Thủ Tục Chuyển đổi đất Trồng Lúa Sang đất Trồng Cây Hàng Năm
Có thể bạn quan tâm
Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm là gì?
Điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác được quy định cụ thể tại Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất trồng lúa, cụ thể:
* Đất trồng lúa là gì?
Căn cứ khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm) và đất trồng lúa khác (đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương).
* Đất trồng cây hàng năm là gì?
Khoản 8 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định về cây hàng năm như sau:
“Cây hàng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 (một) năm, kể cả cây hàng năm lưu gốc để thu hoạch không quá 05 (năm) năm.”.
Như vậy, đất trồng cây hàng năm là loại đất có mục đích sử dụng để trồng cây hàng năm khác không phải là lúa nước.
Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác phản ánh loại đất và mục đích sử dụng đất. Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác được thể hiện trong giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) tại nội dung mục đích sử dụng đất, cụ thể:
- "Đất chuyên trồng lúa nước", "Đất trồng lúa nương", "Đất trồng lúa nước còn lại";
- "Đất trồng cây hàng năm khác".
Điều kiện chuyển đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác quy định điều kiện chuyển từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản:
- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không được làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của xã, phường, thị trấn, đảm bảo công khai, minh bạch.
- Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
- Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 1,2 mét, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.
Thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP, trình tự, thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm khác được thực hiện như sau:
Bước 1: Gửi bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm gửi 01 bản đăng ký theo Mẫu số 04.CĐ đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu theo quy định
Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân điều chỉnh, bổ sung bản đăng ký theo đúng quy định.
Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất, trong thời gian 05 ngày làm việc, UBND xã, phường, thị trấn có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi” và đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi, gửi lại cho người sử dụng đất.
Nếu không đồng ý, UBND xã, phường, thị trấn phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu.
Nếu đủ điều kiện được phép chuyển đổi nhưng hộ gia đình, cá nhân không đăng ký sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt lên đến 10 triệu đồng (khoản 1 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).
Kết luận: Thông thường khi chuyển từ mục đích sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc phải đăng ký biến động trong trường hợp không phải xin phép nhưng riêng thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm chỉ cần gửi bản đăng ký tới UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất và đợi ý kiến đồng ý cho chuyển đổi.
Nguồn: luatvietnam.vn
Từ khóa » Trồng Lúa Nước Là Gì
-
Nghề Trồng Lúa Nước - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Văn Minh Lúa Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đất Trồng Lúa Là Gì? Có được Chuyển Nhượng? Lên Thổ Cư Không?
-
Đất Trồng Lúa Nước Còn Lại Là Gì? Trách Nhiệm Sử Dụng đất Trồng Lúa?
-
Đất Trồng Lúa Là Gì? Đất Trồng Lúa Có được Chuyển Nhượng Không?
-
Đất Trồng Lúa Nước Là Gì? LUC Ký Tự Trên Bản Đồ Quy Hoạch
-
Đất Trồng Lúa Là Gì ? Thủ Tục, Mức Thuế Phải Nộp Khi Chuyển Mục đích ...
-
Đất Trồng Lúa Là Gì? Có được Chuyển Nhượng, Thế Chấp, Xây Nhà ...
-
Nghề Trồng Lúa Nước Của Dân Tộc Kinh
-
Nền Văn Minh Lúa Nước Việt Nam - Làng Tre Việt
-
[PDF] I. THẾ NÀO LÀ ĐẤT TRỒNG LÚA 2. VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU ...
-
Đất Trồng Lúa Là Gì? Cách Làm Và Cải Tạo đúng Kỹ Thuật - My Garden
-
Đất Trồng Lúa Nước Còn Lại Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Bảo Vệ đất Trồng Lúa Là Góp Phần Bảo đảm An Sinh Xã Hội - Hànộimới