Đau Nhức Cánh Tay Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Liệu Có Nguy Hiểm?
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì? Liệu có nguy hiểm?
Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì? Liệu có nguy hiểm?
Đặt lịch
Đau nhức cánh tay là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể do chấn thương hoặc vận động quá mức. Trước khi tiến hành điều trị, bạn cần xác định nguyên gây đau nhức cánh tay để lựa chọn phương pháp thích hợp.
Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì?
Đau nhức cánh tay là tình trạng đau đớn và khó chịu ở khắp cánh tay, bao gồm cả cổ tay, khuỷu tay và vai. Triệu chứng này là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất được xác định là do chấn thương hoặc vận động quá mức.
Mức độ nguy hiểm của triệu chứng này phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân. Dưới đây là 8 vấn đề có thể gây đau nhức cánh tay.
1. Dây thần kinh bị chèn ép
Dây thần kinh bị chèn ép xảy ra khi xương, cơ bắp hoặc sụn ở vai, cổ và khuỷu tay chèn ép lên dây thần kinh. Ngoài cơn đau ở cánh tay, dây thần kinh bị chèn ép có thể gây ra các triệu chứng khác, như:
- Ngứa ran
- Tê bì
- Nhói
- Yếu cơ
2. Bong gân
Bong gân là một dạng chấn thương phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi cổ tay bị kéo giãn quá mức, dẫn đến hiện tượng rách hoặc đứt dây chằng.
Các triệu chứng phổ biến do bong gân:
- Đau nhức cánh tay
- Sưng
- Bầm tím
- Co thắt cơ bắp
- Yếu cơ
Bong gân nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp dây chằng bị đứt hoàn toàn, bạn buộc phải đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
3. Viêm gân
Viêm gân là tình trạng gân ở vai hoặc cánh tay bị viêm.
Gân là dải mô kết nối cơ bắp và xương, do đó khi cơ quan này bị tổn thương bạn có thể nhận thấy cơ yếu và đau nhức xương.
4. Gãy xương
Gãy xương gây đau đớn dữ dội ở cánh tay. Trong trường hợp này, bạn có thể thấy tiếng “tách” khi xương bị gãy. Bên cạnh đó, gãy xương còn gây ra các triệu chứng như:
- Sưng
- Bầm tím
- Đau dữ dội
- Biến dạng khớp
- Không thể nâng cánh tay
5. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một dạng rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến các khớp trong cơ thể. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở các khớp ngón tay và khuỷu tay.
Ở những người bị viêm khớp dạng thấp, cơ thể sản sinh kháng nguyên và tấn công vào các mô sụn khỏe mạnh khiến khớp bị viêm, đau.
Các triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp, bao gồm:
- Khớp ấm/ nóng
- Sưng khớp
- Cứng khớp
- Mệt mỏi
- Sốt nhẹ
6. Đau thắt ngực
Đau thắt ngực xảy ra khi tim không nhận đủ oxy. Tình trạng này có thể gây áp lực lên ngực, cổ, lưng, vai và gây ra triệu chứng đau nhức ở các cơ quan này.
Các triệu chứng đi kèm:
- Đau ngực
- Buồn nôn
- Khó thở
- Chóng mặt
Cơn đau thắt ngực thường là dấu hiệu của các vấn đề về tim mạch. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng nêu trên, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
7. Đau tim
Cơn đau tim xảy ra khi máu không thể tuần hoàn đến tim do mạch máu bị tắc nghẽn. Hiện tượng này có thể khiến các tế bào tim chết dần do không có đủ oxy.
Khi bị đau tim, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng sau:
- Đau ở một hoặc cả hai cánh tay
- Khó thở
- Buồn nôn
- Mồ hôi lạnh
- Đau ngực
- Chóng mặt
Đau tim có thể dẫn đến tử vong. Gọi cấp cứu ngay khi bạn nhận thấy các dấu hiệu trên phát sinh.
8. Chấn thương Rotator cuff (chấn thương vòng bít xoay)
Vòng bít xoay bao gồm các cơ và gân ở vùng nối giữa vai và cánh tay. Cơ quan này cho phép vai dễ dàng hơn khi cử động. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên di chuyển khớp vai, vòng bít xoay có thể bị tổn thương và sưng viêm.
Triệu chứng phổ biến của chấn thương Rotator cuff:
- Đau đớn ở vai và cánh tay
- Yếu cơ
Ngoài ra đau nhức cánh tay có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm, bệnh lupus và hội chứng Jorgen,…
XEM THÊM: Đau bả vai (trái, phải) lan xuống cánh tay là bị gì? Điều cần biết
Khi nào cần đến bệnh viện ?
Trong trường hợp đau nhức cánh tay do các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương, đau tim và các vấn đề về tim mạch khác.
Bạn cần chủ động thông báo với bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau nhức cánh tay
Trước khi chỉ định phương pháp điều trị, cần chẩn đoán nguyên nhân gây ra triệu chứng đau nhức cánh tay.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý và chấn thương trước khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Dựa vào các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm sau:
- Kiểm tra phạm vi chuyển động: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nâng cánh tay và thực hiện các động tác đơn giản để đánh giá phạm vi chuyển động của các khớp. Điều này có thể xác định được vị trí và nguyên nhân gây đau nhức.
- Xét nghiệm máu: Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể phát hiện một số tình trạng gây đau nhức cánh tay, chẳng hạn như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng hay các bệnh tự miễn khác.
- X-Quang: Được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nứt hoặc gãy xương.
- Siêu âm: Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để hiển thị hình ảnh bên trong cơ thể. Qua hình ảnh này, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề ở khớp, dây chằng và gân.
- MRI và CT: Hình ảnh từ MRI và CT phản ánh chi tiết các mô mềm bao quanh xương.
