Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật - Phòng Khám Đa Khoa Bình Minh
Có thể bạn quan tâm
Rối loạn thần kinh thực vật, là tên gọi chỉ chung các hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân có liên quan đến tim như tim đập nhanh hoặc tim đập chậm, dễ hồi hộp, dễ choáng váng, chóng mặt, ngất hay loạn nhịp tim ngoại tâm thu. Đôi khi bệnh nhân có cảm giác đau tức, đau nhói, nặng nề ở vùng tim hoặc nặng ngực, thiếu hơi thở, mệt mỏi, khi ngủ có hiện tượng bóng đè.
Đây không phải là một bệnh tim thực thể (không có thành phần nào của tim bị tổn thương thật sự) vì trong những trường hợp này người có triệu chứng khi đi khám tim, xét nghiệm cũng như khi đo điện tâm đồ lại không phát hiện được các tổn thương bệnh lý ở các hệ thống van tim cũng như không tìm thấy những dấu hiệu biến đổi rõ ràng hoặc bất thường nào của tim.
1. TRIỆU CHỨNG
1.1. Triệu chứng chức năng- Mệt mỏi: là dấu hiệu thường gặp nhất. Mệt mỏi là trạng thái cơ thể mà mọi người đều có như: vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng nề dẫn đến mệt mỏi. Mệt mỏi bình thường thì dễ phục hồi, chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng, ngủ một giấc sẽ lấy lại sức lực như cũ. Mệt mỏi do rối loạn thần kinh thực vật thì dường như không có nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi được thể lực, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không có sức. Các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đôi khi tiêu chảy, táo bón, kinh nguyệt không đều v.v… khiến người bệnh hoài nghi có bệnh nặng trong cơ thể, nhưng khi kiểm tra kết quả nhiều lần chỉ phát hiện một vài vấn đề rất nhỏ, không tương xứng với mức độ mệt mỏi mà họ cảm nhận được.- Mất ngủ: Biểu hiện giấc ngủ thường không sâu, có nhiều chiêm bao mộng mị, có người nằm mãi không ngủ được, trằn trọc nóng lòng chờ giấc ngủ vì thế lại càng không ngủ được, có người chỉ ngủ được đến nửa đêm rồi tỉnh dậy dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không sao ngủ được, có người thức trắng suốt đêm, ánh sáng tiếng động đều làm cho khó ngủ, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ thức giấc. Có khi ngủ mơ và có thể có ác mộng, có thể ban ngày mỏi mệt buồn ngủ nhưng vẫn khó ngủ. Dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không đáng kể.- Đau đầu, nặng đầu, choáng váng: Người bệnh thường than phiền đau đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú ở vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Nhức đầu không có vị trí nhất định, nhức đầu thường tăng lên khi xúc động hay mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ tốt. Có lúc đau như có cảm giác căng tức, bó chặt như đội mũ chặt, căng thẳng các cơ đầu, cổ. Đau khu trú hoặc lan truyền và thời gian mức độ khác nhau tuỳ từng bệnh nhân.- Trạng thái suy nhược kích thích: chân tay có cảm giác nặng nề, bủn rủn, run tay hay yếu. nháy mắt, giật cơ mặt, đau nhói vùng trước tim. Bệnh nhân dễ bị kích thích, một kích thích nhỏ cũng làm bệnh nhân khó chịu, kể cả kích thích từ trong cơ thể, làm bệnh nhân mỏi mệt. Bất cứ 1 kích thích nhỏ nào cũng làm cho bệnh nhân khó chịu như tiếng ồn ngoài phố, tiếng nói chuyện to, tiếng cười, tiếng động của 1 vật rơi… tất cả đều làm cho người bệnh bực tức. Lúc đầu người bệnh phản ứng, bực tức trong gia đình, trong công việc về sau trong mọi trường hợp. Thời kỳ đầu nghỉ ngơi còn đỡ mệt, về sau nghỉ ngơi cũng không có tác dụng. 1.2. Triệu chứng thần kinh- Tính tình thay đổi: dễ hồi hộp, dễ xúc động và dễ cáu gắt.- Giảm tập trung, trí nhớ giảm: hay quên, không tập trung tư tưởng làm việc được lâu, trí nhớ hay phân tán lung tung.- Lo âu: Luôn lo lắng vô cớ, về bệnh tật, về những chuyện không đâu vào đâu và liên hệ đến điều gì đó không may xảy ra. Bệnh càng tiến triển nặng thêm càng lo âu. Vòng luẩn quẩn này cứ càng ngày càng phức tạp và bệnh nhân càng bi quan… Mặc dù đã được khám toàn diện cẩn thận xét nghiệm nhiều lần, thậm chí chụp CT, điện não đồ, kiểm tra cộng hưởng từ… đều cho thấy các tổ chức cơ quan hoàn toàn tốt, nhưng vẫn không thể loại bỏ được hoài nghi trong đầu người bệnh, họ cho rằng bệnh của mình rất đặc biệt, hoặc kiểm tra có thể bị nhầm, cho nên vẫn tiếp tục tìm bác sĩ nổi tiếng để kiểm tra bằng những phương pháp cao cấp hơn, hy vọng có thể biết được mình bị bệnh gì.- Tim mạch: Rối loạn huyết áp tim mạch, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh hoặc chậm, hoặc khi nhanh khi chậm có thể đau tim, đau tức ngực, cảm giác khó thở hụt hơi, Khó thở, nhịp thở nhanh, nông hoặc chậm…- Tiêu hoá: Rối loạn tiêu hoá, có thể ăn không ngon, chán ăn, khó tiêu, ợ hơi, táo bón hoặc phân nát, nói chung là tuỳ thể bệnh, tuỳ bệnh nhân.
