Hình ảnh Biểu Hiện Bệnh Giang Mai Giai đoạn 1 ở Nữ Và Nam Giới

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Phạm Bích Ngọc - Bác sĩ Bệnh viện da liễu Hà Nội Phạm Bích Ngọc ThS.BS Phạm Bích Ngọc Khám miễn phí với bác sĩ BVDLTW Chuyên khoa Bệnh trẻ em ,Dị ứng ,STI ,Thẩm mỹ Nơi công tác Bệnh viện da liễu Hà Nội Xem chi tiết Nhận biết sớm hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 ở nữ giới và nam giới giúp người bệnh nhận biết được sớm để có hướng điều trị kịp thời, nhanh chóng, tránh tình trạng bệnh biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bản thân người bệnh.

Giang mai có thể điều trị dứt điểm nếu thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ
Giang mai có thể điều trị dứt điểm nếu thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai có tên gọi là treponema pallidum gây ra. Giang mai được xếp vào nhóm bệnh xã hội do tốc độ lây lan nhanh thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh giang mai gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe người bệnh và là gánh nặng cho sự phát triển của xã hội.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai

Chủ yếu con đường lây lan của bệnh là do:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: việc quan hệ tình dục ở đây tính cả các hình thức quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn và quan hệ qua đường miệng không bảo vệ.
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây lây nhiễm bệnh giang mai
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây lây nhiễm bệnh giang mai
  • Lây từ mẹ sang con: phụ nữ mắc bệnh giang mai nhưng không biết vẫn mang thai hoặc trong khi đang mang thai bị mắc bệnh có nguy cơ cao lây truyền sang thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối khiến đứa trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
  • Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh: vi khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Do vậy khi người nào đó vô tình tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa khuẩn giang mai cũng có thể bị lây nhiễm bệnh.
  • Lây qua đường máu: vô tình truyền máu của người bị giang mai cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
  • Ôm hôn, hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh: Đây cũng là nguyên nhân lây truyền căn bệnh này, tuy nhiên tỷ lệ này khá ít.

2. Những biến chứng nguy hiểm

Một điều cần lưu ý là bệnh giang mai lây nhiễm mạnh nhất trong thời kỳ ủ bệnh, giai đoạn 1, 2 và giai đoạn tiềm ẩn. Khi bệnh giang mai đã chuyển sang giai đoạn cuối, người bệnh không còn khả năng lây nhiễm cho người xung quanh nữa.

Nghiêm trọng hơn, nếu không được hỗ trợ điều trị hiệu quả thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Bại liệt, viêm loét cơ quan sinh dục, hư hỏng nội tạng, một số biến chứng liên quan đến gan, tim mạch, thần kinh.

3. Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 1 (kèm hình ảnh)

Nhận biết biểu hiện hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 là việc làm vô cùng quan trọng đối với người bệnh. Tại giai đoạn 1 này, bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh chóng cho những người xung quanh. Vì thế, nếu như không phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn 1 này sẽ khiến bệnh biến chứng nguy hiểm.

Xoắn khuẩn giang mai
Xoắn khuẩn giang mai

Cụ thể biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 1 (thời gian ủ bệnh từ 10 – 90 ngày):

  • Cơ thể người bệnh xuất hiện các vết trợt loét trên da, niêm mạc gọi là săng giang mai.
  • Săng giang mai có hình tròn hoặc hình oval, có cảm giác mụn nước (nghĩa là túi nhỏ chứa đầy chất lỏng), bán kính 1 – 2cm.
  • Sau khi vỡ mụn nước chúng sẽ lõm ở giữa, viền cứng, bóng mượt như sụn, không có cảm giác đau, ngứa, có màu đỏ hoặc hồng.
  • Săng giang mai thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục, môi, lưỡi, ngón tay, ngón chân, cằm, má… Bất kể bộ phận nào tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai đều có thể xuất hiện săng giang mai.
  • Săng giang mai sẽ xuất hiện một vài tuần, sau đó sẽ lặn xuống dù không cần dùng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Giang mai bước vào giai đoạn tiềm ẩn, ăn vào máu và dần chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Sau đây là các vị trí, hình ảnh giang mai giai đoạn 1 ở nữ giới và nam giới:

3.1. Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 ở nam giới

Săng giang mai thường xuất hiện ở các bộ phận sinh dục như quy đầu, rãnh quy đầu, lỗ sáo, bìu, xung quanh lỗ hậu môn, bên trong lỗ hậu môn (thường gặp ở người có quan hệ tình dục đồng tính), bao quy đầu, bên trong khoang miệng, lưỡi, xung quanh môi.

