Đau Lưng Bên Trái: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý

Đau lưng bên trái là tình trạng xương khớp phổ biến và có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên đối với những người lớn tuổi bệnh tình đau thắt lưng trái có thể dễ gặp hơn do lúc này đã đến tuổi suy thoái các khớp cũng như dễ mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp hơn.

Tìm hiểu khái quát về tình trạng đau lưng bên trái
Tìm hiểu khái quát về tình trạng đau lưng bên trái

1. Đau lưng bên trái là gì?

Đau lưng bên trái được định nghĩa là tình trạng người bệnh có cảm giác đau ở khu vực lưng bên trái của cơ thể. Ở vị trí này, người bệnh sẽ có cảm giác đau theo nhiều dạng khác nhau như: đau nhói, đau buốt, đau châm chích. Theo đó, cường độ và tần suất đau của mỗi người cũng sẽ khác nhau tuỳ vào tình trạng sức khoẻ, bệnh nền….

Khi cơ thể một người xuất hiện những cơn đau lưng đột ngột, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thì hầu hết đó nguyên nhân chính là do thói quen sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, đau lưng bên trái có thể là biểu hiện của một số trường hợp:

  • Đau cơ xương
  • Thoái hoá mấu khớp
  • Tràn dịch mấu khớp
  • Lệch nhân đĩa đệm
  • Thần kinh toạ

2. Triệu chứng khi bị đau nhói sau lưng trên bên trái

Dấu hiệu dễ dàng nhận biết đau lưng bên trái
Dấu hiệu dễ dàng nhận biết đau lưng bên trái

Như tên gọi của bệnh, triệu chứng dễ dàng nhận biết nhất đó chính là những cơn đau thắt lưng kéo dài hoặc bùng phát từng đợt ở khu vực lưng bên trái. Tùy từng người mà cơn đau sẽ khác nhau. Nhưng dù cơn đau xuất hiện như thế nào và cường độ cũng như tần suất ra sao thì chúng đều có một điểm chung là gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Một số triệu chứng khác đi kèm đó là:

  • Xuất hiện cơn đau âm ỉ hay đau nhói ở lưng và vai.
  • Căng cơ
  • Sự linh hoạt của xương giảm, khu vực thắt lưng hoặc toàn bộ lưng có hiện tượng bị cứng.
  • Không kiểm soát được bàng quang do sự ảnh hưởng từ vùng xương chậu lên bàng quang.
  • Tê hoặc ngứa râm ran bàng quang.

Một điều cần lưu ý với những triệu chứng này, đó chính là nếu bệnh nhân gặp tình trạng đi tiểu không tự chủ thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. Bởi đây là một dấu hiệu nghiêm trọng và đang báo hiệu cho biến chứng nguy hiểm.

3. Nguyên nhân bị đau thắt lưng bên trái

3.1. Tổn thương hoặc căng cơ

Bị đau lưng bên trái do tổn thương hoặc căng cơ
Bị đau lưng bên trái do tổn thương hoặc căng cơ

Nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng đau thắt lưng bên trái đó chính là tổn thương cơ hay căng cơ. Nguyên nhân này thường xuất hiện rất nhiều ở nhóm người trẻ tuổi.

Khi bạn liên tục có các hoạt động đứng, chạy với cường độ liên tục và quá mức thì khu vực thắt lưng và các đốt sống sẽ chịu một áp lực lớn và dẫn đến tình trạng căng cơ. Điều này cho thấy nhóm cơ đang bị hoạt động quá mức. Tình trạng căng cơ kéo dài cũng sẽ khiến bạn bị đau thắt lưng bên trái.

3.2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hậu quả của tình trạng lao động quá mức, tạo áp lực nhiều lên vùng xương và khiến chúng bị tổn thương. Đây cũng được coi là biến chứng của tình trạng căng cơ nói trên.

