Đất Tôn Giáo được Hình Thành Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
- Dân tộc thiểu số
- Công tác tín ngưỡng tôn giáo
- Infographic
- Sắc màu dân tộc tôn giáo
- Video
- Giải đáp pháp luật
- Trang chủ
- Giải đáp pháp luật
(TN&MT) - Tôi được biết, đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. Vậy xin hỏi, nguồn gốc hình thành đất cơ sở tôn giáo được quy định như thế nào? Tại văn bản nào? (Phạm Văn Mười, Hà Nam).
Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên và Môi trường tư vấn như sau:
Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, nguồn gốc hình thành nên đất cơ sở tôn giáo gồm có:
Thông qua việc Nhà nước giao quyền sử dụng đất (Nhà nước giao đất):
Nhà nước giao quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 7, Điều 3 “là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”.
Cơ sở tôn giáo khi được Nhà nước giao đất không phải trả tiền sử dụng đất (Khoản 5, Điều 54). Tuy nhiên, để giao đất cho cơ sở tôn giáo thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo (Khoản 2, điều 159).
Luật Đất đai năm 2013 không quy định hạn mức đất cụ thể cho cơ sở tôn giáo, mà giao cho UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để xác định mức đất giao cho các cơ sở tôn giáo cho phù hợp.
Ảnh minh họa |
Thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất:
Cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định (Điểm I, Khoản 1, Điều 169).
Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây: Được Nhà nước cho phép hoạt động; đất không có tranh chấp; không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 1/7/2004 (Khoản 4, Điều 102).
Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo UBND cấp tỉnh. UBND cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định. Diện tích đất của cơ sở tôn giáo sau khi đã xử lý theo quy định và có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 102 của Luật Đất đai thì cơ sở tôn giáo được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài.
Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 1/7/2004) thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức và thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân (Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai).
Thông qua kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai; quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án:
Cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành (Điểm l, Khoản 1, Điều 169).
Báo Tài nguyên và Môi trường
- Chia sẻ Facebook
- Chia sẻ Zalo
-
Người dân muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phải làm những thủ tục gì?
(TN&MT) - Bố mẹ tôi có 2ha đất rừng sản xuất, đã có sổ đỏ. Đến nay, bố mẹ tôi muốn chuyển nhượng lại cho các con thì cần những thủ tục gì? Phải đóng những khoản phí nào? (Hồ Quảng An, tỉnh Kon Tum).
-
đất tôn giáo
-
tư vấn pháp luật
-
quyền sử dụng đất
-
giấy Chứng nhận
-
đất chuyển nhượng
Trường hợp nào người dân được xem xét hỗ trợ tái định cư?
Cách xác định hộ đồng bào DTTS được hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt
Đồng bào dân tộc thiểu số có được miễn lệ phí trước bạ khi tách thửa?
Đồng bào dân tộc miền núi có được miễn thuế tài nguyên không?
Người dân địa phương có khoáng sản khai thác được hưởng những quyền lợi gì?
Gửi bình luậnBình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập. Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
(0) Bình luận Xếp theo:- Thời gian
- Số người thích
Trường hợp nào người dân được xem xét hỗ trợ tái định cư?
Cách xác định hộ đồng bào DTTS được hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt
Đồng bào dân tộc thiểu số có được miễn lệ phí trước bạ khi tách thửa?
Đồng bào dân tộc miền núi có được miễn thuế tài nguyên không?
Người dân địa phương có khoáng sản khai thác được hưởng những quyền lợi gì?
Đọc thêm Giải đáp pháp luật-
Người dân địa phương có khoáng sản khai thác được hưởng những quyền lợi gì?
-
Cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua hình thức nào?
-
Thủ tục đăng ký khai thác nước phục vụ hoạt động tôn giáo như thế nào?
-
Điều kiện để đất tôn giáo được bồi thường khi thu hồi là gì?
- Dân tộc thiểu số
- Công tác tín ngưỡng tôn giáo
- Infographic
- Sắc màu dân tộc tôn giáo
- Video
- Giải đáp pháp luật
BÁO ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGCƠ QUAN CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Tổng biên tập: Hoàng Mạnh Hà
Phó tổng biên tập phụ trách báo điện tử: Lê Xuân Dũng
Phó tổng biên tập: Lý Thị Hồng Điệp
ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0972 647 099Điện thoại: 024.37738729 – Fax: 024.37823995.
Email: tnmtonline@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 024.37738729 (Số máy lẻ: 603) – 028.38231093
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo Tài nguyên & Môi trường
Giấy phép số: 40/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 02/06/2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO Gửi bình luận Hủy GửiTừ khóa » đất Cơ Sở Tôn Giáo Là Gì
-
Tìm Hiểu Một Số Quy định Của Luật đất đai Năm 2013 Về đất Cơ Sở ...
-
Đất Cơ Sở Tôn Giáo Là Gì? Quy định Về Giao đất Cho Cơ Sở Tôn Giáo?
-
Đất Tôn Giáo Là Gì? Phân Biệt Giữa đất Cơ Sở Tôn Giáo Với đất Tín ...
-
Đất Cơ Sở Tôn Giáo Là Gì ? Đất Tín Ngưỡng Là Gì ? Đất Xây Dựng Công ...
-
Đất Cơ Sở Tôn Giáo, đất Tín Ngưỡng; Quy định Pháp Luật Mới Nhất
-
Đất Cơ Sở Tôn Giáo Là Gì?
-
Một Số Quy định Của Luật đất đai Về đất Của Cơ Sở Tôn Giáo
-
Quản Lý đất đai Cơ Sở Tôn Giáo Như Thế Nào? - Luật Sư X
-
Cơ Sở Tôn Giáo - Thư Viện Pháp Luật
-
Đất Cơ Sở Tôn Giáo, Tín Ngưỡng được Quy định Như Thế Nào?
-
Cơ Sở Tôn Giáo Sử Dụng đất Có Quyền Và Nghĩa Vụ Gì?
-
Tổ Chức Tôn Giáo Có Gì Khác So Với Cơ Sở Tôn Giáo? Được Phép Sử ...
-
Cấp Bìa đỏ đối Với đất Do Cơ Sở Tôn Giáo đang Sử Dụng
-
Thủ Tục Hiến đất Cho Cơ Sở Tôn Giáo (Cập Nhật 2021) - Luật ACC