Dấu Hiệu Khi Bị Hạ đường Huyết - Báo điện Tử VnMedia
Có thể bạn quan tâm
- Công nghệ
- Thị trường
- Sản phẩm
- VNPT Kết nối
- IT
- Viễn thông
- Trải nghiệm ICT
- Truyền thông số
- Quốc tế
- Bình luận
- Điểm nóng
- Dân sinh
- Thực phẩm
- Y tế
- Giáo dục
- Kinh tế
- Chứng khoán
- Doanh nghiệp
- Ngân hàng
- Thị trường
- Tin tức
- Văn hóa
- Đẹp
- Độc - Lạ
- Nghệ thuật
- Sao
- Thể thao
- Video
- Bóng đá
- Người đẹp
- Du lịch
- Tin tức
- Trải nghiệm
- Thế giới muôn màu
- Ôtô-Xe máy
- Tin tức
- Đánh giá xe
- Người đẹp
- Kinh nghiệm
- Video
- TIN NÓNG:
- Honda City 2021: Sự có mặt đáng chú ý của phiên bản Honda City G EVN giảm giá điện lần 2 cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19 Quảng cáo sản phẩm Dạ dày Tuệ Tĩnh của Gia Hưng Pharma vi phạm pháp luật Thủ tướng phê chuẩn nhân sự mới của TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Điện Biên Hoa hậu H’Hen Niê 'lột xác' sau 2 năm vào Top 5 Miss Universe Lewandowski giành giải “The Best” của FIFA! Ông Klopp sốc khi giành giải HLV xuất sắc nhất của FIFA Vì sao bom tấn 200 triệu USD 'Wonder Woman 1984' lại hấp dẫn?
- Hotline: 0946 558 686
- Liên hệ quảng cáo
(VnMedia) - Hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường là một biến chứng khá nguy hiểm. Dấu hiệu cảnh báo khi bị hạ đường huyết như: mệt mỏi, chân tay bủn rủn, chóng mặt, đổ mồ hôi, đói, bồn chồn, lo lắng, nhức đầu, tim đập mạnh... thậm chí có thể bị co giật, hôn mệ. Hạ đường huyết xảy ra khi insulin tiết ra nhiều hơn lượng đường trong máu. Dùng quá liều insunlin, uống thuốc tiểu đường hoặc bỏ bữa là nguyên nhân của tình trạng này. Nếu không được điều trị kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến co giật và hôn mê. Biểu hiện của người bị hạ đường huyết Biểu hiện của từng trường hợp hạ đường huyết là không giống nhau, tùy theo từng mức độ. Người bệnh có những triệu chứng riêng cho từng mức độ hạ đường huyết: Thể nhẹ: Người bệnh bị hạ đường huyết ở mức độ nhẹ sẽ cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nhịp tim nhanh, run tay, đánh trống ngực và vã mồ hôi. Thể trung bình: Có biểu hiện về thần kinh, người bệnh thấy cơ thể bạc nhược, giảm hoạt động trí tuệ, lú lẫn, thay đổi tính tình, dễ bị kích động, xuất hiện hiện tượng dị cả, nhìn một hóa hai, có các động tác bất thường, một số người bị rối loạn giấc ngủ. Thể nặng: Người bị hạ đường huyết trường hợp nặng có thể xuất hiện lú lẫn cấp tính, dễ bị kích động mạnh, có dấu hiệu liệt nửa người hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú. Bệnh nhân có những cơn co giật, có thể bị ngắt quãng hoặc liên tục. Khi hôn mê sâu có rối loạn ý thức, có thể kèm theo tình trạng vật vã,các động tác bất thường, có những dấu hiệu đặc biệt như tăng trương lực cơ toàn thân, vã mồ hôi nhưng không có biểu hiện mất nước. Ngoài ra người bệnh còn có thể có phản xạ tăng, dấu hiệu mút tay, níu áo, đầu và mắt quay sang một bên, giãn đồng tử hoặc đồng tử dao động. Biểu hiện hội chứng vận mạch và tim là điện tim đồ có thể hiện thiếu máu cơ tim. Nguy hiểm hơn bệnh có thể tiến triển thành hôn mê kéo dài (phù não) hoặc di chứng tinh thần kinh vĩnh viễn (bệnh não sau cơn hạ đường huyết).
