Dấu Hiệu Nhận Biết Quan Hệ Từ Và Cặp Quan Hệ Từ - HOCMAI

Quan hệ từ và cặp quan hệ từ không chỉ là một trong những kiến thức trọng tâm của chương trình Tiếng Việt lớp 5. Vậy dấu hiệu nhận biết của các quan hệ từ như thế nào? Hãy theo dõi bài giảng chi tiết dưới đây của cô Trần Thu Hoa – Giáo viên môn Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI để nắm chắc phần nội dung quan trọng này. 

Quan hệ từ 

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau. Quan hệ từ được dùng để nối giữa từ với từ, vế với vế, câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn. 

Một số quan hệ từ thường xuyên xuất hiện như: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về… 

VD: 

  1. Tôi anh ấy đã giúp đỡ nhau trong kỳ thi vừa rồi
  2. Lớp chúng tôi đang lựa chọn đi công viên hoặc đi vườn bách thú

Có trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ nhưng có những trường hợp không bắt buộc. Có một số quan hệ từ được dùng theo cặp như: “nếu … thì…”; “tuy … nhưng…’; “vì … nên…”

Cặp quan hệ từ 

Có nhiều cặp quan hệ từ khác nhau, học sinh dựa trên ý nghĩa biểu thị của từng cặp để sử dụng vào từng trường hợp sao cho phù hợp.

Biểu thị quan hệ: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Giả thiết – Kết quả, Điều kiện – Kết quả bao gồm:

  • Nếu … thì…
  • Hễ … thì…
  • Giá mà … thì …

VD: Nếu năm nay tôi được học sinh giỏi thì bố mẹ sẽ thưởng cho tôi một chuyến du lịch.

Biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Nguyên nhân – Kết quả bao gồm:

  • Vì … nên…
  • Do … nên…
  • Nhờ … mà…

VD: Vì cuối tháng này tôi thi học kỳ nên tôi phải học hành thật chăm chỉ.

Biểu thị quan hệ Tăng lên

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tăng lên bao gồm:

  • Không những … mà còn…
  • Không chỉ … mà còn…
  • Càng … càng…

VD: Lan không những học giỏi mà còn múa rất đẹp.

Biểu thị quan hệ Tương phản, đối lập

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tương phản, đối lập bao gồm:

  • Tuy … nhưng…
  • Mặc dù … nhưng…

VD: Tuy ai cũng thắc mắc nhưng chúng tôi chẳng ai dám hỏi.

Nắm trọn kiến thức lớp 5 ôn thi vào 6 tại trong cuốn sách

sach-but-pha-9-lop-10 TOPCLASS 2024 - CHƯƠNG TRÌNH HỌC TOÀN DIỆN NẮM CHẮC KIẾN THỨC - BỨT PHÁ ĐIỂM SỐ

  • Chu trình học tập khép kín HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA
  • Đa dạng hình thức học - Phù hợp với mọi nhu cầu
  • Đội ngũ giáo viên giảng dạy nổi tiếng với 16+ năm kinh nghiệm
  • Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này! HỌC THỬ MIỄN PHÍ ĐĂNG KÝ NGAY

Các dạng bài tập học sinh thường gặp khi học quan hệ từ 

Dạng 1: Xác định quan hệ từ trong câu/bài

Theo cô Thu Hoa, đối với dạng bài này học sinh cần biết được ý nghĩa trong câu/bài nói về cái gì để xác định quan hệ từ và cặp quan hệ từ cho đúng.

VD: Thầy dạy võ rất ngạc nhiên vì thấy Nam có thể thông thạo rất nhanh các môn võ thầy truyền dạy.

Trong câu trên, “vì” là quan hệ từ thể hiện mối quan hệ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (nguyên nhân khiến thấy giáo ngạc nhiên là vì thấy Nam thông thạo các môn võ).

Dạng 2: Điền quan hệ từ/cặp quan hệ từ thích hợp

Với dạng bài này, học sinh xem xét nội dung và ý nghĩa mà câu văn nói đến để lựa chọn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ phù hợp.

VD: Bông hoa hồng và hoa cúc đều đã héo rũ.

Ở câu trên, ta sử dụng quan hệ từ “và” để thể hiện mối quan hệ ngang bằng giữa “hoa hồng” và “hoa cúc”.

Dạng 3: Đặt câu với quan hệ từ/cặp quan hệ từ cho trước

Phần này chúng ta cần nhận biết được quan hệ từ hay cặp quan hệ từ biểu thị ý nghĩa gì trong câu phù hợp với câu văn/đoạn văn được đưa ra.

VD: Giá mà mùa hè đã đến thì chúng tôi nhất định sẽ đi biển.

Hiểu và nắm chắc các quan hệ từ, cặp quan hệ từ không chỉ giúp học sinh hiểu được ý nghĩa biểu thị của từng đoạn văn bản trong các bài tập đọc mà còn là bí kíp để viết lên những câu văn hay, đoạn văn mượt mà, xuyên suốt nội dung của toàn bài tập làm văn. Các ý tứ được chuyển biến linh hoạt gây ấn tượng với người đọc, người chấm.

Đặc biệt với học sinh yêu việc viết văn, mong muốn có được những bài tập làm văn hay, giàu cảm xúc thì càng phải luyện tập đến nhuần nhuyễn cách sử dụng các cặp từ quan hệ này.

Để bồi dưỡng cảm xúc văn học, giúp con vận dụng linh hoạt, thuần thục từ ngữ khi viết bài tập làm văn, phụ huynh nên đăng ký cho con tham gia khóa học HỌC TỐT dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5.

Đăng ký chương trình, học sinh sẽ được phát triển năng lực tư duy thông qua lộ trình bài bản, rõ ràng, xuyên suốt cả năm học với 4 bước học tập hiệu quả: Trang bị kiến thức, Luyện tập cơ bản, Luyện tập thành thạo, Kiểm tra đánh giá.

Học sinh được nhắc nhở học tập thường xuyên, tư vấn học tập và giải đáp các thắc mắc liên quan đến bài giảng theo khung giờ với dịch vụ hỗ trợ 24/7. Dù bận rộn với công việc hay không đủ kiến thức để dạy con hiểu nhưng cha mẹ vẫn có thể theo sát việc học của con thông qua học bạ điện tử.

Từ khóa » Ví Dụ Về Một Cặp Quan Hệ Từ