Hình ảnh [Săng Giang Mai] Giai đoạn đầu (1) - On Health
Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh săng giang mai giai đoạn 1 là những tình trạng đặc trưng để nhận biết bệnh, vết săng giang mai sẽ không đau không ngứa, không có bờ, đáy trơn bóng. Giai đoạn đầu thường mọc săng giang mai ở miệng, tay và điển hình là ở bộ phận sinh dục.
- Khám bệnh giang mai ở đâu Hà Nội 2023
- Chữa bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền
- Chi phí xét nghiệm giang mai
Săng giang mai là gì?
Một trong những triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh giang mai giai đoạn đầu chính là xuất hiện săng giang mai.
Sau khi lây nhiễm giang mai từ 3 tới 4 tuần, hoặc có thể là đến 3 tháng, cơ thể bệnh nhân sẽ mọc các tổn thương đặc trưng, còn được gọi là vết săng giang mai.
Săng giang mai có ngứa không?
- Săng có dạng vết loét nông, hình tròn hoặc bầu dục, bằng phẳng với mặt da.
- Màu đỏ tơi như thịt, không mủ, không có vảy, thường đơn độc.
- Không đau hoặc ngứa, nền rắn như mảnh bìa.
- Săng tập trung ở bộ phận sinh dục như âm hộ, hai môi lớn bé ở nữ; quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, hậu môn, trực tràng, nhưng cũng có thể ở miệng sáo, bìu, vùng xương mu … ở nam.
Lưu ý: Các săng chứa rất nhiều xoắn khuẩn giang mai, có khả năng lây lan mạnh cho người khác nếu tiếp xúc phải. Nếu bệnh nhân chủ quan, vẫn quan hệ với nhiều bạn tình thì sẽ rất nguy hiểm cho xã hội.
Tại sao tôi lại có vết săng giang mai?
Bạn xuất hiện săng giang mai bởi vì bạn đã nhiễm xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Săng xuất hiện sau từ 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh qua các con đường như:
- Lây truyền qua đường tình dục: Xoắn khuẩn xâm nhập qua da và niêm mạc của các bộ phận sinh dục bị xây xát khi quan hệ tình dục, gây bệnh tại chỗ.
- Lây truyền qua đường máu: Tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma tuý mà bơm tiêm không được khử khuẩn.
- Truyền từ mẹ sang con: Mẹ có thai bị bệnh giang mai sẽ lây truyền cho con qua nhau thai từ tháng thứ 4 trở đi.
Lưu ý: Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc săng giang mai là nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không bảo vệ như quan hệ tình dục miệng, quan hệ tình dục đồng giới.
Có chữa hết được săng giang mai không?
Săng giang mai thực chất chỉ là các tổn thương khu trú tại chỗ do giang mai gây ra trong giai đoạn đầu. Việc điều trị kịp thời sẽ chữa được hết săng giang mai mà không để lại di chứng gì cho bản thân người bệnh.
Mặc dù không được điều trị, các săng giang mai cũng có thể tự biến mất sau từ 1 đến 2 tháng nhưng xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập tại chỗ, qua hệ thống mạch máu và lan vào toàn thân, đe dọa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Điều trị săng giang mai giai đoạn 1
Bác sĩ sẽ cho bạn điều trị bằng thuốc kháng sinh như pxxxcixxxx. Pxxxcixxxx là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi và thường có hiệu quả trong điều trị giang mai. Nếu bạn bị dị ứng với pxxxcixxxx, bác sĩ sẽ đổi kháng sinh khác cho bạn như dxxxxyclxxx, axxxxromxxxx, cxxxrixxxxe.
Nếu bị các biến chứng thần kinh do bệnh giang mai, bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch thuốc pxxxcixxxx mỗi ngày.
Trong khi điều trị, bạn nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi tất cả các vết loét trên cơ thể được chữa lành và bác sĩ cho phép bạn quan hệ tình dục.
Sau khi bệnh giang mai được chữa trị, bạn vẫn có thể bị lại bệnh giang mai nếu quan hệ tình dục với người bệnh. Do đó, bạn nên quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ chính mình và người thân.
(On Health không muốn công khai tên các loại thuốc điều trị giang mai là pxxxcixxxx, dxxxxyclxxx, axxxxromxxxx, cxxxrixxxxe vì lo sợ nhiều người sẽ tự ý mua về sử dụng khi chưa được kê đơn. Việc dùng thuốc không theo phác đồ điều trị sẽ không có hiệu quả, đặc biệt là để mất quãng thời gian điều trị khỏi bệnh tốt nhất khi mới ở giai đoạn đầu.)
Nguyên tắc điều trị giang mai:
- Điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều và theo đúng thời gian quy định.
- Kết hợp điều trị cho cả vợ và chồng, không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị để tránh tái nhiễm qua lại.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tái khám theo lịch hẹn để khẳng định hiệu quả điều trị giang mai.
- Thông báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng giang mai không giảm hoặc nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường nào khác, bác sĩ có thể sử dụng phác đồ điều trị khác.
- Người bệnh giang mai điều trị khỏi rồi vẫn có thể tái nhiễm. Do đó, để phòng ngừa giang mai tái phát, bệnh nhân nên:
- Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng.
- Khám và xét nghiệm giang mai định kì cho tất cả phụ nữ có thai.
On Health không đưa ra các chẩn đoán hay cách điều trị bệnh. Trong mọi trường hợp điều trị bệnh, cần tham vấn trực tiếp ý kiến từ bác sĩ chuyên môn y tế.
Từ khóa » Hình ảnh Giang Mai Giai đoạn 1
-
Hình ảnh Bệnh Giang Mai Theo Các Giai đoạn | Vinmec
-
Đặc điểm Bệnh Giang Mai Giai đoạn đầu | Vinmec
-
Hình ảnh Bệnh Giang Mai ở Nữ, Nam Chi Tiết Cụ Thể Nhất
-
Hình ảnh Biểu Hiện Bệnh Giang Mai Giai đoạn 1 ở Nữ Và Nam Giới
-
Bệnh Giang Mai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa
-
BỆNH GIANG MAI - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Các Triệu Chứng Của Bệnh Giang Mai ở Nữ Giới Như Thế Nào?
-
Bệnh Giang Mai - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Giang Mai Giai đoạn đầu
-
Tiết Lộ Hình ảnh Bệnh Giang Mai Phát Triển Qua Từng Giai đoạn
-
Bệnh Xã Hội: Lậu, Giang Mai, Sùi Mào Gà - Tổng Quan & Điều Trị
-
Bệnh Giang Mai Có Chữa Khỏi Hẳn được Không?
-
Hình ảnh Bệnh Giang Mai ở Nữ Giúp Bạn Dễ Phát Hiện Bệnh
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Và điều Trị Bệnh Giang Mai Giai đoạn 1