Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Giang Mai Giai đoạn đầu
Có thể bạn quan tâm
- Đối tác Hot
- RSS
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Bệnh viện
- Phòng khám
- Bác sĩ
- Gói khám
- Tin sức khoẻ
- Thông Tin Sức Khỏe
- Cẩm nang tiêm chủng
- Tra cứu
- Tra cứu bệnh
- Tra cứu thuốc
- Tra cứu từ điển y khoa
- Tra cứu phẫu thuật
- Tra cứu xét nghiệm y khoa
- Tra cứu thảo dược
- Đối tác Hot
- RSS
- Trang chủ
- Thông Tin Sức Khỏe
- Giang mai giai đoạn đầu những điều cần biết
Mục lục:
- Nội dung chính
- Bài viết liên quan
Bệnh giang mai là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, có biểu hiện bằng các tổn thương nhiễm trùng tại cơ quan sinh dục khi tiếp xúc với các sang thương da hay từ mẹ sang thai trong tử cung, qua truyền các sản phẩm máu sản.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt1. Bệnh Giang mai giai đoạn đầu là gì?
Bệnh Giang mai là một bệnh hoa liễu Truyền nhiễm do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh có con đường lây truyền qua quan hệ Tình dục có tiếp xúc với các tổn thương nhiễm trùng, từ mẹ sang thai trong tử cung, qua truyền máu và đôi khi qua dịch tiết của các san thương trên da.
Diễn tiến tự nhiên của giang mai nếu không được điều trị sẽ tiến triển qua 4 giai đoạn: Sơ cấp, thứ cấp, tiềm ẩn và mạn tính. Mỗi giai đoạn có hình thái tổn thương khác nhau và cách biểu hiện bệnh khác nhau trên các hệ cơ quan.
Tác nhân gây bệnh T. pallidum là một vi khuẩn có dạng hình xoắn ốc, mỏng, dài 6-15 micromet trong khi đường kính chỉ 0,25 micromet. Chính vì có kích thước nhỏ, nó trở nên vô hình trên kính hiển vi quang trường ánh sáng; do đó, chỉ có thể xác định sự hiện diện của vi trùng này nhờ vào các chuyển động nhấp nhô đặc biệt của nó trên kính hiển vi trường tối. Khả năng sống độc lập kém, T. pallidum chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn bên ngoài cơ thể; do đó, sự lây truyền hầu như luôn đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp với tổn thương có nhiễm trùng.
Trong các giai đoạn của bệnh giang mai, sơ cấp là giai đoạn đầu tiên, khi cơ thể vừa mới nhiễm vi trùng qua tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương nhiễm trùng (phổ biến nhất) hoặc qua truyền máu (nếu máu đã được thu thập trong khi bệnh giang mai ở giai đoạn rất sớm) hay bị lây truyền từ mẹ sang thai nhi.
Giang mai lây truyền từ mẹ sang thai nhiNgay sau khi mắc phải vi trùng trong bệnh giang mai giai đoạn đầu, T pallidum sẽ nhanh chóng xâm nhập vào màng nhầy còn nguyên vẹn hoặc các vết Trầy xước siêu nhỏ và trong vài giờ, xâm nhập vào bạch huyết và máu để tạo ra nhiễm trùng hệ thống. Thời gian ủ bệnh giang mai từ khi tiếp xúc với sự tiến triển của các tổn thương Nguyên phát trung bình là 3 tuần nhưng có thể dao động từ 10 đến 90 ngày.
Khi chịu sự xâm nhập của vi trùng giang mai, hệ miễn dịch sẽ tạo phản ứng quá mẫn loại chậm đối với T pallidum. Phản ứng này do các tế bào lympho T và đại thực bào nhạy cảm dẫn đến loét và Hoại tử vùng sang thương. Kháng nguyên của T pallidum kích thích sản sinh ra các kháng thể nhưng miễn dịch đối với bệnh giang mai là không đầy đủ. Cụ thể là phản ứng miễn dịch của tế bào ký chủ có thể ngăn ngừa sự hình thành tổn thương nhưng không đủ để làm sạch sinh vật ra khỏi cơ thể.
Bệnh giang mai giai đoạn đầu được đặc trưng bởi sự phát triển của các sang thương có mật độ chắc, gọi là “sang” (dịch từ chữ “chancre”), không đau, xảy ra tại vị trí lây truyền sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tuần. Các tổn thương này có tính lây nhiễm rất cao. Nếu được điều trị hay không, các săng sẽ được chữa lành lại trong vòng 3 đến 12 tuần và mức độ kéo Sẹo xơ hóa đáng kể.
Nếu không được kiểm soát, bệnh giang mai giai đoạn 1 sẽ chuyển sau giai đoạn thứ 2 sau khoảng 4-10 tuần xuất hiện tổn thương nguyên phát. Khi đến giai đoạn này, xoắn khuẩn đã nhân lên và lan rộng khắp cơ thể. Tổn thương bây giờ không còn đơn thuần là các săng khu trú tại cơ quan sinh dục mà khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, sốt, đau cơ, đau khớp, nổi hạch và phát ban.
2. Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn đầu như thế nào?
