin khác nhau cho cùng một tình huống.Dấu tích

Thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động dạy học và giáo dục.Dấu tích

Khai thác được các tài nguyên để thực hiện các dự án dạy học liên môn còn hạn chế.

Việc khai thác các tài nguyên và phần mềm trong dạy học chưa đa dạng

5. Chọn đáp án đúng nhất

Để xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, GVCC (giáo viên nói chung) cần thực hiện theo các bước sau:

Khảo sát nhu cầu, đánh giá thực trạng; Xác định hình thức, PP hỗ trợ; Xác định nhân sự, điều kiện vật chất hỗ trợ; Xác định nội dung, thời gian hỗ trợ.

Khảo sát nhu cầu, đánh giá thực trạng; Xác định mục tiêu, ND cần hỗ trợ; Xác định hình thức, PP hỗ trợ; Xác định nhân sự, điều kiện vật chất hỗ trợ; Xây dựng kế hoạch cụ thể.Dấu tích

Khảo sát nhu cầu, đánh giá thực trạng; Xác định hình thức, PP hỗ trợ; Xác định nhân sự, điều kiện vật chất hỗ trợ; Xây dựng kế hoạch cụ thể; Xác định thời gian hỗ trợ.

II. Đáp án tự luận module 9 môn Tiếng Việt

CÂU 1: Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục

CNTT có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giáo dục, có thể phân tích một số vai trò cơ bản như sau:

1. Đảm bảo tính khoa học

- Ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ phải được nghiên cứu, dựa trên quan điểm, lí thuyết khoa học, phù hợp với các mô hình cụ thể. Việc ứng dụng này phải từng bước đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD của nhà trường nói riêng, hướng đến hiệu quả của DH, GD nói chung.

- Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về yêu cầu cơ bản, nguyên tắc khi ứng dụng, sử dụng học liệu số và tài nguyên học tập, thiết bị công nghệ và CNTT.

- Đảm bảo logic, hệ thống và khách quan giữa nội dung dạy học với học liệu số, thiết bị công nghệ và CNTT khi triển khai ứng dụng.

- Việc ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và CNTT dù ở mức nào hay hình thức nào cũng phải tuân thủ bản chất, các nguyên tắc DH, GD, nhất là kĩ thuật tổ chức hoạt động mà người học là trung tâm. Vì vậy, thiết bị công nghệ, học liệu số và CNTT phải tuân thủ các yêu cầu tối thiểu và cơ bản mang tính khoa học của việc tổ chức hoạt động DH, GD.

- Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD cần chú ý đến tính nhất quán trong nội bộ cơ sở giáo dục, các đơn vị liên quan, liên ngành ngang và dọc có chú ý đáp ứng với nhu cầu của địa phương và cơ sở giáo dục như một yêu cầu khoa học đặt trong hệ thống và tầm nhìn để đảm bảo sự phát triển đồng bộ, có điểm đến.

2. Đảm bảo tính sư phạm

- Đảm bảo phù hợp với quan điểm sư phạm, quan điểm về tổ chức hoạt động DH, GD. Trong đó, cần đảm bảo việc ứng dụng CNTT đáp ứng được mục tiêu, nội dung của hoạt động DH, GD; phù hợp với hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động DH, GD. Bên cạnh đó, cần tính đến việc phù hợp với điều kiện, môi trường tổ chức DH, GD sao cho kết quả cuối cùng là đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục, xa hơn là mục tiêu giáo dục theo quy định.

- Đảm bảo tương thích với các đặc điểm của quá trình DH, GD nhất là yêu cầu của dạy học phát triển PC, NL. Cụ thể, tuân thủ yêu cầu HS là trung tâm, thỏa mãn các lưu ý: không HS nào bị bỏ lại phía sau, đánh giá vì người học, đánh giá chú trọng sự tiến bộ của người học, tôn trọng NL, PC hiện có của người học và phát triển một cách tích cực, hiệu quả...

