Đau Xóc Hông Khi Chạy Bộ - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Đau xóc hông khi chạy bộ - Nguyên nhân và cách khắc phụcĐau xóc hông khi chạy bộ - Nguyên nhân và cách khắc phụcĐau xóc hông khi chạy bộ không đúng cách là tình trạng rất phổ biến dễ xảy ra. Tùy từng đối tượng mà mức độ đau là khác nhau.Nội dung:
  • 1. Nguyên nhân gây ra đau xóc hông khi chạy bộ
  • 2. Cách khắc phục xóc hông khi chạy bộ

Xóc hông là tình trạng đau nhói tại vùng hông khi hoạt động thể lực với cường độ cao, thường gặp nhất khi chạy bộ. Theo các chuyên gia, có đến khoảng 75% những người chạy bộ ở cường độ cao thường gặp trường hợp đau thắt hông. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau xóc hông khi chạy bộ?

1. Nguyên nhân gây ra đau xóc hông khi chạy bộ

Đối với những người chạy bộ trẻ tuổi thì thường gặp tình trạng xóc hông bên trái. Xóc hông được biết đến về mặt y tế là cơn đau bụng thoáng qua liên quan đến tập thể dục (ETAP). Các nghiên cứu cho thấy rằng, ETAP được mô tả giống như chuột rút cơ bắp, cũng có khi dữ dội hơn. Điều may mắn là đây không phải là tình trạng y tế khẩn cấp và những người gặp phải không nhất thiết phải đến bệnh viện.

Mặc dù những nguyên nhân dẫn đến đau xóc hông chưa được chứng minh một cách cụ thể nhưng dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dễ gặp phải:

- Do ăn hoặc uống nước quá nhiều trước khi chạy bộ. Lúc này hệ tiêu hóa cần nhiều máu do phải xử lý lượng thức ăn nạp vào. Đồng thời việc chạy bộ cũng khiến cho hệ cơ cần nhiều máu hơn. Chính vì vậy, hệ tiêu hóa không có đủ máu để làm việc kết hợp với vận động mạnh dẫn đến tình trạng đau xóc hông xảy ra.

Đau xóc hông khi chạy bộ - Nguyên nhân và cách khắc phục - Ảnh 2.

đau xóc hông khi chạy bộ có thể do ăn hoặc uống quá nhiều nước trước khi chạy bộ - Ảnh Internet

- Không làm ấm cơ thể trước khi chạy. Trước khi chạy bộ không khởi động hoặc khởi động không kỹ cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến đau xóc hông do phần cơ hông hoạt động quá sức.

- Chạy bộ sai tư thế. Tư thế chạy bộ không chuẩn dễ khiến cho phần hông chịu áp lực lớn, từ đó gây ra đau tức vùng cơ hông và cơ bụng. Cơ hoành là một dải cơ hình vòm nằm duỗi thẳng, co thắt theo mỗi hơi thở trong quá trình chạy bộ. Chính vì vậy việc tập luyện sai tư thế sẽ khiến cơ hoành bị đè nén, co thắt gây ra tình trạng đau xóc hông.

- Nhịp thở chưa đúng. Khi chạy bộ mệt, bộ não sẽ điều chỉnh nhịp thở ngắn hơn. Điều này là do khi chạy bộ, cơ thể cần thêm oxy để cung cấp cho các cơ bắp đang vận động. Vì vậy, nhịp thở sẽ nhanh, ngắn và nông hơn. Liên tục trong một thời gian dài sẽ gây áp lực đến cơ hoành gây đau xóc hông khi chạy bộ.

- Đi chạy quá sớm sau khi ăn và uống đồ uống ngọt cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến và làm tăng tình trạng đau xóc hông ở những người chạy bộ.

2. Cách khắc phục xóc hông khi chạy bộ

Khi đã biết được nguyên nhân gây nên các tình trạng đau xóc hông, bạn sẽ có các giải pháp khắc phục hiệu quả. Tuân thủ những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này một cách tốt nhất.

Đau xóc hông khi chạy bộ - Nguyên nhân và cách khắc phục - Ảnh 3.

Giảm cơn đau xóc hông bằng cách vươn cánh tay nằm cùng phía với chỗ bị đau lên - Ảnh Internet

Nếu đau xóc hông do cơ hoành vận động quá sức thì trong quá trình chạy bộ nên vươn cánh tay nằm cùng phía với chỗ bị đau lên. Đặt bàn tay bên phía bị đau ra sau gáy. Hành động này sẽ giúp cơ hoành và các cơ khác được kéo dãn, ngăn cản hiện tượng co thắt.