- Sinh dục tiết niệu: có thể đàn ông liệt dương, xuất tinh sớm. Đàn bà rối loạn kinh nguyệt, bế kinh. Rối loạn tiểu tiện…- Thân nhiệt tăng hoặc giảm nhẹ, hoặc không đều ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Như tôi đã gặp một số bệnh nhân kêu: mặt thì bốc nóng, chân thì lạnh, tay chân mùa đông thì lạnh buốt, mùa hè thì nóng hoặc cảm giác sốt nhẹ về chiều, chân tay lạnh hoặc nóng, Có những cơn nóng bừng người hoặc nóng dọc theo xương sống, hay lạnh toát …- Rối loạn tiết mồ hôi ở tay chân, hoặc khắp người, có bệnh nhân lại chỉ ở vùng đầu mặt hoặc vùng ngực…- Rối loạn về cảm xúc: cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, dễ mũi lòng, không cầm được nước mắt khi xem phim, hồi hợp lo âu, lo lắng về bệnh tình, càng lo âu bệnh càng tiến triển xấu, bệnh càng tiến triển xấu lại càng lo âu, khí sắc hơi trầm, giảm nhiệt tình trong công việc, có khi mất hứng thú cả những thú vui trước đây. Khả năng tập trung chú ý kém, trí nhớ giảm sút nên khả năng học tập và công tác đều bị hạn chế.
Người bệnh thường than phiền trí nhớ giảm sút thường hay quên đồ dùng hàng ngày, quên tên những người vừa mới gặp, quên công việc mới giao nhân hôm trước, nhưng quá trình phát triển bệnh của mình ra sao đã khám và điều trị ở đâu thì người bệnh lại nhớ rất tỉ mỉ. Hành vi tác phong của người bệnh cũng thay đổi, đi lại hối hả, đứng ngồi không yên, động tác không dứt khoát, ngón tay run rẩy.
Các triệu chứng kể trên không nhất thiết xuất hiện đầy đủ và có mức độ giống nhau ở tất cả mọi bệnh nhân, có thể 1 nhóm triệu chứng nào đó biểu hiện rõ nét hơn.- Các triệu chứng khác: đau mỏi lưng, đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, buốt xương sống, rối loạn cảm giác, giác quan và nội tạng : chóng mặt, hoa mắt, mờ mắt, cảm giác đau nhức cơ, cảm giác khó chịu ngoài da như kiến bò, kim châm, nóng lạnh, tê, buồn, cứng tay, run tay (ở học sinh mặc dù đã chuẩn bị bài tốt nhưng vẫn thấy run trước khi thi), thay đổi màu da, cảm giác vướng ở cố khạc không ra, nuốt không vào, Cảm giác mất tự tin khi phát biểu hay đứng trước đám đông …
2. ĐIỀU TRỊ
2.1. Điều trị triệu chứng:
Các thuốc thường dùng chữa rối loạn thần kinh thực vật tây y là thuốc điều trị triệu chứng
- An thần, bình thần, thuốc chống trầm cảm như Diazepam (seduxen) liều 10 – 30mg/ngày chia làm 2 lần sáng và tối , amitriptylin liều 50 –100mg/ngày, stablon (tianeptine) 10 – 30mg/ngày. nhóm SSRI, thuốc tăng tuần hoàn não Gingkobiloba.- Mất ngủ: không dùng gardenal mà dùng các loại thuốc an thần gây ngủ bằng tân dược hoặc đông dược, seduxen, elenium, stilnox liều 10 – 20mg uống trước khi đi ngủ, nhưng chỉ dùng liều thấp và trong 1 thời gian ngắn. Các thuốc an thần đông dược có tác dụng tốt như viên sen vông, cao lạc tiên…- Lo âu: dùng seduxen, librium, elenium, ananxyl… liều 10 – 30mg/ngày chia làm 2 – 3 lần uống kết hợp với liệu pháp tâm lý.- Ổn định nhịp tim- Rối loạn thực vật nội tạng: tuỳ theo từng rối loạn mà có biện pháp điều trị riêng.- Các thuốc canxi, Các vitamin nhóm B (đặc biệt là B6).