- Đảm bảo tuân thủ tính logic của hoạt động tổ chức DH, GD nhất là các pha của hoạt động dạy học, các bước và yêu cầu khi xây dựng và triển khai KHBD, KHGD... Những yêu cầu sư phạm về đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục và các yêu cầu khác có liên quan đến nhiệm vụ phát triển NL và PC HS của người GV cần đảm bảo thực thi một cách trọn vẹn.

- Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD đảm bảo hiệu quả sư phạm nhất là hiệu quả đạt được mục tiêu, YCCĐ hay chuẩn đầu ra nhưng cần được xem xét trong mối quan hệ với kinh phí, thời gian, công sức đầu tư trên bình diện hiệu suất tổng thể.

3. Đảm bảo tính pháp lí

- Đảm bảo các hướng dẫn cơ bản, quy định về ứng dụng CNTT trong DH, GD của

- Đảm bảo các quy định về quản lí và tổ chức dạy học, cụ thể là hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá, học liệu và quản lí, lưu trữ hồ sơ dạy học.

- Tuân thủ Luật An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

- Tuân thủ Công ước Berne năm 1886, Công ước Rome năm 1961, Luật Sở hữu trí tuệ và cần lưu ý đến những điều khoản trong Luật Hình sự và các văn bản pháp lí liên quan quyền tác giả.

4. Đảm bảo tính thực tiễn

- Dựa trên kết quả đánh giá, khảo sát về điều kiện, kinh nghiệm sử dụng học liệu số, thiết bị công nghệ, CNTT của cơ sở, đội ngũ với các yêu cầu có liên quan về cơ sở hạ tầng, vật chất, trang thiết bị công nghệ, đường truyền,...

- Dựa trên các dữ liệu và các kết quả dự báo về năng lực ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ của GV, cán bộ quản lí và nhất là thói quen, kĩ năng, ý tưởng sư phạm và định hướng đổi mới trong DH, GD. Đặc biệt, những dữ liệu thực tiễn về điều kiện thiết bị công nghệ, phần mềm… ở từng địa phương cần được xem xét để tránh việc yêu cầu cao theo hướng chủ quan, cảm tính.

- Dựa vào khả năng của HS, thái độ và các kĩ năng liên quan khi tham gia vào quá trình triển khai ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ của GV nhất là sự tương tác và phối hợp của HS và sự tự học, các thói quen tự học của HS cũng như hứng thú, nhu cầu của các em nhất là cần cẩn trọng khi sử dụng các hình thức dạy học có ứng dụng CNTT với HS tiểu học.

- Khéo léo khai thác, dựa trên đồng thuận của phụ huynh, dư luận xã hội về ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD theo hướng vừa tuyên truyền, vừa chia sẻ và khuyến khích ứng dụng một cách tích cực.

CÂU 2 : Nguồn học liệu số

1. Kho học liệu số (Tri thức Việt số hoá)

- Địa chỉ truy cập: https://igiaoduc.vn/

- Mô tả: Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) với Đề án Tri thức Việt số hoá của Chính phủ và một số đối tác xây dựng nền tảng với mục tiêu thu thập, lựa chọn, chia sẻ, cung cấp cho HS, GV trong toàn ngành khai thác sử dụng phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ số đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá. Kho học liệu cung cấp đa dạng các loại học liệu số, trước hết phục vụ giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên. Kho học liệu cung cấp một số dạng phổ biến như: bài giảng điện tử, bài giảng e-learning, bài giảng dạy trên truyền hình, bản số hoá các bộ sách giáo khoa, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, …

2. Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP)