Những loại thoát vị đĩa đệm có thể gây ra tình trạng đau lưng bên trái đó là:

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
  • Thoái hoá khớp ở khớp mặt
  • Rối loạn chức năng khớp

3.3. Nhiễm trùng thận

Đau lưng phía bên trái do nhiễm trùng thận
Đau lưng phía bên trái do nhiễm trùng thận

Nguyên nhân tiếp theo khiến bạn đau lưng bên trái đó chính là nhiễm trùng thận. Khi bị nhiễm trùng thận, chức năng lọc máu cũng sẽ bị suy giảm đáng kể. Cùng với đó, do thận nằm ở khu vực lưng dưới gần xương thắt lưng và xương đốt sống cùng, nên người bệnh cũng có thể gặp tình trạng đau lưng.

3.4. Sỏi thận

Tương tự như nhiễm trùng thận, sỏi thận cũng khiến bạn bị đau lưng bên trái. Tuy nhiên sỏi thận thường sẽ chỉ gây đau lưng với những trường hợp có sỏi kích thước lớn. Hiện tượng các viên sỏi di chuyển va chạm với thận khiến thận bị trầy và có thể chảy máu. Đó chính là nguyên nhân khi bạn bị sỏi thận thì sẽ xuất hiện các cơn đau thắt lưng bên trái.  

3.5. Viêm tụy

Viêm tuỵ là bệnh khởi phát có triệu chứng đau lưng trái. Tuyến tụy có chức năng hỗ trợ tiêu hoá và điều hòa lượng đường bên trong máu và có vị trí nằm ngang sống lưng. Vậy nên khi tuỵ bị viêm sưng thì cũng sẽ khiến người bệnh cảm nhận được những cơn đau lưng ở bên trái.

3.6. Lạc nội mạc tử cung

Đau lưng bên trái do lạc nội mạc tử cung
Đau lưng bên trái do lạc nội mạc tử cung

Là một bệnh tiết niệu, lạc nội mạc tử cung là bệnh có các tế bào tử cung phát triển bất thường bên ngoài tử cung. Khi bị lạc nội mạc tử cung, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau bên trái lưng do các cơn đau từ buồng trứng và ống dẫn trứng.

3.7. Viêm khớp

Viêm khớp là một trong những tình trạng thường gặp ở những người lớn tuổi. Bệnh thường xuất hiện do tình trạng lão hoá tự nhiên. Bên cạnh đó, bệnh cũng gây ra những khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày do xuất hiện những cơn đau thắt lưng bên trái, bên phải và khó di chuyển các vị trí này.

3.8. Gãy xương do căng thẳng

Gãy xương do căng thẳng được hiểu là tình trạng các đốt xương bị phá huỷ hoàn toàn. Hiện nay, gãy xương do căng thẳng được chia thành 2 loại là: gãy xương do cấu trúc xương chịu áp lực quá lớn hay gãy xương do căng thẳng bởi các bệnh lý khác.

3.9. Mang thai

Bị đau lưng trái có thể là do mang thai ở phụ nữ
Bị đau lưng trái có thể là do mang thai ở phụ nữ

Quá trình mang thai ở phụ nữ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau thắt lưng trái. Bởi khi mang thai, cơ thể phụ nữ cũng dễ gặp các vấn đề về sức khoẻ, một trong số đó chính là đau lưng bên trái.

3.10. Rối loạn chức năng khớp

Rối loạn chức năng xương khớp được hiểu đơn giản là sự suy giảm chức năng các khớp và các bộ phận liên quan đến hoạt động. Rối loạn xương khớp có thể diễn ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như: cánh tay, cổ, vai, gáy, hông, lưng….

3.11. Khối u ở cột sống

Môt nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đau lưng bên trái đó chính là do các khối u cột sống. U cột sống có thể gây đau nhức lưng và có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh. Những khối u này gây đau lưng bằng cách làm suy yếu những cơ khoẻ mạnh, thoát vị đĩa đệm hay chèn ép lên các dây thần kinh.

