Đạp Xe Có Tác Dụng Gì? Và Các Thông Tin Hiếm Có Khó Tìm

Đã bao lâu rồi bạn chưa leo lên một chiếc xe đạp? Trong khi bạn có thể lướt vù vù trên xe máy hay ngồi thoải mái trên xe hơi, di chuyển bằng xe đạp nghe có vẻ xa lạ quá không? Bạn có biết đạp xe đạp có tác dụng gì không? Dù bạn có nhiều lựa chọn khác, hãy đọc về những lợi ích của việc đi xe đạp để thấy nó có thể thay đổi sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của bạn.

A. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐẠP XE MỖI NGÀY

Xe đạp là phương tiện di chuyển không hề lạ lẫm. Đó là chiếc xe đã gắn bó với mỗi người từ thời nhỏ cho đến trước lúc bạn làm quen với xe máy. Nhưng sau nhiều năm đi xe máy nhanh và tiện lợi thì ít ai còn nhớ đến chiếc xe đạp ngày nào. Đi xe đạp vừa chậm, lại mệt nhưng lại có cái thú vui riêng và những tác dụng nhất định đối với sức khỏe. Vậy cụ thể thì  đạp xe có tác dụng gì? Nội dung dưới đây sẽ liệt kê để giúp bạn chữa bệnh “lười” nhé.

1. Đạp xe đạp giúp bạn giảm béo

đạp xe đạp có tác dụng gì

Vì sao càng ngày tỷ lệ người mắc bệnh béo phì càng tăng? Cuộc sống ngày càng đầy đủ, tiện nghi, người ta ăn uống dư thừa chất nhưng lại lười vận động. Tập thể dục thì không tập, cần đi đâu là leo ngay lên xe máy. Năng lượng không được tiêu hao sẽ tích tụ trong người gây ra mỡ thừa. 

Vậy cách giải quyết ra gì? Ra ngoài vận động thôi! Có thể nhiều bạn đã biết, để giảm mỡ hiệu quả nhất, tức là tiêu hao được nhiều calo thì những bài tập cardio đốt mỡ thừa luôn là lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh chạy bộ, nhảy dây, bơi lội, leo cầu thang… thì đạp xe cũng là một hình thức cardio đơn giản phù hợp với nhiều đối tượng.

Không cần phải chứng minh quá nhiều, đạp xe đạp có tác dụng gì đối với cân nặng của người tập – đó chính là làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Nhưng mức độ giảm như thế nào?

Theo các nghiên cứu, nếu đạp xe liên tục không ngắt quãng với tốc độ trung bình, bạn có khả năng tiêu hao từ 300-400 calo mỗi giờ. Nếu bạn tăng tốc độ, cường độ thì con số này cũng tăng lên, vào khoảng 400-600 calo/giờ. Hiệp hội Y khoa Anh cũng cho rằng nếu duy trì đạp xe 30 phút mỗi ngày, kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý, bạn có khả năng giảm được 11kg trong vòng 1 năm.

Ngoài ra, để thúc đẩy mọi người đạp xe đạp mỗi ngày, sự kiện đạp xe trực tuyến “Ride To Inspire” ra đời, nhằm mang đến cho bạn một sân chơi mới để bạn có động lực tập luyện thể thao thường xuyên. Bên cạnh đó chính hoạt động này của bạn sẽ góp phần vào việc lan tỏa tinh thần thể thao đến những người xung quanh. Nếu thực sự đam mê với đạp xe, hãy đến và trải nghiệm thử cuộc thi này nhé. 

2. Đạp xe đạp giúp cơ thể săn chắc hơn

đi xe đạp có tác dụng gì

Ngoài giảm cân, đạp xe còn có tác dụng gì? Lợi ích tiếp theo của đạp xe đó là mang lại cho bạn một  thân hình săn chắc, khỏe mạnh. Vậy đạp xe tốt cho nhóm cơ nào? Nếu phần tiếp xúc với bàn đạp là gót chân, các bó cơ bắp chân sẽ được tác động nhiều nhất. Tuy nhiên, duy trì tư thế này lâu sẽ khiến bắp và cổ chân của bạn nhanh bị mỏi.