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 ở nam giới
Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 ở nam giới
Biểu hiện bệnh giang mai xuất hiện ở vùng kín
Biểu hiện bệnh giang mai xuất hiện ở vùng kín

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1

Bệnh xuất hiện cả ở vùng miệng, lưỡi
Bệnh xuất hiện cả ở vùng miệng, lưỡi

3.2. Biểu hiện bệnh giang mai ở phụ nữ

So với nam giới, bệnh giang mai ở nữ giới thường diễn ra âm thầm, kín đáo hơn. Săng giang mai ở nữ giới có thể xuất hiện ở nơi đầu tiên lây nhiễm khuẩn giang mai, hoặc các bộ phận như cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, xung quanh trong và ngoài hậu môn, miệng, lưỡi…

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 ở nữ giới
Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 ở nữ giới
Nổi những nốt mụn ở vùng kín
Nổi những nốt mụn ở vùng kín

Biểu hiện bệnh giang mai ở phụ nữ

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 ở phụ nữ
Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 ở phụ nữ
Biểu hiện bệnh giang mai ở phụ nữ
Biểu hiện bệnh giang mai ở phụ nữ

Ngoài ra ở giai đoạn 1 thì việc chữa trị tương đối đơn giản, nhanh chóng, dứt điểm, ít để lại di chứng xấu cho cơ thể người bệnh. Tuy nhiên người bệnh không gặp bất kỳ sự khó chịu nào do bệnh gây ra ở giai đoạn 1, khiến người bệnh chủ quan cho rằng bệnh đã khỏi, nhưng thực chất lúc này bệnh chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thứ 2 diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy mọi người cần chú ý phát hiện sớm và điều trị bệnh.

>>> Xem thêm: Bệnh giang mai có chữa được không?

4. Phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai

Để xét nghiệm bệnh giang mai, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm bằng những máy móc hỗ trợ. Hiện nay, có 3 phương pháp xét nghiệm chính là:

  • Xét nghiệm chẩn đoán giang mai bằng kính hiển vi trường tối
  • Xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR
  • Xét nghiệm giang mai bằng huyết thanh TPHA

5. Bệnh giang mai chữa trị như thế nào?

Kháng sinh Penicillin được dùng làm thuốc đặc trị bệnh giang mai
Kháng sinh Penicillin được dùng làm thuốc đặc trị bệnh giang mai

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh như Penicillin. Trong trường hợp người bệnh dị ứng với thành phần của thuốc thì bác sĩ sẽ khuyên dùng Doxycycline, Azithromycin hoặc Ceftriaxone. Ở những giai đoạn sau nếu bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ được tiêm tĩnh mạch thuốc Penicillin mỗi ngày.

6. Điều trị giang mai trong bao lâu khỏi?

Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời theo đúng lộ trình mà bác sĩ tư vấn trong 1 – 2 tuần đầu thì khả năng chữa khỏi rất cao, thậm chí bệnh không tái lại và không để lại di chứng nào. Còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà thời gian điều trị bệnh ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, thời gian để điều trị bệnh giang mai này thông thường mất ít nhất 6 tháng để sức khỏe người bệnh hoàn toàn hồi phục.

7. Phụ nữ bị giang mai có sinh con được không?

Biểu hiện bệnh giang mai ở phụ nữ vô cùng nguy hiểm vì có thể lây qua di truyền
Biểu hiện bệnh giang mai ở phụ nữ vô cùng nguy hiểm vì có thể lây qua di truyền

Theo số liệu thống kê, gần 1/2 số trẻ nhiễm giang mai từ khi còn trong bụng mẹ sẽ chết trước khi được sinh ra. Phần lớn trẻ em thì mất ngay sau khi sinh. Còn nếu mẹ điều trị kịp thời, chữa khỏi được bằng kháng sinh thì con sinh ra sẽ mắc giang mai bẩm sinh, nếu nặng có thể có những biến chứng đáng sợ như biến dạng mặt. Vì thế, nếu mẹ mắc giang mai khi mang thai thì sau khi sinh con xong cần cho con xét nghiệm để điều trị ngay.

Bài viết trên đây của VietSkin đã tổng hợp hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 ở nữ giới và nam giới. Hy vọng nó có thể giúp các bạn trong việc phát hiện sớm căn bệnh này!

Từ khóa » Hình ảnh Giang Mai Giai đoạn 1