Bằng cách quan sát các tổn thương trên da, các bác sĩ luôn phải nghi ngờ liệu có phải là chẩn đoán bệnh giang mai. Nguyên nhân là vì các biểu hiện của bệnh giang mai, nhất là bệnh giang mai giai đoạn đầu, là không đặc hiệu và có thể có những tương đồng như nhiều bệnh lý khác. Theo đó, Cần chú ý đến các yếu tố nguy cơ cũng như bệnh sử chặt chẽ đến tiến trình thời gian khởi phát ra bệnh. Các yếu tố đó là những hoạt động tình dục không an toàn, có số lượng bạn tình nhiều, không sử dụng bao cao su, tiền sử từng bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hay có sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch cũng như có tiền căn tiếp xúc với các sản phẩm máu.
Bệnh giang mai giai đoạn đầu thường có biểu hiện xảy ra trong vòng 10 đến 90 ngày sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Chủ yếu các biểu hiện có vị trí trên dương vật ở nam và trên âm hộ hoặc cổ tử cung ở nữ. Trong số bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới thì có khoảng 10% các trường hợp có tổn thương giang mai được tìm thấy trên hậu môn, ngón tay, hầu họng, lưỡi, núm vú hoặc các vị trí khác trên cơ thể.
Giang mai ở nam giớiCác tổn thương, gọi là “săng giang mai” thường bắt đầu hình thành như các sẩn màu đỏ đơn độc, lớn dần lên, vững chắc và có thể có đường kính lên đến vài centimet. Săng ăn mòn để tạo ra một vết loét trong sẩn với các cạnh cao xung quanh một vết loét trung tâm. Sau đó, sang thương thường lành trong vòng 4 đến 8 tuần dù có được điều trị hay không.
Việc thăm khám chủ yếu là để mô Tả các đặc điểm trên tổn thương da, xác định xem có phải là săng giang mai. Đồng thời, việc thăm khám các cơ quan khác trên cơ thể cũng nhằm xác định khả năng bệnh giang mai giai đoạn đầu liệu đã tiến triển đến các giai đoạn tiếp theo.
3. Các phòng chống bệnh giang mai như thế nào?
Các nguyên tắc chính để điều trị bệnh giang mai cần phải đảm bảo. Mục tiêu chính của phòng ngừa là nhằm để hạn chế sự lây lan của bệnh giang mai. Điều này đòi hỏi mọi người trường thành đều phải nắm vững các cách thức thực hành tình dục an toàn, quan trọng nhất là việc sử dụng bao cao su.
Đồng thời, khi mắc bệnh, cần thông báo và động viên điều trị cho bạn tình. Cần tuân thủ đủ số ngày dùng thuốc, hạn chế quan hệ tình dục khi chưa hoàn thành phác đồ điều trị hay khi sang thương do giang mai gây ra chưa lành lặn để giảm thiểu khả năng lây nhiễm.
Tóm lại, giang mai vốn là một bệnh hoa liễu “kinh điển”. Bệnh vẫn còn khả năng điều trị dứt điểm nếu bệnh giang mai giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ tái phát rất cao; nếu không tuân thủ có thể dẫn đến các giai đoạn tiến triển và biến chứng nặng nề hơn. Theo đó, mỗi cá nhân cần thăm khám sớm khi có dấu hiệu bất thường và được điều trị, nhằm đảm bảo sức khỏe bản thân mình cũng như người xung quanh.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy Đã kiểm duyệt nội dung Chủ đề: giang mai quan hệ tình dục không an toàn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bệnh hoa liễu bệnh giang mai Điều trị bệnh giang mai dấu hiệu bệnh giang mai giang mai giai đoạn đầu Các bài viết liên quan- Sẩn giang mai phát hiện thế nào?
- Bệnh Giang mai lây qua đường nào?
- Bệnh giang mai bao lâu thì phát bệnh
Từ khóa » Hình ảnh Giang Mai Giai đoạn 1
-
Hình ảnh Bệnh Giang Mai Theo Các Giai đoạn | Vinmec
-
Đặc điểm Bệnh Giang Mai Giai đoạn đầu | Vinmec
-
Hình ảnh Bệnh Giang Mai ở Nữ, Nam Chi Tiết Cụ Thể Nhất
-
Hình ảnh Biểu Hiện Bệnh Giang Mai Giai đoạn 1 ở Nữ Và Nam Giới
-
Hình ảnh [Săng Giang Mai] Giai đoạn đầu (1) - On Health
-
Bệnh Giang Mai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa
-
BỆNH GIANG MAI - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Các Triệu Chứng Của Bệnh Giang Mai ở Nữ Giới Như Thế Nào?
-
Bệnh Giang Mai - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tiết Lộ Hình ảnh Bệnh Giang Mai Phát Triển Qua Từng Giai đoạn
-
Bệnh Xã Hội: Lậu, Giang Mai, Sùi Mào Gà - Tổng Quan & Điều Trị
-
Bệnh Giang Mai Có Chữa Khỏi Hẳn được Không?
-
Hình ảnh Bệnh Giang Mai ở Nữ Giúp Bạn Dễ Phát Hiện Bệnh
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Và điều Trị Bệnh Giang Mai Giai đoạn 1