Quan Hệ Từ Là Gì? Ví Dụ Cụ Thể Và Các Dạng Bài Tập Thường Gặp

Quan hệ từ là gì? Đó là kiến thức ngữ pháp quan trọng khi học môn ngữ văn. Hiểu được khái niệm này giúp các em làm văn tốt hơn. Đồng thời, biết cách giải một số bài tập ngữ pháp tiếng Việt cơ bản.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Mục lục 1 Khái niệm cụ thể 2 Các cặp quan hệ từ cần phải biết 2.1 Cặp quan hệ từ biểu thị: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả 2.2 Quan hệ từ là gì? Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả 2.3 Cặp quan hệ từ biểu thị sự tăng tiến 2.4 Cặp quan hệ từ biểu thị sự đối lập – tương phản 2.5 Quan hệ từ là gì? Các dạng bài tập học sinh thường gặp khi học quan hệ từ

Khái niệm cụ thể

Quan hệ từ là sự liên kết các từ hoặc các câu với nhau bằng những từ, cặp từ nhất định. Ví dụ như: vì – nên, hay, hoặc, nhưng – mà, thì… Nó tạo mối quan hệ mật thiết với nhau giúp câu sinh động, gợi hình, gợi cảm hơn.

Quan hệ từ bao gồm giới từ (chỉ quan hệ chính phụ), liên từ (chỉ quan hệ đẳng lập).

Có thể bạn quan tâm: Từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt - Khái niệm, cách sử dụng chính xác

Các cặp quan hệ từ cần phải biết

Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp 4 cặp quan hệ từ phố biến dưới đây:

Cặp quan hệ từ biểu thị: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả

Ví dụ:

  • Nếu con ngoan thì mẹ sẽ tặng 1 món quà (Nếu … thì…)
  • Hễ nghe ai nói xấu gì thì nó cứ chửi đổng lên

Quan hệ từ là gì? Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả

Ví dụ:

  • Vì con lười học nên kết quả tốt nghiệp rất tệ (Vì … nên…)
  • Do mưa lớn nên các con đường đều bị ngập (Do … nên…)
  • Nhờ có sự giúp đỡ của mọi người mà cụ bà đã được cứu sống (Nhờ … mà…)

Cặp quan hệ từ biểu thị sự tăng tiến

  • Không những trộm máy tính mà còn lấy hết toàn bộ tiền trong phòng (Không những … mà còn…)
  • Không chỉ riêng nhà tôi mà còn nhà bà Lan cũng bị thu tiền vô lý (Không chỉ … mà còn…)
  • Càng ngày càng xinh đẹp hơn (Càng … càng…)

Cặp quan hệ từ biểu thị sự đối lập – tương phản

Ví dụ:

  • Tuy anh ấy hơi nóng tính nhưng thực ra rất tốt (Tuy … nhưng…)
  • Mặ dù trời mưa lớn nhưng anh vẫn đến gặp cô ấy đúng hẹn (Mặc dù … nhưng…)

Tham khảo thêm bài viết: Các loại từ trong Tiếng Việt – Tổng hợp kiến thức đầy đủ phổ biến nhất

Quan hệ từ là gì? Các dạng bài tập học sinh thường gặp khi học quan hệ từ

Như vậy, các bạn đã tìm hiểu rõ về các cặp quan hệ từ. Khi sử dụng làm bài tập nên dựa vào từng hoàn cảnh, ý nghĩa biểu thị của câu để sử dụng cặp từ sao cho chính xác.

Có thể bạn quan tâm: Từ láy là gì? Ý nghĩa của từ láy

Trong các bài thi, bài tập về cặp quan hệ từ sẽ có 3 dạng dưới đây:

Dạng 1: Xác định quan hệ từ trong câu/bài.

  • Vì anh ấy nghèo nên cô ta bỏ đi đúng không?

Trong câu trên, “vì – nên” là cặp quan hệ từ thể hiện mối quan hệ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (nguyên nhân anh ấy nghèo nên cô ta bỏ đi)

Dạng 2: Điền quan hệ từ/cặp quan hệ từ thích hợp

  • Mặc dù cô ấy không đẹp nhưng ai cũng thích

Ở câu trên, ta sử dụng quan hệ từ “nhưng” để thể hiện sự đối lập tương phản trong câu.

Dạng 3: Đặt câu với quan hệ từ/cặp quan hệ từ cho trước

Ví dụ: Đặt câu với cặp từ: Không những – mà con

  • Không những xinh đẹp mà còn học giỏi

Khi đã năm chắc kiến thức về quan hệ từ là gì?, các em sẽ hiểu rõ ý nghĩa biểu thị của từng câu, từng đoạn văn. Hơn nữa, nó còn là nền tảng căn bản để có thể viết được những câu văn hay, linh hoạt, tạo sự chú ý với người đọc.

Đối với các em ôn luyện học sinh giỏi văn thì cần phải làm bài tập về dạng ngữ pháp này nhiều hơn. Luyện tập nhuần nhuyễn cách sử dụng các cặp từ quan hệ giúp tạo nên câu văn đặc sắc nhất.

3.7 / 5 ( 4 bình chọn )

Từ khóa » Ví Dụ Về Một Cặp Quan Hệ Từ