Đau Nhức Cánh Tay: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả

Đau nhức cánh tay là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau nhức cánh tay là hiện tượng cánh tay có cảm giác đau, căng cứng cơ – khớp hoặc cảm giác mỏi, khó chịu ở bất cứ vị trí nào trên cánh tay. Thông thường, cơn đau có thể xuất hiện tại các vị trí khác nhau như vai, cổ, khuỷu tay và cổ tay; đau trên một cánh tay hoặc cùng lúc cả hai tay.

Các cơn đau phổ biến ở người mắc các bệnh lý xương khớp, người bị chấn thương hoặc lạm dụng chức năng cánh tay quá mức. Tại chỗ đau nhức có thể kích hoạt thêm phản ứng sưng đỏ, bầm, biến dạng cơ khớp…

Đau nhức cánh tay

Đau nhức cánh tay có thể lan rộng từ cổ, vai và toàn bộ cánh tay làm cản trở hoạt động bình thường của người bệnh

Cánh tay đau nhức đột ngột do va chạm nhẹ có thể không gây nguy hiểm và có khả năng tự phục hồi sau đó. Tuy nhiên với trường hợp đau nhức cánh tay không rõ nguyên nhân, tái diễn nhiều lần và có thể kèm triệu chứng sưng đỏ, người bệnh không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Do vậy, để cơn đau nhanh chóng thuyên giảm, bạn nên “truy tìm” nguyên nhân từ sớm để có giải pháp cải thiện kịp thời.

Những nguyên nhân gây ra đau nhức cánh tay trái và cánh tay phải

Để quá trình điều trị đau nhức cánh tay đạt hiệu quả tối ưu nhất, cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau nhức cánh tay.

Đau nhức cánh tay do bệnh lý

Các bệnh lý liên quan đến xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức cánh tay phải, trái:

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Những đốt sống cổ được nối với nhau bằng đĩa đệm và các dây thần kinh. Các dây thần kinh có nhiệm vụ chi phối hoạt động của cổ, vai, cánh tay, cổ tay và bàn tay. Vì vậy, thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện thường kèm theo bệnh thoát vị đĩa đệm, tác động đồng thời lên dây thần kinh tủy sống gây ra cảm giác đau nhức, tê tay và mỏi ở vùng cổ.

  • Viêm bao hoạt dịch khớp: Các túi hoạt dịch khớp ở vai bị sưng đỏ khiến cho người bệnh cảm thấy đau vai, khuỷu tay hoặc cổ tay. Mức độ của cơn đau sẽ tăng dần khi người bệnh vận động.

  • Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng cánh tay trái, phải bị đau nhức có thể là do viêm khớp dạng thấp “hoành hành”. Với người mắc viêm khớp dạng thấp, cơ thể sẽ gặp phải rối loạn tự miễn và tự sản sinh các kháng nguyên. Các kháng nguyên này tấn công nhầm lẫn vào các mô sụn gây ra viêm khớp toàn thân, trong đó có  đau nhức các khớp ở cánh tay.

Vận động sai cách làm đau nhức cánh tay

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến bệnh lý xương khớp như trên, đau nhức cánh tay khi làm việc nặng, vận động sai tư thế, chấn thương cũng gây nguy hiểm cho cánh tay không kém.

  • Chấn thương chóp xoay vai: Chóp xoay vai là tổ hợp các nhóm cơ có chức năng cố định xương cánh tay với vai và hỗ trợ hoạt động cánh tay. Việc lạm dụng khớp vai hoặc vận động sai tư thế có thể gây tổn thương như căng, rách cơ… kéo theo cảm giác đau âm ỉ, nguy cơ suy yếu chức năng cánh tay.

Chấn thương khớp cánh tay

Tập luyện không đúng cách hoặc quá sức có thể làm chấn thương chóp xoay vai làm đau nhức cánh tay

  • Bong gân: Đây có thể là kết quả của chấn thương và thường xảy ra ở vai hoặc cổ tay. Mức độ đau khác nhau từ nhẹ đến nặng.

  • Gãy xương: Xương cánh tay bị gãy không chỉ gây đau nhức mà còn là ra hàng loạt triệu chứng khác như sưng, bầm tím, biến dạng cánh tay… nặng nề hơn sẽ làm giảm chức năng vận động.

Một số nguyên nhân khác

Không chỉ xuất phát từ các bệnh lý, thói quen sinh hoạt hàng ngày, đau nhức cánh tay còn có thể đến từ một số nguyên nhân khác như:

  • Bệnh tim: Hiện tượng này xảy ra khi thiếu máu, khiến oxy không được đưa đến tim. Các cơn đau nhức phát sinh không chỉ ở tại ngực, lưng mà còn lan sang vai rồi đến cánh tay.

  • Dây thần kinh bị chèn ép: Áp lực của các mô xung quanh làm phá vỡ chức năng dây thần kinh gây đau đớn, tê cứng, giảm khả năng vận động lẫn chất lượng cuộc sống.