- Địa chỉ: http://rgep.moet.gov.vn/

- Mô tả: Đây là trang thông tin chính thức của dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. GV có thể tra cứu và tham khảo các thông tin liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018 như chương trình môn học, tài liệu bồi dưỡng GV chuẩn bị cho việc triển khai và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2.2.1.2. Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục

a) Chương trình truyền hình

Hiện nay có nhiều kênh truyền hình online với nhiều nội dung giáo khoa phù hợp để GV lựa chọn và dạy học. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến có thể đáp ứng nhu cầu của GV và HS phổ thông chính là website của Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là một ví dụ https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-noi-nong-nhat-hanh- tinh-phan-1-91125.htm, https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-the-gioi-cac-loai-cay- phan-1-254025.htm.

b) Phim về các chủ đề dạy học

Nội dung về Tự nhiên và Xã hội hiện nay cũng được đầu tư rất nhiều, trong đó đáng kể là nguồn phim tư liệu để hỗ trợ cho GV và HS các cấp lớp. Một trong những ứng dụng phổ biến về video Tự nhiên và Xã hội là Youtube. Sau đây là một ví dụ https://www.youtube.com/watch?v=oRuCm3t8lO4

c) Kho hình ảnh đa dạng chủ đề

GV có thể truy cập đường link https://www.pinterest.com/ để tìm kiếm và tải về hình ảnh và video cho các chủ đề dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội. Website này bao gồm hình ảnh, video có thể sử dụng trong dạy học và nghiên cứu lĩnh vực con người và tự nhiên (động vật, thực vật, trái đất và bầu trời). Kho dữ liệu tranh, ảnh và video liên tục được cập nhật với số lượng rất lớn. GV và HS nên sử dụng các từ khóa bằng tiếng Anh khi tìm kiếm sẽ cho ra nhiều kết quả phù hợp hơn.

* Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay đường dẫn định hướng hệ thống từ Internet, giáo viên còn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân sử dụng. Một số lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các nội dung học liệu số:

- Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.

- Sử dụng đúng từ khoá.

- Sử dụng các liên từ “OR”, “AND”.

- Sử dụng đúng định dạng nội dung cần tìm.

Cần chú ý đến tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả khi sử dụng cũng như sự an toàn. Đặc biệt, các yêu cầu có liên quan đến tính pháp lí cần được tôn trọng và tuân thủ khi khai thác học liệu số trong hoạt động nghề nghiệp của GV.

2.2.2. Mối quan hệ giữa loại nội dung dạy học với dạng học liệu số

Loại học liệu số về nội dung dạy học gồm các dạng khác nhau như hình ảnh tĩnh/động, thí nghiệm ảo, video, sơ đồ, mô hình, bản trình chiếu, …

Nội dung dạy học có thể được chia làm nhiều loại và có thể phù hợp với một số dạng học liệu số. Ví dụ, với loại nội dung về quá trình biến đổi trong một số môn học hay diễn tiến phát triển thì nên sử dụng dạng học liệu số như video, thí nghiệm ảo; với loại nội dung về khái niệm, định nghĩa, … nên sử dụng học liệu số dạng hình ảnh nhằm khai thác tính năng ưu thế ở từng loại học liệu số.

Mỗi loại nội dung dạy học cần được thể hiện ở dạng học liệu số phù hợp nhằm đảm bảo yêu cầu minh họa, bổ trợ hay các mục tiêu khác trong dạy học và giáo dục. Điều này phụ thuộc vào việc phân tích chương trình, yêu cầu cần đạt, xác định các nội dung dạy học và các ý tưởng sư phạm khi xây dựng chuỗi hoạt động trong kế hoạch bài dạy. Việc xác định nội dung dạy học có thể dựa vào tính chất của nội dung dạy học cần thực hiện trong kế hoạch bài dạy để đáp ứng yêu cầu thực thi và đạt được yêu cầu cần đạt. Trên bình diện chung nhất, có thể phân tích các nội dung dạy học theo các nhóm: khái niệm, cấu trúc – chức năng – tính chất, hiện tượng - bản chất – quá trình, quy luật – nguyên lí, ý nghĩa - ứng dụng, … Tuy nhiên, cần khẳng định việc lựa chọn học liệu số phù hợp với loại nội dung vẫn phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu cần đạt, hướng đến yêu cầu cần đạt và phục vụ cho hoạt động hay chuỗi hoạt động trong kế hoạch bài dạy và hướng đến hoạt động mà HS là chủ thể.