Nếu nghi ngờ bạn bị đau nhức cánh tay do vấn đề về tim mạch, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm đo nhịp tim và lưu lượng máu tuần hoàn đến cơ quan này.
Điều trị đau nhức cánh tay
Phương pháp điều trị đau nhức cánh tay phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Một số phương pháp điều trị đau cánh tay có thể được áp dụng:
1. Dùng thuốc
Trong một số trường hợp cơn đau nhức gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc để cải thiện.
Các loại thuốc thường được sử dụng:
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau được dùng phổ biến nhất là Acetaminophen. Loại thuốc này đáp ứng cơn đau có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.
Acetaminophen ít gây ra tác dụng phụ nên thường được khuyến khích sử dụng trước khi chỉ định những loại thuốc có tác động mạnh hơn.
Tuy nhiên, loại thuốc này không phù hợp với bệnh nhân suy gan, thận nặng, bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu, thiếu hụt men G6PD,…
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Nếu cơn đau không đáp ứng với Acetaminophen, bạn có thể sử dụng NSAID để làm giảm cơn đau. Khác với Acetaminophen, NSAID vừa có tác dụng giảm đau, vừa có khả năng cải thiện sưng viêm.
Các NSAID thường được sử dụng, gồm có:
- Aspirin
- Diclofenac
- Naproxen
Tuy nhiên, NSAID có thể gây kích ứng lên dạ dày và gây xuất huyết đường tiêu hóa nếu được dùng ở liều cao hoặc sử dụng trong thời gian dài.
Corticosteroid
Corticosteroid được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Loại thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh nhờ vào cơ chế ngăn chặn hoạt động miễn dịch của cơ thể.
Sử dụng Corticosteroid có thể làm giảm cơn đau có mức độ nặng nề. Tuy nhiên, nhóm thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm thiểu rủi ro khi điều trị.
2. Phẫu thuật
Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được cân nhắc. Phẫu thuật thường được áp dụng cho tình trạng gãy xương và đứt dây chằng.
Nếu bạn mắc các bệnh lý mãn tính như viêm khớp dạng thấp. Phẫu thuật được thực hiện khi khớp biến dạng nghiêm trọng, khả năng vận động bị hạn chế và tình trạng bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Bên cạnh đó, các trường hợp đau nhức cánh tay do chấn thương vòng bít xoay, viêm gân,… có thể áp dụng vật lý trị liệu để cải thiện.
Biện pháp cải thiện đau nhức cánh tay tại nhà
Nếu đau nhức cánh tay do chấn thương nhẹ hoặc do vận động quá mức, bạn có thể cải thiện triệu chứng với những biện pháp ngay tại nhà.
Các biện pháp giảm đau nhức cánh tay tại nhà:
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là điều cần thiết đối với những người bị đau nhức cánh tay. Khớp và các cơ quan xung quanh cần có thời gian để phục hồi chức năng vận động.
- Chườm đá: Nhiệt độ từ đá lạnh sẽ giúp làm giảm sưng và viêm ở khớp. Bạn nên chườm đá khoảng 20 phút mỗi ngày để cải thiện cơn đau. Nếu triệu chứng xuất hiện thường xuyên, bạn có thể thực hiện biện pháp này mỗi khi cơn đau phát sinh.
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Trong trường hợp cơn đau gây ra cảm giác khó chịu và mệt mỏi, bạn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện tình hình. Tuy nhiên cần đọc kỹ hướng dẫn để dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng.
- Nẹp: Bạn có thể nẹp khớp bị đau nhức để giảm áp lực lên cơ quan này.
Phòng ngừa đau nhức cánh tay
Trừ trường hợp đau nhức cánh tay do các bệnh lý mãn tính, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa đau cánh tay co chấn thương hoặc vận động quá mức.
Các biện pháp phòng ngừa đau nhức cánh tay, bao gồm:
- Khởi động trước khi tập thể dục.
- Hạn chế chơi các môn thể thao có cường độ mạnh.
- Duy trì cân nặng vừa phải, tránh thừa cân – béo phì.
- Không nâng vật nặng bằng tay. Bạn có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ để giảm áp lực lên các cơ quan xương khớp.
Đau nhức cánh tay là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Do đó bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việc xác định cảm quan qua các triệu chứng lâm sàng có thể dẫn đến tình trạng nhầm lẫn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: Nguyên nhân và cách chữa
- Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay cảnh báo bệnh gì?
Từ khóa » Cánh Tay Phải Bị đau Nhức
-
Đau Nhức Cánh Tay Phải Là Bệnh Gì? Khi Nào Cần Tới Gặp Bác Sĩ?
-
Đau Nhức Cánh Tay Trái, Phải Cảnh Báo Bệnh Gì? | ACC
-
Đau Nhức Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay | Vinmec
-
Đau Xương Cánh Tay: Khi Nào Cần Khám? | Vinmec
-
Đau Nhức Cánh Tay Cảnh Báo Bệnh Gì & Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Đau Nhức âm ỉ Vai Và Cánh Tay - Coi Chừng Hội Chứng Chóp Xoay Vai
-
Nhức Mỏi 2 Cánh Tay Trái, Phải Là Bệnh Gì? Làm Sao Khắc Phục?
-
Đau Nhức Cánh Tay: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả
-
Triệu Chứng đau Cánh Tay, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Đau Nhức Xương Cánh Tay Là Do đâu? | TCI Hospital
-
Đau Nhức Cánh Tay (Phải - Trái) Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị
-
11 Cách Giảm Đau Nhức Cánh Tay Tại Nhà Đơn Giản Mà Hiệu Quả
-
3 Mẹo Làm Giảm đau Nhức Cơ Bắp Tay Tại Nhà | Hapacol
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles