Đất Cấp 1, Cấp 2 Là Gì? Bảng Phân Loại Cấp đất Chi Tiết - ODT.VN
Có thể bạn quan tâm
Trong lĩnh vực xây dựng, việc đánh giá và phân cấp đất đai là vô cùng quan trọng. Thậm chí, nó còn được quy định rõ ràng trong định mức xây dựng. Vậy bạn đã biết cách phân loại đất đai chưa? Tiêu chuẩn để phân cấp đất là gì? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết bảng phân loại cấp đất sau đây.
1. Đất cấp 1, đất cấp 2 là gì?
Đất cấp 1 là những loại đất có cây cỏ mọc nhưng rễ không to, nhiều đá tảng. Đó cũng có thể là đất có lẫn đá dăm, đất có độ ẩm tự nhiên, đất cát khô, đất cát pha. Ngoài ra, đất bùn có chiều dày dưới 20cm không có rễ cây, đất trồng bằng lớp dày dưới 80cm, đất vun đổ không bị nén chặt, đất sỏi cạn có lẫn đá to đường kính dưới 30cm cũng được xếp vào nhóm đất cấp 1.
Đất cấp 2 là đất có những đặc điểm sau: Đất sét mềm không có đá dăm, đất pha sét nặng lẫn bùn đất dưới 30cm, đất pha sét nhẹ, đá dăm đất đồng bằng từ 0,8 – 2m, sỏi sạn có đá to, đất cát sỏi cuộn dưới 10%.
2. Bảng phân loại cấp đất trong xây dựng
Cách thức phân loại đất được Bộ Xây dựng quy định rõ ràng trong Thông tư 12/2021/TT-BXD về định mức xây dựng. Theo đó, tùy vào công tác đóng cọc; đào, vận chuyển và đắp đất bằng máy; đào và công tác chuyển công mà bảng phân cấp đất sẽ khác nhau. Chúng tôi xin đã trích lục và tổng hợp ra đây để bạn đọc tham khảo.
2.1. Bảng phân cấp cho công tác đóng cọc
Cấp đất | Loại đất |
I | Cát pha lẫn 3 - 10% sét ở trạng thái dẻo, bùn, than, sét và á sét mềm, đất lẫn thực vật, đất đắp từ khu vực khác chuyển đến |
II | Cát đã được đầm chặt, sỏi, cát khô, đất sét cứng, cát bão hòa nước. Đất cấp I nhưng có chứa 10 – 30% là đá sỏi. |
2.2. Bảng phân cấp dùng cho đào và công tác chuyển công
Cấp | Nhóm | Tên các loại đất | Đặc tính |
I | 1 | Đất đồi sụt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ (thuộc loại đất nhóm 4 trở xuống) chưa bị nén chặt | Dùng xẻng hoặc cuốc bàn đào tương đối dễ dàng |
Đất đen, đất hoàng thổ, đất mầu, đất mùn, đất phù sa | |||
2 | Đất mầu ẩm ướt nhưng chưa đến trạng thái dính dẻo | ||
Đất sét pha cát hoặc đất cát pha sét | |||
Đất bùn, đất cát bồi, đất màu, đất phù sa, đất nguyên thổ tơi xốp có lẫn rễ cây, sỏi đá, mùn rác, mảnh sành, gạch vụn có mật độ 50kg - 150kg/m3 hoặc thể tích chiếm chưa đến 10% | |||
Đất nhóm 3, nhóm 4 sụt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ đã bị nén chặt nhưng chưa đến trạng thái nguyên thổ | |||
3 | Đất sét pha cát | ||
Đất chua, đất sét vàng, đất sét trắng, đất kiềm ở trạng thái ấm mềm | |||
Đất cát có lượng ngậm nước lớn, trọng lượng từ 1,7 tấn/1m3 trở lên. | |||
Đất đen, đất cát, đất mùn có lẫn gốc rễ cây, sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc, mùn rác, gốc dễ cây có mật độ 50kg - 150kg trong 1m3 hoặc thể tích chiếm từ 10 – 20% | |||
II | 4 | Đất đen, đất mùn ngậm nước nát dính | Dùng xẻng và cuốc bàn đào được, dùng mai xắn được. |
Đất sét, đất sét pha cát, ngậm nước nhưng chưa thành bùn. | |||
Đất do thân cây, lá cây mục tạo thành, dùng mai cuốc đào không thành tảng mà vỡ vụn ra rời rạc như xỉ | |||
Đất sét nặng kết cấu chặt | |||
Đất mặt sườn đồi có nhiều cỏ cây sim, mua, dành dành | |||
Đất màu mềm | |||
5 | Đất mặt sườn đồi có ít sỏi | ||
Đất sét pha màu xám (bao gồm màu xanh lam, mầu xám của vôi). | |||
Đất sét pha sỏi non. | |||
Đất đỏ ở đồi núi. | |||
Đất cát, đất đen, đất hoàng thổ, đất mùn có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc có mật độ từ 300 - 500kg/m3 hoặc thể tích chiếm từ 25 – 35% | |||
Đất sét trắng kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc hoặc rễ cây có mật độ 50kg - 150kg trong 1m3 hoặc thể tích chiếm chưa đến 10% | |||
III | 6 | Đất chua, đất kiềm thổ cứng. | Cuốc bàn và cuốc chim to lưỡi đào được. |
Đất sét, đất nâu rắn chắc cuốc ra chỉ được từng hòn nhỏ. | |||
Đất mặt sườn đồi lẫn sỏi đá, có sim, mua, dành dành mọc lên dầy. | |||
Đất mặt đường cũ, mặt đê | |||
Đá vôi phong hoá già nằm trong đất đào ra từng tảng được, khi còn trong đất thì tương đối mềm đào ra rắn dần lại, đập vỡ vụn ra như xỉ. | |||
Đất sét kết cấu chặt lẫn cuội, sỏi, mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 10% - 20% thể tích hoặc 150 - 300kg/m3. | |||
7 | Đất mặt đường đá dăm hoặc đường đất rải mảnh sành, gạch vỡ. | ||
Đất đồi lẫn từng lớp sỏi, lượng sỏi từ 25% - 35% lẫn đá tảng, đá trái đến 20% thể tích. | |||
Đất cao lanh, đất sét, đất sét kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 20% - 30% thể tích hoặc từ 300kg - 500kg/m3. | |||
IV | 8 | Đất mặt đường nhựa hỏng. | Cuốc chim nhỏ lưỡi nặng 2,5kg đào được. Cuốc bàn cuốc chối tay |
Đất lẫn đá tảng, đá trái chiếm 20% - 30% thể tích. | |||
Đất lẫn đá bọt. | |||
Đất lẫn vỏ loài trai, ốc (đất sò) kết dính chặt tạo thành tảng được (vùng ven biển thường đào để xây tường). | |||
9 | Đất sỏi đỏ rắn chắc | Cuốc chim đầu nhỏ lưỡi nặng 2,5kg hoặc xà beng mới đào được. | |
Đất có lẫn từng vỉa đá, phiến đá ong xen kẽ (loại đá khi còn trong lòng đất tương đối mềm). | |||
Đất lẫn đá tảng, đá trái trên 30% thể tích, cuội sỏi giao kết bởi đất sét. |
2.3. Bảng phân công dùng cho đào, vận chuyển và đắp đất bằng máy
Cấp đất | Loại đất | Đặc tính |
I | Đất bùn, đất cát, đất cát pha sét, đất đen, đất hoang thổ, đất màu, đất mùn, đất phù sa cát bồi, đất sét. Các loại đất trên có lẫn mảnh sành, sỏi, gạch vỡ, sỏi sạn, đá dăm, mảnh chai ít hơn 20%, tơi xốp, có độ ẩm tự nhiên, không có rễ cây to. Cát vàng, cát mịn có độ ẩm tự nhiên, đá dăm, sỏi, đá vụn đố thành đống. | |
II | Gồm các loại đất cấp I có có tỉ lệ mảnh sành, sỏi, gạch vỡ, sỏi sạn, đá dăm, mảnh chai hơn 20%, không có rễ cây to. Cao lanh, đất á sét, đất sét vàng, đất sét trắng có lẫn mảnh sành, sỏi, gạch vỡ, sỏi sạn, đá dăm, mảnh chai dưới 20% ở dạng nguyên thổ hoặc từ nên khác chuyển đến đã bị nén tự nhiên hoặc có độ ẩm tự nhiên | Dùng xẻng, mai hoặc cuốc bàn sắn được miếng mỏng |
III | Cao lanh, đất á sét, đất sét vàng, đất sét trắng có lẫn mảnh sành, sỏi, gạch vỡ, sỏi sạn, đá dăm, mảnh chai trên 20%, có rễ cây. Các loại đất này ở trạng thái nguyên thổ có độ ẩm tự nhiên hoặc khô cứng, đem từ nơi khác đến có đầm nén | Dùng cuốc chim mới cuốc được |
IV | Các loại đất trong đất cấp III có lẫn đá tảng, đá hoàn. Đá phong hóa, đá ông, đá vôi hóa có cuộn sỏi, dính kết đá vôi, đá quặng, xít non. |
3. Bảng phân cấp đất đá trong xây dựng
3.1. Dùng cho công tác đào phá
Cấp đá | Cường độ chịu nén |
I | Đá đặc biệt cứng đến rất cứng, có cường độ chịu nén > 1000kg/cm2 |