Nếu phần tiếp xúc với bàn đạp là mũi chân, cơ đùi sẽ hoạt động nhiều và trở nên chắc khỏe hơn. Cách đạp xe như vậy khiến bạn ít bị mỏi hơn do lực đẩy từ đùi xuống chân rồi giải phóng qua bàn đạp. Nếu phần tiếp xúc với bàn đạp là giữa lòng bàn chân thì cơ mông trên sẽ chịu tác động nhiều nhất. Nhưng những người đạp xe chuyên nghiệp ít ai đặt chân ở vị trí này.

Nữ đạp xe có bị to chân không? Thật ra đối với cả nam lẫn nữ, để cơ to ra được thì bạn phải tập luyện với cường độ rất cao. Còn nếu chỉ đạp xe để di chuyển hay tập thể dục thông thường, phần cơ chân của bạn chỉ trở nên săn chắc, gọn gàng hơn mà thôi. Tuy nhiên, nội dung này sẽ được Bikeboy giải đáp cụ thể hơn đến bạn ở bên dưới nhé!

3. Đạp xe giúp tăng sức khỏe tim mạch

chạy xe đạp có tác dụng gì

Đạp xe có tốt cho tim mạch không? Khi bạn tập những bài cardio như đạp xe, tim sẽ đập nhanh hơn, tăng cường khả năng bơm máu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Người có thói quen đi xe đạp hằng ngày sẽ phòng tránh được nguy cơ bị huyết áp cao. Ngoài ra, đạp xe kích thích đốt cháy lượng chất béo dư thừa trong cơ thể, kiểm soát hàm lượng cholesterol giúp bảo vệ bạn khỏi nhiều chứng bệnh tim mạch nguy hiểm.

4. Đạp xe giúp xương khớp chắc khỏe

đạp xe đạp có lợi ích gì

Đạp xe có tác dụng gì? Lợi ích tiếp theo của đạp xe đạp đó là hoạt động này giúp làm tăng mật độ xương và củng cố hệ xương chắc khỏe. Tập thể dục với xe đạp đặc biệt tốt cho khớp gối. Khi bạn đạp xe, các bộ phận vận động và phối hợp với nhau nhịp nhàng, được hỗ trợ bởi cơ, gân và dây chằng. Đầu gối hoạt động theo nhịp đều đặn khiến các gân cơ được kéo giãn, tăng sự đàn hồi, dẻo dai. Vận động còn kích thích tiết ra dịch khớp nhầy, khiến đầu khớp trơn hơn và không bị những cơn đau làm phiền.

Ngoài ra, đây còn là bài tập hữu ích để phòng tránh bệnh đau lưng khi có tuổi. Người già, người bị các bệnh đau xương khớp hay cột sống cũng có thể đạp xe để cải thiện tình trạng của mình nếu được sự đồng ý của bác sĩ.

Chú ý, bạn nên chọn mua viên uống bổ sung xương khớp, kết hợp với việc đạp xe mỗi ngày. Hãy lựa chọn các dòng sản phẩm rất an toàn và tốt cho sức khỏe của hệ xương khớp.

5. Đạp xe giúp tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tậtđạp xe giảm mỡ bụngLợi ích của việc đi xe đạp tập thể dục là giúp bạn cường hệ miễn dịch, chống lại nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Người thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao rất ít khi bệnh hay cảm vặt. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đạp xe có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển các tế bào khối u, phòng ngừa các bệnh về u bướu.

Đi xe đạp nhiều cũng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung. Không phải tự nhiên mà người ta nói môn thể thao này giúp nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ con người. Như vậy, không cần phải thắc mắc: Đạp xe có lợi ích gì nữa bởi đây là hoạt động tuyệt vời giúp nâng cao sức đề kháng cho người tập luyện. 

6. Đạp xe giúp tăng sức bền và độ dẻo dai

đạp xe có lợi ích gì

Điểm đặc biệt của bộ môn này là bạn phải vận dụng hai tay, hai chân và toàn thân người để giữ cho xe cần bằng và di chuyển theo ý mình, vượt qua hay tránh những vật cản. Bài tập này đòi bạn phải có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả bộ phận trên cơ thể, đồng thời kích thích sự dẻo dai, nhạy bén.

Tập thể dục bằng xe đạp có tác dụng gì? Khi đạp xe thể thao, đạp xe đường dài, bạn sẽ rèn luyện được sức bền, sự nhẫn nại cũng như khả năng xử lý các tình huống bất ngờ, đặc biệt là quyết tâm chinh phục khó khăn và thử thách.

7. Đạp xe giúp phòng tránh bệnh tiểu đường

đạp xe giảm cân

Đạp xe đạp là một trong những hình thức vận động tốt nhất để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng chỉ cần mỗi ngày bạn dành ra 30 phút đạp xe thì sẽ giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Người có chỉ số đường huyết cao, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được khuyên nên tập luyện hợp lí để điều hòa lượng đường huyết trong người. Họ thường được khuyến khích đạp xe thay vì chạy bộ vì đạp xe giúp làm giảm áp lực lên chân. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để lên một chương trình tập luyện phù hợp.

8. Đạp xe đạp giúp tăng khả năng quan sát

di xe đạp có lợi ích gì

Hầu hết thời gian trong ngày của chúng ta đều gắn liền với màn hình máy tính hoặc điện thoại, khiến thị lực ngày càng suy giảm, khả năng quan sát cũng kém đi. Cận, loạn, viễn thị hay các bệnh khác như khô mắt ngày càng trở nên phổ biến. Vậy đạp xe có tác dụng gì đối với thị lực?

Khi đi xe đạp, bạn có điều kiện quan sát cảnh vật dưới ánh sáng tự nhiên. Điều này làm mắt được thư giãn và khỏe mạnh hơn. Đồng thời, bạn cũng tự tập cho mình khả năng quan sát, nhạy bén và tập trung trong khi di chuyển với xe đạp.

9. Đạp xe giúp bạn thư giãn tinh thần

lợi ích đạp xe

Đạp xe là một hình thức vận động giúp giải tỏa stress, căng thẳng và áp lực trong học hành, làm việc. Nó kích thích cơ thể tiết ra một loại hormone gọi là endorphins tạo nên cảm giác phấn chấn, hứng khởi. Sau những giờ học và làm, vài phút thư giãn với chiếc xe có thể đem lại nhiều niềm vui hơn bạn nghĩ.

Nếu bạn muốn tận dụng lợi ích của việc đạp xe buổi sáng, hãy chọn đi xe ở những nơi có bầu không khí trong lành, thoáng mát, vừa tốt cho phổi, vừa giúp tâm trạng đầu ngày tích cực hơn.

10. Đạp xe giúp bảo vệ môi trường

đạp xe có cao không

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề hiện nay chính là số lượng xe máy, ô tô ngày càng gia tăng, khiến lượng khí thải tăng lên quá mức cho phép. Mỗi ngày ra đường là một ngày phải đương đầu với khói bụi và các chất độc hại.

Trong khi đó, xe đạp lại là một phương tiện di chuyển hoàn toàn thân thiện với môi trường, không khói thải, không tiêu tốn năng lượng, không gây tiếng ồn. Nếu bạn vừa quan tâm đến sức khỏe của bản thân, vừa lo ngại cho “sức khỏe” của môi trường quanh mình, thì di chuyển bằng xe đạp mỗi khi có thể là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn.

Ngoài những lợi ích của việc đi xe đạp đã được nhắc đến ở trên, đạp xe còn có một điểm cộng nữa là đơn giản và phù hợp với hầu hết mọi người. Một chiếc xe đạp dùng để di chuyển bình thường và tập thể dục có giá thành rẻ gấp nhiều lần so với xe máy, đó là chưa kể đến việc rất nhiều gia đình vẫn còn một chiếc cũ đã để từ rất lâu trong kho. 

Nếu bạn không thích chạy xe ngoài đường thì có thể tập với máy đạp xe mà hầu như phòng tập nào cũng có trang bị. Vậy lý do gì để bạn vẫn còn chần chưa chưa đạp xe đạp mỗi ngày nữa nào?

B. ĐẠP XE CÓ TO CHÂN KHÔNG? CÁCH TẬP XE ĐẠP GIÚP TO CHÂN THON GỌN CHÂN

Đạp xe có làm to bắp chân không là câu hỏi chung của cả các bạn nữ và nam. Trong khi các nàng sợ đạp xe nhi sẽ làm chân bị to và thô hơn, mất thẩm mỹ khi mặc váy hay quần bó thì các anh chàng lại hy vọng bài tập này sẽ giúp mình có phần thân dưới to khỏe đáng mơ ước. Vậy lời giải đáp cuối cùng là gì, bạn có nên tập xe đạp không và tập như thế nào để đạt được mục đích như mong muốn?

1. Đạp xe đạp có to chân không?