Sử dụng Internet để tìm kiếm học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục

2.2.3.1. Một số yêu cầu trong tìm kiếm, tiếp nhận thông tin, học liệu số

Nhằm có được học liệu số phục vụ hoạt động dạy học, GV có thể chủ động tìm kiếm thông tin, học liệu số trên Internet (gọi chung là thông tin) hỗ trợ việc thiết kế nội dung dạy học. Để thông tin tìm kiếm hoặc tiếp nhận được đáp ứng mục tiêu, nội dung dạy học và tiết kiệm được thời gian thì GV cần có một số kĩ năng trong tìm kiếm cũng như tiếp nhận thông tin sau:

- Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu tìm kiếm, tiếp nhận thông tin: phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, thuần phong mĩ tục, …; phù hợp với dạng học liệu số dự kiến triển khai trong hoạt động dạy học (văn bản, hình ảnh, hình ảnh động, video, bảng dữ liệu,…).

- Có kĩ năng tìm kiếm thông tin: Thực hiện các bước tìm kiếm thông tin hợp lí.

- Có kĩ năng nhận diện thông tin nhằm xác định mức độ chính xác và phù hợp của thông tin.

- Có kĩ năng kiểm chứng thông tin: kiểm tra nguồn tin, kiểm tra tên miền truy cập, kiểm tra thông tin đơn vị chủ quản nguồn tin, kiểm tra nội dung thông tin, tìm hiểu về chủ thể đưa tin (thái độ, trình độ, mục đích, …).

2.2.3.2. Tìm kiếm thông tin, học liệu số và đánh giá kết quả tìm kiếm

Việc tìm kiếm thông tin, học liệu số là một kĩ năng quan trọng để hỗ trợ giáo viên trong việc khai thác học liệu số, thực hiện các chuỗi các hoạt động trong kế hoạch bài dạy. Có thể tiến hành theo 5 bước dưới đây để tìm kiếm thông tin, học liệu số bao gồm cả việc kiểm tra, đánh giá kết quả tìm kiếm thông tin, học liệu số:

Bước 1: Phân tích mục đích và yêu cầu tìm kiếm

Việc phân tích mục đích, yêu cầu tìm kiếm nên căn cứ vào phần nội dung kiến thức của yêu cầu cần đạt. Đây là cơ sở để xác định từ khoá cho câu lệnh cần dùng để tìm kiếm. Tiếp theo, cần xác định dạng học liệu số sẽ dùng trong tổ chức hoạt động học là hình ảnh, hình ảnh động, hay video, …

Bước 2. Diễn đạt cú pháp của câu lệnh tìm kiếm

Cú pháp của câu lệnh tìm kiếm là cách thức mà người dùng sử dụng để liên kết các từ/thuật ngữ/khái niệm từ khoá một cách phù hợp. Để có được câu lệnh tìm kiếm hiệu quả thì cần biết các “nguyên tắc tìm kiếm” của công cụ, như:

- Phần lớn các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Không cần nhập cả một câu đầy đủ vào lệnh tìm kiếm. Thay vào đó, có thể nhập một số trong các từ/thuật ngữ/khái niệm quan trọng nhất.

- Nếu nhập nhiều từ tìm kiếm thì phạm vi tìm kiếm sẽ được thu hẹp, và ngược lại.

