Đau Bụng Dưới Và đau Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Đau bụng dưới và đau lưng chính là một trong những dấu hiệu bất thường hay gặp phổ biến nhất ở đối tượng nữ giới, có thể là đau bụng dưới âm ỉ kèm theo cơn tức ngực và buồn nôn liên tục. Điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, công việc hàng ngày. Đặc biệt còn khiến nhiều chị em lo lắng không biết bản thân có đang mắc phải căn bệnh nguy hiểm gì không? Hay là đang mang thai? Hãy cùng với chúng tôi đi giải đáp những thắc mắc trên và tìm kiếm thủ phạm làm cho nhiều chị em cảm thấy khó chịu và mệt mỏi ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Đau bụng dưới và đau lưng là bị gì?
Đau bụng dưới và đau lưng là dấu hiệu có xu hướng hay đi kèm với nhau, thường gặp nhất ở phái nữ. Nó có thể xuất phát do đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc là tín hiệu để cảnh báo phát sinh vấn đề bất thường về sức khỏe. Sau đây là một vài nguyên nhân điển hình làm đau bụng dưới và đau lưng:
Chu kỳ kinh nguyệt
Đến ngày đèn đỏ, tử cung nữ giới phải co bóp mạnh để đẩy hết máu kinh nguyệt ra bên ngoài. Điều này vô tình làm cho các cơn đau bụng dưới kèm đau lưng hình thành. Theo đó, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không có gì đáng ngại. Mức độ đau nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Thêm nữa những cơn đau này sẽ là dấu hiệu tiền kinh nguyệt báo hiệu kỳ kinh sắp đến.
U xơ tử cung
Đau bụng dưới và đau lưng có thể là triệu chứng bệnh u xơ tử cung, đặc trưng bởi sự xuất hiện của những khối u nhỏ kích thước đa dạng, mọc đơn lẻ ở bên trong tử cung. Thường là lành tính nhưng nếu chủ quan không can thiệp điều trị kịp thời thì rất dễ phát sinh biến chứng nguy hiểm. Hiện nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được khoa học tìm ra, bệnh có xu hướng phát triển ở những người béo phì, rối loạn Estrogen hay quan hệ tình dục sớm.
U nang buồng trứng
Nguyên nhân hình thành u nang buồng trứng là dịch tiết bất thường tích tụ hoặc do các khối cấu tạo vốn phát triển không nằm trong buồng trứng. Bệnh xảy ra phổ biến với đối tượng có hàm lượng hCG dư thừa, hormone luteinizing kích thích lên buồng trứng hay nang trứng kém phát triển. Đa phần khối u là lành tính nhưng vẫn tồn tại những trường hợp phát sinh biến chứng nguy hiểm cần phải cắt bỏ kịp thời. Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng là:
+ Khí hư ra bất thường
+ Đau khi quan hệ tình dục
+ Đau bụng dưới và đau lưng, vùng chậu
+ Đi tiểu liên tục hoặc bí tiểu
+ Cân nặng tăng không rõ nguyên nhân
Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung được xếp vào bệnh phụ khoa phổ biến ở đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Theo con số thống kê, nước ta có đến 30% phụ nữ mắc viêm cổ tử cung đặc trưng bởi viêm nhiễm kích hoạt ngoài tử cung. Nguyên nhân do dị ứng với bao cao su, chất bôi trơn, vệ sinh vùng kín sai cách, quan hệ mạnh bạo,… Dấu hiệu nhận biết điển hình là:
+ Khí hư ra bất thường, mùi hôi khó chịu
+ Đau khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu
+ Ham muốn tình dục suy giảm
+ Đau cơ, đau bụng dưới và đau lan sang hông lưng
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Chứng nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến gây ra đau bụng dưới và đau lưng. Theo đó bệnh ảnh hưởng đến nữ giới không phân biệt độ tuổi. Nguyên nhân được xác định chính là do viêm nhiễm lây lan từ hậu môn hay âm đạo lên đến hệ tiết niệu như thận, bàng quang, niệu đạo,… Dấu hiệu nhận biết điển hình là:
+ Cảm giác đi tiểu bị nóng rát
+ Nước tiểu có mùi hôi, lẫn máu và màu đục
+ Sốt, buồn nôn, ớn lạnh
+ Đau bụng dưới, đau ;lưng và vùng chậu
Các bệnh về xương khớp
Trong một vài trường hợp, chứng đau bụng dưới và đau lưng còn là hệ quả khi người bệnh mắc phải các vấn đề về xương khớp. Phổ biến nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,…
Ngoài những dấu hiệu bệnh lý kể trên thì đau bụng dưới và đau lưng còn được hình thành khi người bệnh mắc phải viêm vùng chậu, viêm tụy hay bệnh về thận như sỏi thận,…
Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?
Như đề cập ở trên thì tình trạng đau bụng dưới và đau lưng hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh sự bất thường về sức khỏe thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo thai kỳ. Vậy rốt cuộc đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Cụ thể theo các chuyên gia cho biết khi bước vào thai kỳ thì cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều, nhất là gia tăng nồng độ hormone nội tiết tố – nguyên nhân gây triệu chứng bất thường, điển hình là đau bụng dưới và đau lưng.