Điều trị đau nhức cánh tay

Dây thần kinh bị chèn ép thường gặp ở đối tượng ngồi lâu một chỗ

Triệu chứng đau nhức cánh tay thường gặp

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, triệu chứng đau nhức cánh tay có biểu hiện khác nhau. Trong đó, có một số biểu hiện điển hình là:

  • Cơn đau nhức âm ỉ, có khi là dữ dội ở vùng vai gáy

  • Đau nhức có thể lan tỏa xuống hai cánh tay, đỏ cánh tay, sưng tấy, sưng hạch dưới cánh tay…

  • Cử động cổ, vai gặp khó khăn

  • Đau nhức cánh tay khi làm việc nặng, nghiêm trọng hơn là cảm giác tê buốt ngón tay.

  • Xuất hiện triệu chứng chóng mặt, cầm đồ vật không vững do dây thần kinh bị chèn ép.

  • Suy giảm chức năng của cánh tay, hạn chế chức năng vận động.

Có thể nhận thấy rằng một số triệu chứng của đau nhức cánh tay tương đồng với bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, hội chứng vai – cổ – cánh tay và một số bệnh xương khớp khác. Do vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường như trên, bạn nên chữa trị ngay.

Cách điều trị đau nhức cánh tay tại nhà

Chườm lạnh

Chườm túi đá lên vùng bị đau nhức, nhiệt độ lạnh sẽ giúp tê chấn thương, đồng thời làm giảm chất dịch viêm tích tụ tại chỗ chấn thương. Chườm lạnh có hiệu quả trong 48 giờ sau chấn thương và cần kết hợp với xoa bóp trong vòng 20 phút. Sau đó, hiệu quả của việc chườm lạnh sẽ không còn hiệu quả như ban đầu nữa.

Nghỉ ngơi, thư giãn

Áp lực từ cường độ làm việc xuyên suốt có thể khiến cho cánh tay mệt mỏi và đau nhức. Vì vậy, thả lỏng cánh tay, nghỉ ngơi hợp lý là biện pháp tránh đau nhức cánh tay, nhất là với người thường xuyên khi vận động quá sức.

Sử dụng thuốc

Cách giảm đau nhức cánh tay thường được sử dụng là nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm do bác sĩ kê toa như paracetamol, aspirin hay ibuprofen… có thể tạm thời làm giảm đi triệu chứng đau nhức cánh tay ở trường hợp nhẹ. Mặc dù vậy, Bạn cũng cẩn tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra các bác sĩ khuyên người bệnh không nên lạm dụng nhóm thuốc này vì sẽ gây tổn hại đến dạ dày và gan.

Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu

Đây là phương pháp phục hồi chức năng thường được áp dụng trong điều trị các bệnh xương khớp. Người bệnh có thể thực hiện tại nhà để cải thiện tình trạng đau nhức cánh tay.

Massage cánh tay

Cách massage (xoa bóp) vùng vai, cánh tay, cổ và bàn tay được thực hiện khi cánh tay úp. Dùng tay xoa ở vùng vai, từ từ xuống cánh tay. Sau đó, lật ngửa bàn tay lên và tiếp tục massage tương tự khoảng 20 phút.

Đau nhức cánh tay chỉ là bề nổi của “tảng băng chìm” bệnh lý xương khớp

Điều đáng lo ngại không phải cảm giác đau nhức ở cánh tay mà là những tổn thương bên trong khớp – nguồn gốc của cơn đau. Và tổn thương ở khớp chính là sự hao mòn của mô sụn, xương dưới sụn và suy giảm chất lượng dịch khớp do khởi phát quá trình viêm.

Viêm được xem là hậu quả của sự rối loạn hệ miễn dịch tức là các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… và tự kháng thể được sinh ra để tiêu diệt chính sụn khớp của cơ thể. Do đó, phải ức chế hình thành yếu tố gây viêm mới có thể ngăn chặn quá trình viêm tại khớp, bảo vệ vững chắc cấu trúc khớp (sụn, xương dưới sụn và dịch khớp). Khi khớp chắc khỏe và hoạt động linh hoạt, cơn đau sẽ dần thuyên giảm và quan trọng nhất là bệnh lý xương khớp được kiểm soát hiệu quả.

Vậy phải làm gì để ngăn sản sinh các chất gây viêm?

Đó là bổ sung cùng lúc những dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp gồm Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Và hiện nay, JEX thế hệ mới là sản phẩm đầu tiên hội tụ đầy đủ nhóm tinh chất này – bạn nên thêm ngay vào chế độ chăm sóc xương khớp mỗi ngày để hỗ trợ xoa dịu cơn đau nhức và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về khớp nhé!

Jex thế hệ mới

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Mặc dù đau nhức cánh tay có thể can thiệp bằng các biện pháp giảm đau tạm thời, nhưng về lâu dài người bệnh cần có chỉ định chuyên khoa của bác sĩ. Vậy nên, khi phát hiện những cơn đau xuất hiện bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh lý, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như chụp cộng hưởng từ cánh tay, chẩn đoán điện … từ đó có phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả.

Song song với áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên tích cực chăm sóc sụn và xương dưới sụn bằng dưỡng chất chuyên biệt có trong JEX thế hệ mới. Đồng thời, bạn nên xây dựng lối sống khoa học (làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên vận động quá sức, không mang vác đồ nặng quá lâu… ) để giảm nguy cơ gây đau nhức cánh tay.

Từ khóa » Cánh Tay Phải Bị đau Nhức