- Đặt từ tìm kiếm trong dấu ngoặc kép “ ” hoặc đặt dấu - giữa các cụm chữ trong từ tìm kiếm sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm; Đặt dấu + phía trước các từ mà muốn từ đó phải xuất hiện; Đặt chữ AND nếu muốn nhiều thuật ngữ phải xuất hiện; Đặt chữ OR giữa các từ tìm kiếm nếu muốn một trong các thuật ngữ xuất hiện; …

- Có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm liên quan đến dạng học liệu số mà GV cần tìm giới hạn theo định dạng file (.pdf, .docx, .mp4, .gif…).

Bước 3: Phân nhóm yêu cầu thông tin tìm kiếm

Việc phân nhóm các yêu cầu về thông tin giúp GV tìm kiếm hiệu quả và nhanh chóng hơn. Sự phân nhóm có thể bao gồm:

- Loại thông tin cần tìm sẽ thuộc chủ đề rộng hay hẹp, khái quát hay chuyên sâu.

- Từ/thuật ngữ/khái niệm định dùng trong câu lệnh cần điều chỉnh phù hợp để hạn chế nhiều cách hiểu do tính đa nghĩa của ngôn ngữ.

Bước 4: Chọn công cụ/phần mềm tìm kiếm phù hợp

Có thể linh hoạt trong chọn các công cụ tìm kiếm khác nhau để đạt được mục đích đặt ra đồng thời tích luỹ kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng tìm kiếm. Các công cụ phổ biến đối với GV hiện nay là Google và các trang web chuyên ngành, kho dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc các nhà xuất bản, … Ngoài ra, GV có thể tìm sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm hơn trong việc tìm kiếm thông tin có liên quan.

Bước 5. Đánh giá kết quả tìm kiếm

Lượng thông tin trên Internet rất phong phú, rất có lợi cho người tìm. Tuy nhiên, với bất kì thông tin nào tìm được từ Internet đều cần phải được đánh giá, kiểm tra độ khách quan, cập nhật và tính bản quyền, ... Việc đánh giá thông tin cần căn cứ vào:

- Kết quả tự kiểm chứng thông tin (đã trình bày ở mục 2.4.1.1) trong đó trước tiên nên tìm hiểu địa chỉ trang web thông tin;

- Sự phù hợp giữa thông tin với mục tiêu và nội dung dạy học;

- Thông tin về trình độ, thái độ và thành kiến của tác giả/nhóm tác giả/tổ chức công bố hay quản lí nguồn thông tin;

- Tính cập nhật của thông tin (thời điểm công bố thông tin, nội dung của thông tin)

- Tính sở hữu hay bản quyền của thông tin và sự cho phép khai thác, sử dụng nhằm mục đích dạy học, giáo dục trực tiếp cho học sinh.

Nếu kết quả tìm kiếm chưa đạt so với yêu cầu, GV hãy xem xét lại các bước mình đã thực hiện, diễn đạt lại câu lệnh tìm kiếm, sử dụng các từ tìm kiếm khác, hoặc thậm chí xem xét lại nhu cầu thông tin của mình.

2.2.3.3. Một số lưu ý khi sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, học liệu số và tham gia mạng xã hội

Trong quá trình sử dụng Internet phục vụ mục đích ứng dụng CNTT trong dạy học, GV còn có thể tham gia các mạng xã hội. Với các hoạt động trên mạng xã hội, GV hết sức chú ý tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, … Tuy nhiên, vì không phải trường hợp nào GV cũng có thể nhận rõ đâu là giới hạn vi phạm bởi có sự phức tạp của vấn đề hoặc có quá nhiều điểm “mờ” trong các quy định. Vì vậy, bên cạnh việc có ý thức tìm hiểu các quy định, GV phải chủ động tránh một số hành vi:

- Vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ trong đó có sản phẩm phần mềm máy tính và học liệu số;

- Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không phù hợp quy định của pháp luật, trái với thuần phong, mĩ tục, …;

- Vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức;

- Vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Vi phạm việc bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng;

- Tuyên truyền, phát tán các nội dung xuyên tạc lịch sử, xúc phạm hoặc phân biệt đối xử về tôn giáo, về giới, về chủng tộc, về vùng miền, …

III. Bài tập cuối khóa Module 9 môn Tiếng Việt

1. Bài tập cuối khóa module 9 môn Tiếng Việt lớp 2

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ: BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP

TUẦN: 21

BÀI CHUYỆN BỐN MÙA

(HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - ĐỌC THÀNH TIẾNG)

(Nguồn: Tiếng Việt lớp 2 (bộ sách Chân trời sáng tạo), tập 2, trang 26,27)

Môn học: Tiếng Việt; Lớp: 2

Thời lượng thực hiện: (1 tiết)

Đáp án mô đun 9 Tiếng Việt

I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt)

1. Về năng lực

Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động luyện đọc trong nhóm, tìm từ chỉ đặc điểm cảnh vật trong nhóm. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc đặt câu nói về sự vật trong tranh, nói về một mùa em thích

Năng lực đặc thù:

- Đọc: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, phân biệt được lời của các nhân vật và lời dẫn chuyện. Đọc đúng, tốc độ khoảng 60-65 tiếng / phút, luyện đọc một số từ khó: sung sướng, nảy lộc,..Hướng dẫn ngắt nghỉ ở một số câu dài: Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để cây cối đâm chồi/ nảy lộc.//... Biết nêu và trả lời câu hỏi: Vì sao ? Hiểu được nội dung bài: Mỗi mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng.

- Viết: Viết đúng chữ hoa S và câu ứng dụng: Sông dài biển rộng

- Nói và nghe: Nói được 1 – 2 câu về một mùa trong năm mà em thích.

Kiến thức: Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm của các mùa; đặt được câu về đặc điểm của sự vật; đặt và trả lời được câu hỏi về hình dáng của sự vật.

2. Phẩm chất:

- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên cảnh vật bốn mùa.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, bài giảng điện tử

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động: Khởi động- Luyện đọc thành tiếng

a) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào bài học.

- Rèn HS đọc đúng, lưu loát từ, câu, đoạn.

b) Nội dung:

Quan sát và đoán tranh thể hiện các mùa nào trong năm

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

- GV trình chiếu tranh và đưa ra câu hỏi

- HS quan sát tranh + trả lời câu hỏi về nội dung trong tranh.

- GV nhận xét, khen ngợi học sinh nhanh và đúng nhất.

- GV trình chiếu tranh và giới thiệu:

- Liên hệ dẫn dắt nội dung hoạt động khở động vào bài học.

- GV chiếu sile có các từ cần luyện đọc

- Yêu cầu HS đọc từ, câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS (nếu có).

- Chiếu sile: Hướng dẫn cách ngắt nghỉ ở một số câu dài, nhấn giọng ở một số từ ngữ:

- Hướng dẫn giải nghĩa từ cần lưu ý, chiếu sile hình ảnh. Cho HS xem hình ảnh minh hoạ ( đâm chồi nảy lộc, đơm, tựu trường)

- Nêu yêu cầu luyện đọc từng đoạn sau đó hướng dẫn HS chia bài văn thành 2 đoạn :

+ Đoạn 1 : Một ngày … không thích em được ?

+ Đoạn 2 : Phần còn lại.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.

2. Bài tập cuối khóa module 9 môn Tiếng Việt lớp 5

Bài học: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ (Lớp 5)

Thờilượng: 30 phút

Người thực hiện: ……..

Lớp: Tiếng Việt

Gmail: ……………

Ngày soạn: ………..

Ngày dạy: ..............

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

TT

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

MÃ HOÁ

1.1. Kĩ thuật đọc

- Đọc đúng các từ: “ngọ nguậy, khoái, nhọn hoắt, săm soi”.

- Đọc đúng câu . Biết ngắt,nghỉ hơi giữa các cụm từ ở câu văn dài: “Ông ơi ,/đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây/bắt sâu và hót nữa ông nhỉ.//”

- Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lý nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên,nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi).