Nhiều trường hợp ngất xỉu vì hạ đường huyết. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân hạ đường huyết
- Ở người bệnh tiểu đường sau một bữa ăn chứa nhiều đường đơn. - Khi người bệnh bỏ lỡ một bữa ăn nhẹ, hay không bỏ ăn bữa ăn chính, ăn trễ hơn bình thường, chán ăn trong những ngày bệnh. - Người uống rượu mà không ăn thức ăn. - Tập thể dục quá mức, các tế bào sử dụng nhiều đường hơn bình thường từ đó dẫn tới hạ đường huyết. Do đó, người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý trong chế độ dinh dưỡng cũng như vận động hợp lý. Xử trí khi bị hạ đường huyết? - Sử dụng máy đo đường huyết hoặc các sản phẩm hỗ trợ kiểm tra đường huyết để biết chính xác mức đường huyết suy giảm - Khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết thì cần nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, uống súp hoặc một cốc nước đường. - Nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, khi tỉnh táo hơn thì nên ăn một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. - Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc,tiêm … chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau… - Tập thể dục thường xuyên và đúng cách. Biện pháp phòng tránh Tâm lý chung của các bệnh nhân tiểu đường là rất sợ đường huyết tăng. Thậm chí có người nhịn ăn cả cơm để tránh tăng đường huyết. Điều này rất nguy hiểm. Vì vậy, để phòng tránh tình trạng hạ đường huyết người bệnh cần thực hiện các điều sau: - Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác… - Tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khoẻ. - Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế
Phạm MinhÝ kiến bạn đọc
Mới nhất
-
BẢN TIN NGÀY 18/12
Honda City 2021: Sự có mặt đáng chú ý của phiên bản Honda City G -
BẢN TIN NGÀY 18/12
EVN giảm giá điện lần 2 cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19 -
BẢN TIN NGÀY 18/12
Quảng cáo sản phẩm Dạ dày Tuệ Tĩnh của Gia Hưng Pharma vi phạm pháp luật
Đọc nhiều
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cách tránh phản ứng dây chuyền sau khi tiêm chủng
Nên hay không nên nặn mụn trứng cá?
Bóng bơm hơi chứa chất gây ung thư vẫn bán tràn lan
Người bị gút nên ăn uống thế nào?
Cách phòng tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ em
Những tác nhân "tàn phá" trái tim của bạn
Ứng dụng CNTT trong y tế: Phải từ lợi ích của người bệnh
Hà Nội: Đã có 36 trường hợp mắc tay chân miệng
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Đối thoại
Video
Clip: Bí quyết Đề-pa lên dốc, không chỉ là việc đừng chết máy
- Series đua xe Gymkhana: Lần đầu cho Travis Pastrana, lần đầu với máy bay, với tàu cao tốc và nhiều thứ khác...
- Griezmann và pha bỏ lỡ ghi bàn “đi vào lịch sử”!
- Pha đá hỏng penalty của C.Ronaldo khiến Juventus trả giá
Báo điện tử VnMedia
Giấy phép số 15/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tổng biên tập: Nguyễn Tất Hồng Dương
Tòa soạn: 57 Huỳnh Thúc Kháng - Đống Đa - Hà Nội
Đường dây nóng và Liên hệ quảng cáo: 0946 558 686
Email: toasoan@vnmedia.vn
VnMedia.vn giữ bản quyền nội dung trên website này | Nghiêm cấm sao chép nội dung dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của toà soạnTừ khóa » Bụng Cồn Cào Chân Tay Bủn Rủn
-
Cách Xử Trí Khi Bị Hạ đường Huyết
-
Mệt Lả Người, Tay Chân Bủn Rủn Khi đói Bụng, Tôi Bị Bệnh Gì Vậy BS?
-
Lưu ý Về Các Thời điểm Dễ Bị Hạ đường Huyết Trong Ngày
-
Làm Thế Nào Khi Tim đập Nhanh Hồi Hộp Run Tay? | Vinmec
-
Chóng Mặt, Chân Tay Bủn Rủn, Buồn Nôn Cảnh Báo Bệnh Lý Gì? | Vinmec
-
Mệt Mỏi Tay Chân Bủn Rủn Là Bệnh Gì ? | TCI Hospital
-
Triệu Chứng Rối Loạn độ đường Trong Máu
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật - Phòng Khám Đa Khoa Bình Minh
-
Ngỡ Hạ đường Huyết Vì Chân Tay Run Phải Ngậm Kẹo, Cô Gái Trẻ Phát ...
-
Bác Sĩ Muốn Bạn Biết: 9 Dấu Hiệu Cảnh Báo Hạ đường Huyết
-
Cơ Thể Mệt Mỏi, Chân Tay Bủn Rủn Có Phải Suy Nhược Cơ Thể?
-
TẠI SAO XUẤT HIỆN TRIỆU CHỨNG MỆT MỎI BỦN RỦN CHÂN ...
-
Triệu Chứng Bủn Rủn Tay Chân Khi Mắc Covid-19 - VnExpress Sức Khỏe
-
Hạ đường Huyết – Wikipedia Tiếng Việt