Rất nhiều bạn nữ rất thích bài tập này vì đã biết đến những lợi ích của đi xe đạp, trong đó lợi ích hấp dẫn nhất chính là giảm cân, đốt mỡ. Vừa muốn tập để thân hình thon thả hơn, nhưng vừa ngần ngại vì nghe nhiều người “dọa” con gái đạp xe nhiều thì bắp chân sẽ to như đàn ông. Trong khi đó, cánh đàn ông thì lại rất kỳ vọng chạy xe đạp nhiều sẽ giúp chân ngày một to khỏe như các vận động viên. 

Tác dụng dễ nhận thấy nhất của việc đạp xe tập thể dục chính là giúp giảm mỡ. Nó được xem là một dạng bài tập cardio tiêu hao một lượng khủng calo và đốt cháy chất béo hiệu quả. Khi lượng mỡ toàn thân giảm đi lượng mỡ tích tụ ở đùi, ở bắp chân cũng tan biến, trả lại cho bạn một đôi chân thon thả, gọn gàng, không lỏng lẻo ngấn mỡ. Còn việc đi xe đạp có làm chân to không vẫn phải phụ thuộc vào lượng cơ bắp tăng lên bao nhiêu, nó được tác động từ nhiều yếu tố mà chúng ta sẽ phân tích sau đây.

1.1 Cường độ tập luyện

đạp xe có to chân không

Nếu bạn tập xe đạp với cường độ cao 15-20 giờ mỗi tuần, đôi chân của bạn có thể sẽ có sự khác biệt. Những vận động viên đạp xe chuyên nghiệp thường có tiết điện cơ đùi lớn hơn người bình thường. Sự khác biệt này thể hiện rõ ở cơ đùi trước – bộ phận làm nhiệm vụ ấn bàn đạp xuống, cũng như các cơ gân kheo (cơ kéo) giãn chân khi nâng bàn đạp lên. Đó là lý do vì sao những thương hiệu thời trang như Levi’s hay Rapha còn thiết kế ra những chiếc quần jeans đặc biệt phù hợp với những người đam mê môn thể thao đạp xe. 

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đạp xe để tập thể dục thông thường, để giảm cân hay thư giãn tinh thần thì không cần lo ngại về vấn đề này. Theo các chuyên gia, nếu thời gian tập luyện của bạn chỉ khoảng 150 phút mỗi tuần thì đạp xe không khiến bắp chân của bạn có thay đổi gì đáng kể. 

1.2 Phụ thuộc vào giới tính

đạp xe có tốt không

Nam giới thường có xu hướng gia tăng cơ bắp nhanh hơn, to hơn phụ nữ vì họ có hàm lượng hormone testosterone cao hơn nhiều.  Đây là một hormone quan trọng thúc đẩy phát triển cơ bắp. Nó giúp bạn hấp thụ protein nuôi dưỡng tế bào cơ tốt hơn. Trung bình trong cơ thể một người đàn ông có khoảng 200-1200ng, tuy nhiên, cơ thể nữ giới chỉ có khoảng 15-70ng/dl. 

Sự khác biệt quá lớn này giải thích vì sao các bạn nữ dù có đạp xe hay tập tạ nhiều đến đâu đi nữa thì cũng chẳng thể có cơ bắp cuồn cuộn như nam giới. Chính vì thế, các cô nàng cứ yên tâm mà tập thôi không phải sợ gì cả, dù bạn có đạp nhiều đi nữa thì cơ cũng chỉ đẹp, săn chắc lại trông cực kỳ quyến rũ chứ chẳng thể to như các anh được đâu.

2. Cách đạp xe giúp to chân cho các bạn nam

Rất nhiều bạn nam khi tập bất cứ bài thể dục nào đều mong muốn tăng cơ giảm mỡ, giúp các bộ phận trên cơ thể trông to và săn chắc hơn. Vậy hãy để Bikeboy gợi ý đến bạn vài tips tập xe đạp để to chân nhé:

2.1 Kết hợp tập tạ

đạp xe giảm mỡ

Hầu hết những tay đua có vùng cơ đùi trước to khỏe đều cần đến những bài tập tạ để tăng sức mạnh và sức bền cho đôi chân của mình. Chuyên gia nhận định rằng sự phát triển cơ bắp trong quá trình đạp xe chỉ bằng 1/ 3 sự phát triển cơ nhờ những bài tập rèn luyện sức mạnh, sức bền. Các bạn nam mong muốn đạp xe giúp chân to thì đừng quên kết hợp với gym, để cơ chân to khỏe hơn thì những vùng cơ khác cũng được “chăm sóc” toàn diện.