NLĐT1

NLĐT2

NLĐT3

NLĐT4

NLĐT5

NLĐT6

1.2. Đọc hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ , hành động của nhân vật có trong văn bản: “ban công , săm soi, cầu viện”.

- Trả lời được các câu hỏi trong nội dung văn bản.

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

NĂNG LỰC CHUNG

- Năng lực tự chủ và tự hoc: Tự tin trình bày ý kiến (câu trả lời) của mình trước lớp.

NLC1

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đọc nối tiếp trong nhóm, thảo luận với bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi.

NLC2

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết hệ thống câu trả lời qua vẽ sơ đồ tư duy.

NLC3

- Năng lực thẩm mĩ: đọc và cảm nhận được vẻ đẹp của khu vườn qua bài văn. Từ đó yêu quý thiên nhiên, biết làm đẹp và bảo vệ môi trường.

NLC4

PHẨM CHẤT

- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

PC1

- Yêu quý thiên nhiên, cảnh vật của quê hương đất nước.

PC2

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

- Thiết bị, phần mềm dạy học: Máy tính, máy chiếu, Zoom, PowerPoint, Video Editor (làm video), Ayoa (vẽ sơ đồ tư duy), Google Form (bảng kiểm về kĩ năng đọc của HS).

- Học liệu: Tranh/ảnh về ngôi nhà có ban công, nhà có vườn hoa hoặc cây,...(GV có thể sử dụng công cụ tìm kiếm Google); tranh/ ảnh về các loài cây.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Vấn đáp, thảo luận nhóm, …

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

Mục tiêu dạy học

(Mã hóa)

Nội dung hoạt động (của HS)

Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Phương án đánh giá

Phương án ứng dụng CNTT

Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Công cụ kiểm tra, đánh giá

1. KHỞI ĐỘNG

(Dạy học trực tuyến)

- Tạo tâm thế tiếp nhận.

NLC1

- Xem video trả lời câu hỏi

- Hỏi đáp cá nhân

- PP vấn đáp.

- PP quan sát.

-Câu hỏi+đáp án

- Máy tính

- Zoom

- Google

- Powerpoint

- Video Editor

2. KHÁM PHÁ

(Dạy học trực tuyến)

NLĐT1,2,3

NLĐT4,5,6

NLC2,3,4

- HS đọc đúng các từ ngữ khó: khoái, ngọ nguậy, nhọn hoắt.

- Đọc ngắt, nghỉ đúng câu văn dài: Ông ơi, đúng là có chim về đỗ ở đây và bắt sâu nữa ông nhỉ.

- Đọc lưu loát toàn bài văn.

- Cá nhân, nhóm 6.

- PP vấn đáp.

- PP quan sát.

-Câu hỏi+đáp án

- Máy tính

- Zoom

- Google

- Powerpoint

- Imindmap

- Google Form

3. LUYỆN TẬP

(Dạy học trực tuyến)

NLĐT1,2,3

- HS đọc diễn cảm đoạn 3 của bài.

- Cá nhân.

- PP vấn đáp

- Câu hỏi+đáp án

- Máy tính

- Zoom

- Google

- Powerpoint

4. VẬN DỤNG

(Dạy học trực tuyến)

PC 1,2

- Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường.

- Cá nhân

- Kĩ thuật trình bày 1phút.

-PP vấn đáp

-Sản phẩm học tập

- Máy tính

- Zoom

- Google

- Powerpoint

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế giờ học.

2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

-Yêu cầu HS xem video (được làm từ phần mềm Video Editor) và nói lên cảm nhận của mình về video đã xem.

Bước 2: Tổ chức trình bày

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Em nhìn thấy những cảnh gì trong video ?

- Em có thích khi gia đình mình có khu vườn như thế không ?