3.12. Chấn thương cột sống

Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến đau lưng bên trái đó chính là chấn thương cột sống. Tình trạng chấn thương có thể diễn ra do tại nạn. Lúc này cột sống chính là nơi chịu tác động trực tiếp dẫn đến tình trạng đau lưng, hạn chế hoặc mất khả năng vận động.

4. Biến chứng nhức vùng lưng bên trái

Một số biến chứng đau vùng lưng bên trái nếu không được điều trị
Một số biến chứng đau vùng lưng bên trái nếu không được điều trị

Một số biến chứng nhức lưng vùng bên trái đó là:

  • Đau lưng mạn tính
  • Sụt giảm trầm trọng sức khỏe tâm thần do cơn đau lưng mạn tính
  • Sự giảm vận động do đau lưng bên trái là tiền đề của những bệnh tim mạch, béo phì, viêm khớp, đái tháo đường

5. Phương pháp chẩn đoán

Những phương pháp chẩn đoán bệnh đau lưng bên trái:

  • X-Quang: Đây là phương pháp chẩn đoán thông thường qua hình ảnh. Phương pháp này chủ yếu dùng để chẩn đoán hình dáng và cấu trúc xương.
  • MRI: Đây là phương pháp hiện đại và khá phổ biến hiện nay. Kết quả từ MRI có thể cho thấy rõ tình trạng sức khoẻ của xương cũng như tiên lượng được những biến chứng mà người bệnh có thể gặp.
  • CT: Chụp CT cũng giống như MRI tuy nhiên CT sẽ được chụp bằng tia X. Phương pháp này thường được sử dụng khi nghi ngờ nhiễm trùng, rối loạn cơ, gãy xương, hay xác định các vị trí khối u

6. Cách điều trị đau lưng bên trái

Một vài cách chữa đau lưng bên trái hiệu quả
Một vài cách chữa đau lưng bên trái hiệu quả

Để điều trị đau lưng bên trái, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sơ y tế chuyên khoa uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng tổn thương vùng cơ xương và thể trạng của mình.

Ngoài ra, đối với những trường hợp nhẹ hoặc người bệnh chưa thể đi thăm khám ngay, có thể sử dụng một số phương pháp điều trị sau đây để làm thuyên giảm tình trạng này:

  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm NSAID hoặc thuốc giãn cơ.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc tạo áp lực lớn lên vùng thắt lưng bị đau.
  • Tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ để tăng cường cơ lưng và cơ bụng.

7. Biện pháp phòng ngừa chứng đau nhức lưng vùng trái

Cách phòng tránh đau lưng bên trái
Cách phòng tránh đau lưng bên trái

Hiện nay, không có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn tình trạng đau lưng trái. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện những điều sau:

  • Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Hạn chế tối đa các áp lực lớn thường xuyên lên cột sống và vùng xương thắt lưng.
  • Sinh hoạt đúng tư thế, phụ nữ hạn chế đi giày cao gót giúp tạo sự ổn định cho vùng lưng.
  • Tránh nằm hoặc ngồi quá lâu, điều này sẽ khiến cơ lưng bị yếu và trì trệ.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tích cực bổ sung những thực phẩm tốt cho xương.

Trên đây là những thông tin cơ bản của tình trạng đau lưng bên trái. Nếu tình trạng đau kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị sớm, tránh để lâu dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Phần tiếp theo: Đau lưng bên phải là bệnh gì?

Nguồn tham khảo:

[1]. 9 reasons your lower left back hurts and when to see a doctor. https://www.businessinsider.com/guides/health/conditions-symptoms/what-causes-lower-left-back-pain

[2]. Lower Left Back Pain. https://www.healthline.com/health/lower-left-back-pain

[3]. Lower Left Back Pain from Internal Organs. https://www.spine-health.com/conditions/lower-back-pain/lower-left-back-pain-internal-organs

Từ khóa » ê Lưng Trên