II | Đá cứng, cường độ chịu nén > 800kg/cm2 |
III | Đá cứng, cường độ chịu nén > 600kg/cm2 |
IV | Đá tương đối mềm, giòn dễ đập, cường độ chịu nén ≤ 600kg/cm2 |
3.2. Dùng cho công tác khoan cọc nhồi
Cấp đá | Tên các loại đá |
Đặc biệt | Đá Anbiophia hạt mịn bị sừng hoá. Đá ngọc (ngọc bích...). Đá Quăczit, đá sừng cứng chắc, chứa ít sắt. Các loại quặng chứa sắt Búa đập mạnh một nhát chỉ làm sứt mẫu đá. Đá Côranhđông, đá Quắczit các loại. Búa đập mạnh nhiều lần mới làm sứt được mẫu đá |
I | Đá Skanơ grơnat. Các đá Granit hạt nhỏ, đá Sranơdiorit, Liparit. Đá Skanơ silic, mạch thạch anh. Cuội kết núi lửa có thành phần Macna. Cát kết thạch anh rắn chắc, đá sừng. |
II | Cát kết thạch anh. Đá phiến Silic. Các loại đá Skanơ thạch anh Gơnat tinh thể lớn. Đá Granit hạt thô Cuội kết có thành phần là đá Garbo, Granit, đá Macna, đá Nai, đá Pecmanit, đá Syenit, Tuôcmalin thạch anh bị phong hoá nhẹ. Syenit, Granit hạt thô nhỏ. Đá vôi hàm lượng silic cao. Cuội kết có thành phần là đá Bazan, đá Macna, các loại đá Pecmatit, Nai-Granit, Nai Garbo, Pocphia thạch anh, Skanơ tinh thể nhỏ, các Tup silic, Barit chặt xít. |
III | Đá phiến Clorit thạch anh, đá phiến Xericit thạch anh. Sét kết bị silic hoá yếu. Anhydrric chặt xít lẫn vật liệu Tup. Cuội kết hợp với xi măng gắn kết là vôi. Đá vôi và Đôlômit chặt xít. Đá Skanơ. Đunit phong hoá nhẹ đến tươi. Sét kết silic hoá, đá phiến giả sừng, đá giả sừng Clorit. Các loại đá Pocphiarit, Điabazơ, Tup bị phong hoá nhẹ Cuội kết chứa trên 50% cuội có thành phần là đá Macna, xi măng gắn kết là Silic và sét. Cuội kết có thành phần là đá trầm tích với xi măng gắn kết là silic Điorit và Gabro hạt thô. |
IV | Đá phiến sét, phiến than, phiến Xeritxit Cát kết, Dunit, Feridolit, Secpantinit... bị phong hoá mạnh tới mức vừa. Đá Macnơ chặt, than đá có độ cứng trung bình. Tup, bột kết bị phong hoá vừa. Có thể bẻ nõn đá bằng tay thành từng mảnh. Tạo được vết lõm trên bề mặt đá sâu tới 5mm bằng mũi nhọn của búa địa chất. Đá phiến sét Clorit, Phylit, cát kết với xi măng là vôi, oxit sắt, đá vôi và Đolomit không thuần. Than Antraxxit, Dunit, Keratophia Porphiarrit, Secpantinit phong hoá vừa. Tup núi lửa bị Kericit hoá. |
Đó là toàn bộ các phân loại đất theo những tiêu chuẩn mới nhất mà chúng tôi thu thập và tổng hợp được. Hy vọng nó đã giúp ích được bạn đọc phần nào trong công việc cũng như giải đáp thắc mắc của mình. Hẹn gặp lại trong những chia sẻ sắp tới của Bất động sản ODT.
Từ khóa » Cường độ đá Cấp 4
-
TCVN 11676:2016 - Công Trình Xây Dựng - Phân Cấp đá Trong Thi Công
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 11676:2016 Về Công Trình Xây Dựng
-
Bảng Phân Loại Cấp đá , Cấp đất - Kỹ Sư Công Trình
-
Bảng Phân Loại Cấp đất đá Trong Xây Dựng Chi Tiết Từ A ... - Meey Land
-
Bảng Phân Loại Bùn, đất, đá | ĐỊNH MỨC ONLINE
-
Đất Cấp 1 2 3 4 Là Gì ? Phân Loại Cấp đất Trong Xây Dựng
-
Bảng Phân Loại Cấp đất đá Trong Xây Dựng Chi Tiết Từ A đến Z
-
Phân Loại đất, Phân Loại đá, Phân Loại Rừng ... Trong định Mức Xây Dựng
-
[DOC] TCVN Phan Cap Dat Da (Du Thao Lan 1)
-
Tiêu Chuẩn Đá Xây Dựng Mới Nhất Hiện Nay - VLXD Sài Gòn
-
[PDF] Quyết định Số 2218/QĐ-BGTVT
-
Về Phân Cấp đất đá - Giá Xây Dựng
-
[PDF] ĐƠN GIÁ - Sở Xây Dựng - Vĩnh Phúc