- GV chốt lại, sau đó dẫn vào bài học hôm nay “Chuyện một khu vườn nhỏ”.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá

-GV nhận xét, kết luận về thái độ của HS khi tam gia hoạt động này.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu:

- Đọc đúng từ khó, câu văn dài trong bài bài. Đọc lưu loát cả bài văn

- Hiểu được nghĩa của một số từ khó và hiểu nội dung bài.

- Học sinh biết trả lời các câu hỏi về nội dung bài và nêu được nội dung bài.

2. Tổ chức thực hiện

2.1: Hướng dẫn HS luyện đọc:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu Hs đọc toàn bài, xem cách chia đoạn.

Bước 2: Tổ chức thực hiện, trình bày:

- HS chia đoan: 3 đoạn

- HS đọc nối tiếp lần 1, GV hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: ngọ nguậy, khoái, nhọn hoắt.

- GV hướng dẫn HS đọc câu văn dài: Ông ơi, đúng là có chim về đỗ ở đây, bắt sâu và hót nữa ông nhỉ.

- HS đọc nối tiếp lần 3, GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ: ban công, săm soi, cầu viện. (Hỏi HS, đưa ảnh, đặt câu để giải nghĩa từ)

- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài và đọc mẫu bài văn.

Bước 3: Tổ chức nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2.2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS.

- Yêu cầu HS đọc bài văn, thảo luận nhóm 6 trả lời các câu hỏi: (GV chia phòng cho HS thảo luận nhóm và đưa lên Padlet)

Bước 2: Tổ chức thực hiện:

- HS vào phòng thảo luận các câu hỏi trong SGK.

- GV vào phòng của các nhóm theo dõi, gúp đỡ.

Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét

-GV mời lần lượt các nhóm trình bày kết quả của các câu hỏi đã thảo luận. (mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nghe và nhận xét, chia sẻ).

+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?

+ Bé Thu chưa vui vì điều gì?

+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

+ Vì sao Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình là vườn?

+ Vậy em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào ?

- GV dùng sơ đồ tư duy để chốt ý câu hỏi 2, nhấn mạnh về đặc điểm các loài cây trên ban công nhà bé Thu.

- GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học

- GV yêu cầu HS đọc lại nội dung bài.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: Học sinh đọc được diễn cảm đoạn 3 trong bài.

2. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc từng đoạn và cả bài,.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

- HS thi đọc diễn cảm với nhau (2 học sinh).

Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét

- Lớp bình bầu bạn đọc hay nhất.

- GV nhận xét tuyên dương.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: HS biết nói những việc cần làm để môi trường xung quanh đẹp hơn.

2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu HS nói 2-3 câu về những việc cần làm để môi trường sống xung quanh luôn tươi đẹp.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

- Vài HS nói trước lớp (2 học sinh).

Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét

- Lớp bình bầu bạn nói hay nhất.

- GV nhận xét tuyên dương.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

>> Xem thêm: Bài tập cuối khóa Module 9 Tiểu học - Tất cả các môn

IV. Sản phẩm cuối khóa module 9 môn Tiếng Việt

Sản phẩm cuối khóa module 9 môn Tiếng ViệtSản phẩm cuối khóa module 9 môn Tiếng ViệtSản phẩm cuối khóa module 9 môn Tiếng ViệtSản phẩm cuối khóa module 9 môn Tiếng Việt

>> Xem thêm: Sản phẩm cuối khóa Module 9 các môn

Xem thêm:

  • Đáp án Module 9 Tiểu học phần ôn tập
  • Đáp án Module 9 môn Toán Tiểu Học
  • Đáp án Module 9 Tiểu Học môn Âm nhạc
  • Đáp án Module 9 Tiểu Học môn Tự nhiên xã hội
  • Đáp án Module 9 Tiểu học môn Tin học
  • Đáp án Module 9 Tiểu học môn Hoạt động trải nghiệm

Từ khóa » Câu Hỏi ôn Tập Module 9 Môn Tiếng Việt