Đất Trồng Lúa Nước Còn Lại Là Gì? Trách Nhiệm Sử Dụng đất Trồng Lúa?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Đất trồng lúa nước còn lại là gì?
- 2 2. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa theo quy định pháp luật:
- 3 3. Mức xử phạt hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích không được cho phép:
- 3.1 3.1. Thế nào là hành vi sử dụng đất trồng lúa sai mục đích?
- 3.2 3.2. Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích không được cho phép:
- 3.3 3.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Đất trồng lúa nước còn lại là gì?
Theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa thì đất chuyên trồng lúa nước được hiểu là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm. Trong đất trồng lúa khác bao gồm cả đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
Theo quy định của pháp luật thì đất trồng lúa nước còn lại được hiểu là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm. Như vậy, đất trồng lúa nước còn lại là loại đất thuộc đất trồng lúa khác, tuy nhiên đất trồng lúa nước còn lại chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.
2. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa theo quy định pháp luật:
Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa được quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, cụ thể người sử dụng đất trồng lúa có các trách nhiệm sau đây:
– Người sử dụng đất trồng lúa phải sử dụng đất đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
– Người sử dụng đất trồng lúa phải sử dụng có hiệu quả, không bị bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Nếu người sử dụng đất trồng lúa vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
– Người sử dụng đất trồng lúa phải canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.
– Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
– Đối với trường hợp khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm:
+ Người sử dụng đất trồng lúa phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
+ Người sử dụng đất trồng lúa không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;
+ Trong trường hợp người sử dụng đất trồng lúa làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;
+ Trong trường hợp đất trồng lúa bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì người sử dụng đất trồng lúa phải có biện pháp phục hồi để trồng lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.
– Đối với trường hợp khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa thì người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm:
+ Người sử dụng đất trồng lúa phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định tại Điều 5 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
+ Người sử dụng đất trồng lúa phải áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trong trường hợp gây ảnh hưởng xấu người sử dụng đất trồng lúa phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.
3. Mức xử phạt hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích không được cho phép:
3.1. Thế nào là hành vi sử dụng đất trồng lúa sai mục đích?
Sử dụng đất trồng lúa sai mục đích có thể hiểu là hành vi sử dụng đất trồng lúa của người có quyền sử dụng đất trái với mục đích sử dụng đất trồng lúa đã được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hành vi sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật và đã được quy định rõ tại khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013.
3.2. Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích không được cho phép:
Nhà nước có các chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia bởi đất trồng lúa thuộc loại đất nông nghiệp. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa. Người sử dụng đất trồng lúa không được chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì sẽ bị xử lý theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai 2013. Cụ thể hình thức và mức xử phạt như sau:
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta thì phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đối với trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta thì phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên thì phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Đối với trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta thì phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì phạt tiền từ 0.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta thì phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên thì phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng.
Đối với trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định đối với trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn.
3.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đối với các trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn; chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị.
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đối với các trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn; chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 thì người có hành vi sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm thì sẽ bị thu hồi đất.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
– Luật Đất đai 2013
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
Từ khóa » Trồng Lúa Nước Là Gì
-
Nghề Trồng Lúa Nước - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Văn Minh Lúa Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đất Trồng Lúa Là Gì? Có được Chuyển Nhượng? Lên Thổ Cư Không?
-
Đất Trồng Lúa Là Gì? Đất Trồng Lúa Có được Chuyển Nhượng Không?
-
Đất Trồng Lúa Nước Là Gì? LUC Ký Tự Trên Bản Đồ Quy Hoạch
-
Thủ Tục Chuyển đổi đất Trồng Lúa Sang đất Trồng Cây Hàng Năm
-
Đất Trồng Lúa Là Gì ? Thủ Tục, Mức Thuế Phải Nộp Khi Chuyển Mục đích ...
-
Đất Trồng Lúa Là Gì? Có được Chuyển Nhượng, Thế Chấp, Xây Nhà ...
-
Nghề Trồng Lúa Nước Của Dân Tộc Kinh
-
Nền Văn Minh Lúa Nước Việt Nam - Làng Tre Việt
-
[PDF] I. THẾ NÀO LÀ ĐẤT TRỒNG LÚA 2. VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU ...
-
Đất Trồng Lúa Là Gì? Cách Làm Và Cải Tạo đúng Kỹ Thuật - My Garden
-
Đất Trồng Lúa Nước Còn Lại Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Bảo Vệ đất Trồng Lúa Là Góp Phần Bảo đảm An Sinh Xã Hội - Hànộimới