Nếu muốn giảm tối đa hiện tượng co thắt cơ hoành, hãy ngừng chạy một chút và gập thân người theo hướng ngược lại với cơn đau. Giữ tư thế này từ 30 giây đến 1 phút để làm giảm tình trạng đau xóc hông đang xảy ra.

Thay đổi cách hít thở cũng là một biện pháp tốt để ngăn ngừa và khắc phục đau xóc hông. Nên hít sâu bằng mũi và thở nhẹ bằng miệng để phổi tiếp nhận nhiều không khí hơn. Hít vào một hơi thật sâu và đếm đến 3. Sau đó thở ra ngoài qua đường môi mím lại trong vòng 2 nhịp đếm.

Ngoài ra cần tránh uống quá nhiều nước khi chạy bộ. Chỉ nên duy trì việc uống nước thường xuyên với một lượng nhỏ và tuyệt đối không ăn quá no trước khi chạy. Nên tập sau khi ăn khoảng 2 tiếng để thức ăn được tiêu hóa giúp vận động dễ dàng, tránh tình trạng đau xóc hông xảy ra.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng co thắt dạ dày khi chạy bộ?Tác giả: Anh Dũng Theo Phụ nữ Việt Nam Link bài gốc Link bài gốc Copy link

  • Chia sẻ
Từ khóa:
  • chạy bộ
  • đau xóc hông
  • đau xóc hông khi chạy bộ

Bạn thường quan tâm đến các vấn đề sức khỏe gì dưới đây ? Hoạt động nâng cao sức khỏe thể chất Sức khỏe thể chất phụ nữ mang thai Sức khỏe thể chất người cao tuổi Thể chất ở trẻ nhỏ Đăng ký nhận tin

Vui lòng nhập Email của bạn

Hoàn thành

Bài viết đọc nhiều

Chuyên gia hướng dẫn cách làm sạch cặn bã trong đường ruột không phải ai cũng biết Dừng ngay những thói quen khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng này Sáng 8-3, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay 5 tư thế yoga tốt cho bệnh cao huyết áp Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát phổ biến nhất Tiêm vaccine Covid-19 gây đau đầu có phải triệu chứng bất thường?

Bài viết cùng chủ đề Hoạt động nâng cao sức khỏe thể chất

Tác dụng của tư thế con ếch trong yoga: Thường xuyên mỏi người, đau lưng không nên bỏ qua Tác dụng của tư thế con ếch trong yoga: Thường xuyên mỏi người, đau lưng không nên bỏ qua 5 chấn thương thường gặp khi chơi Pickleball và cách phòng tránh 5 chấn thương thường gặp khi chơi Pickleball và cách phòng tránh Đi bộ thể dục thấy dấu hiệu này nên ngừng tập ngay! Đi bộ thể dục thấy dấu hiệu này nên ngừng tập ngay!

đuối nước

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Việt Nam đang vào mùa cao điểm đuối nước: Hãy trang bị ngay kiến thức sơ cứu và phòng tránh

Sức khỏe thể chất và ăn uống

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Điểm danh những cách đốt cháy calo không cần tập thể dục [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tối ưu hóa hiệu suất tập gym bằng dinh dưỡng [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Nên tập thể dục ngay nếu có những dấu hiệu cảnh báo này

Thể chất ở trẻ nhỏ

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Khi nào trẻ sơ sinh có thể đi bơi? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Cách giảm cân hiệu quả cho trẻ béo phì [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ như thế nào?

Sức khỏe thể chất phụ nữ mang thai

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Chế độ dinh dưỡng khi mang thai lành mạnh giúp phòng tránh sinh con nhẹ cân [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Nghiên cứu mới về hậu quả của hút thuốc lá khi mang thai [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Đau lưng khi mang thai: Nguyên nhân và các phương pháp giảm đau lưng cho mẹ bầu

Sức khỏe thể chất người cao tuổi

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 5 cách để xương chắc khỏe khi bạn già đi [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Đặc trưng và những thay đổi về tâm lý người cao tuổi diễn ra như thế nào? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bệnh răng miệng ở người cao tuổi: Tại sao người già hay bị rụng răng và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách

Tập luyện phòng tránh bệnh

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bài tập cho người bị chứng ngừng thở khi ngủ [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 4 bài tập cần tránh khi bị viêm khớp cổ [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bài tập tốt cho người mắc buồng trứng đa nang Hỏi bác sỹBS. Nguyễn Xuân KiênBS. Nguyễn Xuân KiênBác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108Ths-BS Nguyễn Đình VươngThs-BS Nguyễn Đình VươngKhoa Ngoại Tổng hợpTư vấn và giải đáp những khúc mắc về bệnh Tiểu Đường từ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Đọc nhiều nhất

Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai

Từ khóa » Sốc Hông Bên Trái Khi Tập Thể Dục