2.2 Địa hình và cách chạy

lợi ích đạp xe đạp

Có thể bạn chưa biết, đạy xe đạp lên dốc hoặc chạy nước rút sẽ tạo áp lực lớn hơn lên cơ bắp, đặc biệt là cơ đùi trước. Đạp xe trên những địa hình khó khăn như lên đồi sẽ giúp bạn tăng cơ nạc nhanh hơn, đồng thời đốt cháy nhiều năng lượng hơn và giải phóng tốt mỡ thừa hơn là so với những địa hình bằng phẳng.

2.3 Chế độ dinh dưỡng

đạp xe đạp được gì

Những tay đua xe có phần cơ đùi và bắp chân “vĩ đại” bên cạnh tập luyện còn có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt giúp kích thích cơ, bao gồm các nhóm chất quan trọng như đường bột, chất béo và chất đạm. Chất đạm hay protein là một thành phần không thể thiếu trong dinh dưỡng thể hình. Nó tham gia vào quá trình phát triển và xây dựng các mô mới, sửa chữa và hồi phục những mô bị tổn thương. Bạn tập luyện với cường độ cao thì nhu cầu protein càng lớn, nếu không đáp ứng được thì cơ rất khó tăng, hoặc không tăng được đến mức tối đa.

Tóm lại, đi xe đạp có làm chân to không? Nếu bạn là nữ thì không cần lo ngại. Bạn tập càng nhiều thì mỡ càng được giải phóng nhiều, cơ càng săn gọn lại khiến chân thon và đẹp hơn. Nếu bạn là nam và muốn có đùi và bắp chân nở nang, bạn phải tập luyện với cường độ cao, kết hợp tập tạ (là chủ yếu) cùng với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nếu tập ở mức bình thường, cơ của bạn tuy không to ra nhưng cũng vẫn săn chắc và khỏe hơn. Vậy thì cứ tập đi ngại chi?

3. Cách đạp xe giúp đôi chân thon gọn hơn

tác dụng của xe đạp

Đạp xe giảm mỡ như thế nào? Bài tập này giúp tiêu thụ calo, làm tăng hoạt động của tim, phổi, giúp đ cháy chất béo tốt hơn. Nếu mục tiêu của bạn làm giảm béo, thon gọn chân, hãy đọc bài viết hướng dẫn cách đạp xe giảm cân cực kì chi tiết này.

– Tốc độ đạp xe: Đạp chậm để làm nóng cơ thể rồi từ từ tăng dần tốc độ. Trước khi ngừng hẳn nên đạp chậm lại, không được dừng đột ngột khi đang đạp nhanh.

– Thời gian đạp xe: Khi mới bắt đầu, chỉ nên đạp 30 phút mỗi ngày, tránh quá sức gây đau nhức người. Khi đã quen, bạn có thể tăng thời gian lên 60 phút hoặc tùy khả năng mỗi người.

– Bổ sung nước khi tập luyện: Nếu bạn tập luyện một cách nghiêm túc thì bài tập này sẽ tiêu hao một lượng nước tương đối lớn. Hãy sung nước trước, trong và cả sau khi tập, đừng để cơ thể thiếu hụt nước, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, kiệt sức. Tốt nhất là mang theo một bình nước thể thao trên xe.

– Chế độ ăn uống: Nếu bạn đạp xe nhưng vẫn không ngừng nạp chất béo và tinh bột xấu thì đùi và bắp chân vẫn sẽ tiếp tục tích mỡ, sồ sề ra. Lúc ấy đừng đổ tại đạp xe làm bắp chân to nhé. Hãy ăn uống lành mạnh, hạn chế dầu mỡ, đường phụ gia, tăng cường thực phẩm giàu protein, chất xơ và vitamin để có một vóc dáng và sức khỏe lý tưởng nhất.

Cuối cùng, cách đạp xe, giới tính và chế độ ăn uống sẽ tác động đến sự phát triển của cơ bắp. Có thể nói, đạp xe thư giãn sẽ không khiến to bắp chân đâu nhé. Tuy nhiên, những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề và tìm được phương pháp luyện tập phù hợp nhất cho bản thân. Đừng bỏ qua bài tập đạp xe đạp với nhiều lợi ích tuyệt vời này nhé.

Từ khóa » đạp Xe Leo Dốc Có Tốt Không