Tuy nhiên nếu như chỉ căn cứ vào 2 triệu chứng này thì chắc chắn không đủ kết luận về sự xuất hiện của thai kỳ vì còn liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy để biết được chính xác liệu mình có đang mang thai không thì cần theo dõi thêm một vài biểu hiện khác của cơ thể như:
+ Cổ tử cung bị ẩm ướt
+ Tiết nhiều nước bọt
+ Nhạy cảm với nhiệt độ
+ Đi tiểu nhiều lần
+ Nướu sưng và đau
+ Thân nhiệt tăng
+ Thay đổi khẩu vị, chướng bụng, đầy hơi, táo bón
+ Thay đổi ở vùng ngực
+ Cổ tử cung ẩm ướt
Hướng xử lý đau bụng dưới và đau lưng hiệu quả
Đau bụng dưới và đau lưng hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì các giải pháp ngay tại nhà có thể đáp ứng được. Đặc biệt nếu cơn đau liên quan đến vấn đề bệnh lý thì cần can thiệp chữa trị y tế ngay.
Các giải pháp điều trị tại nhà
Nếu cơn đau chỉ âm ỉ mức độ nhẹ hay bạn phán đoán được đau do sắp đến kỳ kinh nguyệt thì hãy cải thiện bằng một số phương pháp làm tại nhà như chườm ấm, massage, nghỉ ngơi, tắm nước ấm. Cụ thể như sau:
+ Dành thời gian nghỉ ngơi: Cơn đau có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi bạn di chuyển hay vận động mạnh nhiều. Lúc này bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi nhưng hãy chú ý kê thêm gối mỏng dưới thắt lưng để thoải mái hơn và tránh nằm đệm quá mềm sẽ làm đường cong sinh lý ảnh hưởng.
+ Chườm ấm: Là giải pháp hiệu quả đáp ứng tốt trường hợp đau bụng dưới kèm đau lưng. Chính nhiệt độ ở túi chườm sẽ tạo cảm giác kích thích, thư giãn tuần hoàn máu và mang đến hiệu quả giảm đau tối ưu.
+ Massage: Ngoài chườm ấm thì massage cũng là giải pháp đơn giản giúp cho cơn đau bụng dưới và đau lưng giảm nhanh chóng. Đồng thời còn làm giãn hệ thống gân cơ và kích thích quá trình máu lưu thông tốt hơn. Bạn hãy xoa 2 lòng bàn tay vào nhau đến khi nóng lên rồi bóp nhẹ nhàng vào vị trí đau theo chuyển động tròn là được.
Thăm khám và chữa trị y tế
Khi các giải pháp tại nhà không mang lại hiệu quả mà còn khiến tình trạng đau bụng dưới và đau lưng tồi tệ hơn thì bạn hãy chủ động đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức. Bác sĩ chuyên khoa sẽ bắt đầu kiểm tra lâm sàng, yêu cầu làm một vài xét nghiệm cận lâm sàng để xác định bệnh lý liên quan rồi cân nhắc và đưa ra phác đồ chữa trị đặc hiệu riêng biệt.
Điều quan trọng là người bệnh phải hợp tác nghiêm túc chữa trị theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên khoa. Tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tốc độ chữa trị cũng như kiểm soát tốt hiện trạng sức khỏe. Đây là cách hữu hiệu vừa chữa khỏi bệnh an toàn mà còn phòng ngừa biến chứng xấu phát sinh.
Như vậy, đau bụng dưới và đau lưng có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Nên tốt nhất người bệnh cần chú ý theo dõi biểu hiện của cơ thể để đi thăm khám khi cần thiết. Tuyệt đối không được chủ quan bởi khi thuộc vấn đề nghiêm trọng thì có thể gây ra nguy hại cho sức khỏe. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hay và hữu ích nhất. Mọi thắc mắc cần tư vấn, giải đáp thì hãy liên hệ với dịch vụ bác sĩ riêng qua số hotline 19006487 , fanpage TrueDoc nhé! Hoặc tải app TrueDoc để đăng ký khám chữa bệnh nhanh chóng nhất.
Nên xem ứng dụng Aihealth chi tiết : Tại Đây
Từ khóa » Bụng Bự Gây đau Lưng
-
Cảnh Báo: Béo Phì Chính Là Nguyên Nhân Gây đau Lưng?
-
Bụng Phệ Gây đau Lưng - VnExpress Sức Khỏe
-
Điều Gì Gây Ra Chứng đầy Bụng Và đau Lưng Của Bạn | Vinmec
-
Chướng Bụng đau Lưng Có Phải Là Một Biểu Hiện Nguy Hiểm?
-
Đau Lưng: Vị Trí, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Tham Khảo Hướng điều Trị
-
Bụng Bự - Thủ Phạm Gây Chứng đau Lưng - Báo Thanh Niên
-
Đau Lưng Dưới: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, điều Trị
-
Đau Lưng Dưới Gần Mông Có Nguy Hiểm Không Và Cách Khắc Phục
-
5 Nguyên Nhân Khiến Phụ Nữ Đau Lưng Và Bụng Dưới | TCI Hospital
-
Bụng To Có Thể Gây Đau Lưng?
-
Đau Lưng Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Căng Cơ Thắt Lưng | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
Đau Thắt Lưng - Bệnh Lý Thường Gặp ở Bất Kỳ Ai
-
Đau Bụng Dưới Và Đau Lưng Có Phải Mang Thai Không?