- Đau đầu: thuốc giảm đau thông thường: Analgin, thuốc hỗn hợp thần kinh 2 – 4 viên/ngày
Đây là một bệnh lí mang tính chất mạn tính nên thời gian dùng thuốc thường không dưới 18 tháng. Ngoài ra thuốc An thần sulpirid cũng có tác dụng điều hòa thần kinh thực vật.
Nói chung là điều trị triệu chứng. Do tính chất không nguy hiểm của bệnh rối loạn thần kinh thực vật nên người bệnh thường không được quan tâm đúng mức, bị từ chối điều trị hoặc điều trị không đúng và càng làm cho bệnh nhân lo lắng thêm.
2.2. Chế độ nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi phải kết hợp với lao động và tập thể dục nhẹ nhàng, tôi thường khuyên bệnh nhân nên đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng, không tập những môn thể thao quá sức. Chế độ ăn ngủ giải trí làm việc thích hợp. 2.3. Về tâm lý
Tâm lý thư giãn, cần nắm được tâm tư của người bệnh, tìm hiểu các vấn đề về tinh thần đã gây ra cho bệnh nhân, và các biện pháp tháo gỡ. Tập yoga, khí công, tắm nắng. xoa bóp. Liệu pháp vật lý có nhiều phương pháp : tắm nước nóng hàng ngày 10 – 15 phút, liều điều trị 10 – 20 ngày : tắm nước muối hoặc nước khoáng ấm liều như trên; dùng dòng điện galvanique mỗi lần 8 – 10 phút hàng ngày, liều điều trị 15 – 20 lần.
Được thành lập năm 1998, Phòng khám Binh Minh địa chỉ 103 đường Giải Phóng Hà Nội đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng...
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Trọng Luân, Nguyên P.Trưởng Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai, Uỷ viên Ban chấp hành hội Thần kinh học Việt Nam. Lịch khám hàng tuần tại Phòng khám Đa khoa Bình Minh: Thứ 2, 3, 4, 5 từ 8h đến12h.
P.GS -Tiến sĩ Phạm Thị Hồng Thi, Chuyên viên đầu ngành Tim Mạch, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai. Lịch khám vào Sáng thứ 5 hàng tuần tại Phòng khám Đa khoa Bình Minh.
Xem thêm:
Tổng hợp các Gói Kiểm tra Sức khỏe
Kiểm tra Sức khỏe Cơ bản cho Nam và Nữ
LỊCH KHÁM CÁC CHUYÊN KHOA, LỊCH KHÁM CỦA GIÁO SƯ - TIẾN SĨ
Từ khóa » Bụng Cồn Cào Chân Tay Bủn Rủn
-
Dấu Hiệu Khi Bị Hạ đường Huyết - Báo điện Tử VnMedia
-
Cách Xử Trí Khi Bị Hạ đường Huyết
-
Mệt Lả Người, Tay Chân Bủn Rủn Khi đói Bụng, Tôi Bị Bệnh Gì Vậy BS?
-
Lưu ý Về Các Thời điểm Dễ Bị Hạ đường Huyết Trong Ngày
-
Làm Thế Nào Khi Tim đập Nhanh Hồi Hộp Run Tay? | Vinmec
-
Chóng Mặt, Chân Tay Bủn Rủn, Buồn Nôn Cảnh Báo Bệnh Lý Gì? | Vinmec
-
Mệt Mỏi Tay Chân Bủn Rủn Là Bệnh Gì ? | TCI Hospital
-
Triệu Chứng Rối Loạn độ đường Trong Máu
-
Ngỡ Hạ đường Huyết Vì Chân Tay Run Phải Ngậm Kẹo, Cô Gái Trẻ Phát ...
-
Bác Sĩ Muốn Bạn Biết: 9 Dấu Hiệu Cảnh Báo Hạ đường Huyết
-
Cơ Thể Mệt Mỏi, Chân Tay Bủn Rủn Có Phải Suy Nhược Cơ Thể?
-
TẠI SAO XUẤT HIỆN TRIỆU CHỨNG MỆT MỎI BỦN RỦN CHÂN ...
-
Triệu Chứng Bủn Rủn Tay Chân Khi Mắc Covid-19 - VnExpress Sức Khỏe
-
Hạ đường Huyết – Wikipedia Tiếng Việt