Đau Hông Trái Là Một Nỗi Lo Hay Chỉ Xuất Hiện Tạm Thời?

Đau hông trái là một nỗi lo hay chỉ xuất hiện tạm thời?

Đau hông trái là một triệu chứng thường gặp. Cơn đau này có thể đến rất nhanh rồi đi hoặc kéo dài âm ỉ. Vậy khi nào thì đau hông trái trở thành vấn đề đáng lo ngại? Bạn hãy thử tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

Gọi Bác sĩ - 19001246

  1. Đau hông trái là gì
  2. Nguyên nhân gây ra đau hông trái
  3. Phòng ngừa đau hông trái
  4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

1. Đau hông trái là gì?

Đau hông là cảm giác khó chịu ở vùng hông của bạn. Cơn đau xuất hiện ở vùng phía dưới các xương sườn và phía trên xương chậu. Vùng hông trái nằm bên trái của cơ thể, được giới hạn từ dưới bờ sườn trái tới trên xương chậu trái. Hầu hết mọi người đều từng bị đau hông trái ít nhất 1 lần trong đời và cảm giác khó chịu này thường chỉ xuất hiện tạm thời. Tuy nhiên cơn đau hông trái dai dẳng hoặc trầm trọng có thể là triệu chứng của một bệnh nào đó nguy hiểm như thiếu nước hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đau hông trái là một triệu chứng đặc trưng bởi cơn đau ở vùng hông trái. Cơn đau thường nặng lên khi di chuyển và mức độ nặng của cơn đau hông trái thay đổi từ trung bình tới cấp tính, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Cơn đau này có thể là cảm giác đau nhói hoặc âm ỉ, có thể xuất hiện và biến mất nhiều lần. Một nguyên nhân nhỏ có thể làm cơn đau tiến triển từ mức trung bình tới mức cấp tính và có thể tăng lên theo cử động của cơ thể.

Trong các trường hợp cấp tính, bạn có thể cảm nhận được cơn đau nhói và không có bất kì cách nào để giảm đau. Cơn đau có thể lan xuống phía dưới bìu (ở nam) hoặc môi bé (ở nữ). Đau hông trái cấp tính có thể đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng
  • Sốt
  • Đau cơ
  • Buồn nôn
  • Tiểu rát buốt
  • Nôn ói
  • Nước tiểu có màu đỏ hoặc đỏ hồng

Các triệu chứng có thể đi kèm đau hông trái cấp tính

2. Nguyên nhân gây ra đau hông trái

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau hông trái. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây đau hông trái:

  • Căng cơ
  • Bệnh Zona thần kinh là một bệnh gây ra bởi Varicella – Zoster virus. Khi mắc bệnh Zona, trên da của bạn sẽ xuất hiện hồng ban đỏ, sau đó các bóng nước sẽ xuất hiện trên nền hồng ban đó. Mặc dù bệnh Zona có thể gặp ở bất kì đâu trên cơ thể nhưng chúng thường xuất hiện dưới dạng một dải bóng nước ở một bên của cơ thể, từ giữa xương sống kéo dài theo khung xương sườn tới xương ức. Nếu bóng nước xuất hiện ở bờ sườn trái, chúng có thể làm bạn đau hông trái.
  • Viêm đài bể thận còn được gọi là nhiễm trùng thận, là tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn từ bàng quang theo niệu quản ngược lên thận, gây ra triệu chứng đau hông trái, sốt cao, có thể thấy nước tiểu màu đỏ hoặc đỏ hồng.
  • Đau vùng cơ liên sườn gần vùng hông trái
  • Sỏi kẹt niệu quản bên trái là tình trạng viên sỏi thận trên đường đi xuống bàng quang bị kẹt lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây cho bạn cảm giác cực kì đau đớn ở vùng hông trái. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng lưng trái, lan ra hông trái, có thể lan xuống bìu trái hoặc cơ quan sinh dục nữ cùng bên, kèm với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn.
  • Các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh viêm tụy, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Áp xe thận trái
  • Nhồi máu thận trái
  • Viêm túi thừa
  • Táo bón
  • Nhiễm trùng lách hoặc lách to
  • Ung thư đại tràng trái
  • Phình động mạch chủ bụng

Nguyên nhân gây ra đau hông trái

Sỏi thận kẹt niệu quản trái hoặc viêm đài bể thận có thể gây ra đau hông trái

Tình trạng đau hông trái ở phụ nữ có thể là do các nguyên nhân dưới đây:

  • Hội chứng giữa chu kì kinh (Hội chứng Mittleschmerz)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Sảy thai
  • Nang buồng trứng
  • Bệnh lý nhiễm trùng phần chậu
  • Viêm nội mạc tử cung
  • Thai ngoài tử cung

3. Phòng ngừa đau hông trái

Để phòng ngừa đau hông trái, bạn có thể làm theo các mẹo nhỏ dưới đây:

  • Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày
  • Hạn chế uống rượu bia
  • Ăn uống lành mạnh, tăng rau củ quả và hạn chế muối, các thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Tập thể thao ít nhất 3 lần/tuần

Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn những trang thiết có thiết kế tiêu chuẩn, phù hợp với vóc dáng để tư thế ngồi làm việc được thoải mái nhất. Bạn có thể tham khảo ngay các mẫu Bàn làm việc Đức Khang cho góc làm việc của mình.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn có các vấn đề dưới đây đi kèm với đau hông trái:

  • Sốt cao, lạnh run, buồn nôn hoặc nôn ói
  • Nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu
  • Cơn đau hông trái không rõ nguyên nhân kéo dài

Ngoài ra, khi có cơn đau hông trái dai dẳng kèm với các triệu chứng dưới đây, bạn nên đi tới cơ sở y tế gần nhất vì có thể cơ thể bạn đang bị mất nước nặng:

  • Cực kì khát nước
  • Không đổ mồ hôi
  • Chóng mặt
  • Mạch nhanh
  • Môi và miệng khô
  • Nhức đầu
  • Sốt
  • Táo bón
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Giảm số lần đi tiểu và giảm lượng nước tiểu

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi về vị trí cơn đau, thời gian xuất hiện cơn đau, tính chất cơn đau và các triệu chứng đi kèm. Song song đó, bác sĩ sẽ thăm khám kĩ và cho bạn làm một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây đau hông trái của bạn và điều trị kịp thời.

Khi bị đau hông trái, bạn nên xem tính chất cơn đau của mình như thế nào, nếu cơn đau dai dẳng hoặc đi cùng nhiều các triệu chứng khác thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán tìm ra bệnh và chữa bệnh kịp thời. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và hẹn khám.

Tham khảo thêm Triệu chứng tê mỏi gáy nếu bạn đang gặp phải tình trạng này

Tag:Đau

Từ khóa » Sốc Hông Bên Trái Khi Tập Thể Dục