Nhức Mỏi 2 Cánh Tay Trái, Phải Là Bệnh Gì? Làm Sao Khắc Phục?

Người bị nhức mỏi 2 cánh tay trái, phải sẽ gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều chủ quan với tình trạng nhức mỏi cánh tay mà không biết rằng, đây có thể là lời cảnh báo của cơ thể về những căn bệnh nghiêm trọng hơn.

Nhức mỏi 2 cánh tay trái, phải là bệnh gì? Làm sao khắc phục? 1

[vô nhẹ]

Nhận biết triệu chứng nhức mỏi 2 cánh tay

Đau nhức cánh tay trái, phải là tình trạng cánh tay bị đau, nhức mỏi và khó chịu. Tình trạng này xảy ra ở cả cánh tay, khuỷu tay, cổ tay và vai.

Cùng với cảm giác đau nhức khó chịu, nhức mỏi 2 cánh tay thường đi kèm với một số triệu chứng như:

  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Cánh tay có nhiều vết bầm tím, sưng đỏ, khó khăn khi cử động.

Tùy vào cơ địa, nguyên nhân gây đau nhức cánh tay của bệnh nhân mà cường độ và tần suất cơn đau sẽ có sự khác biệt ở từng người. Những cơn đau nhức cánh tay có thể sẽ khỏi hẳn sau một thời gian hoặc trở nên trầm trọng hơn trước.

Nhức mỏi 2 cánh tay trái, phải là bệnh gì?

Nhức mỏi 2 cánh tay trái, phải là hiện tượng những cơn đau nhức, căng cơ, cứng khớp xuất hiện ở cánh tay.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nhức mỏi cánh tay: nguyên nhân bệnh lý, chấn thương hay do vận động quá sức. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mức độ nghiêm trọng và cường độ của những cơn nhức mỏi cánh tay sẽ khác nhau.

Để khắc phục triệt để và hiệu quả tình trạng nhức mỏi cánh tay, ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhức mỏi cánh tay trái, phải như:

Dây thần kinh bị chèn ép

Đây là tình trạng các dây thần kinh ở cánh tay bị chèn ép, đè nén. Những dây thần kinh bị chèn ép có thể ở xung quanh vị trí sụn, gân, xương, cơ, nhưng nhìn chung, chúng đều dẫn đến các triệu chứng:

  • Suy yếu cơ.
  • Đau nhức, thường xuyên cảm giác mỏi cánh tay.
  • Tê cứng, khó cử động cánh tay.

Thông thường, việc dây thần kinh bị chèn ép sẽ bắt nguồn từ các sai lệch của cấu trúc cơ xương khớp và cột sống. Ví dụ như: bong gân, trật khớp, căng cơ…

Cấu trúc của các cơ xương khớp vai, khuỷu tay thường bao gồm chỏm cầu tiếp khớp với mặt khớp lõm (ổ chảo) trong một bao xơ (bao khớp) chứa chất lỏng (dịch khớp). Khi các khớp này bị sai lệch có thể chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh, khiến chúng bị tổn thương.

Viêm khớp dạng thấp

Đây là một dạng bệnh lý tự miễn mạn tính phổ biến tại độ tuổi trung niên và thường gặp ở nữ giới hơn so với nam giới. Những tổn thương ban đầu của bệnh xuất hiện ở màng hoạt dịch của khớp. Viêm khớp dạng thấp ở khớp cánh tay sẽ dẫn tới các triệu chứng như:

  • Cứng khớp dẫn đến khó cử động cánh tay.
  • Sưng đỏ tại vùng khớp bị viêm.
  • Lực cánh tay giảm đáng kể.
Viêm khớp dạng thấp 1
Viêm khớp dạng thấp là một nguyên nhân rất phổ biến gây nhức mỏi cánh tay ở độ tuổi trung niên

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Nhiều người cho rằng, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ chỉ gây ra những cơn đau nhức ở xung quanh vùng cổ. Tuy nhiên, những cơn đau có thể lan đến vai và cánh tay. Vậy nên, triệu chứng nhức mỏi 2 cánh tay hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Các đốt sống cổ kết nối với nhau bởi hệ thống đĩa đệm và dây thần kinh rất phức tạp. Các dây thần kinh này ngoài kiểm soát hoạt động của cổ, nó còn điều hành sự vận động của cánh tay, chân… Chính vì vậy, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ không chỉ có cảm giác đau mỏi cổ gáy mà còn xuất hiện các triệu chứng như nhức mỏi cánh tay, tê bì tay chân, đi lại khó khăn…

Chấn thương

Gãy xương:

Gãy xương cánh tay có thể xảy ra khi bạn bị tai nạn, chịu va chạm mạnh hoặc chấn thương do vận động thể thao. Cơn đau nhức do gãy xương gây ra sẽ dữ dội hơn nhiều so với các chấn thương và bệnh lý thông thường. Ngoài cơn đau, bệnh nhân gãy xương sẽ xuất hiện thêm 1 số triệu chứng như:

  • Có thể biến dạng cánh tay.
  • Cánh tay không còn khả năng cử động.
  • Cánh tay đỏ tấy và xuất hiện các vết bầm tím.

Trật khớp:

Trật khớp là tình trạng khớp bị lệch khỏi vị trí vốn có và tạo ra những cơn đau nhức mạnh mẽ. Nguyên nhân của trật khớp thường là tai nạn do chơi thể thao, lao động, ẩu đả… Những cơn nhức mỏi cánh tay có thể bắt nguồn từ việc trật các khớp ở cánh tay như cổ tay, bàn tay, ngón tay… Cơn đau nhức dữ dội khi trật khớp cũng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc cử động cánh tay.

Vấn đề tim mạch

Đau thắt ngực

Cơn đau thắt ngực sẽ xảy ra khi tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Ngoài ra, các cơn đau cũng có thể xuất hiện ở vai và cánh tay. Bệnh nhân bị đau thắt ngực thường là người mắc phải những bệnh lý liên quan đến tim mạch. Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện gồm:

  • Khó thở.
  • Tức ngực.
  • Hoa mắt, xây xẩm mặt mày.
  • Buồn nôn, nôn.

Đau tim

Bệnh nhân bị tắc nghẽn, hẹp động mạch sẽ dẫn đến các cơn đau tim. Tình trạng kéo dài có thể khiến cơ tim bị tổn thương. Một số triệu chứng hay gặp có thể kể đến là:

  • Tức ngực.
  • Khó thở.
  • Đau, nhức mỏi một hoặc cả hai cánh tay.
  • Xây xẩm mặt mày, hoa mắt, ù tai.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Toát mồ hôi lạnh thường xuyên.
  • Đau nhức có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận cơ thể khác.
Vấn đề tim mạch 1
Ít người biết rằng, các vấn đề tim mạch cũng có thể gây nhức mỏi hai cánh tay

Nguyên nhân khác

Căng cơ

Căng cơ là trạng thái các bó cơ bị kéo giãn quá mức, thậm chí dẫn đến rách cơ. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc sử dụng cơ bắp sai cách hoặc liên tục lạm dụng cơ bắp.

Bệnh nhân bị căng cơ thường là người lao động chân tay hoặc có chơi thể thao. Cánh tay là nơi tập hợp nhiều bó cơ, đồng thời, cơ tay cũng được sử dụng rất thường xuyên từ sinh hoạt hằng ngày, giải trí cho tới công việc. Vậy nên, tình trạng nhức mỏi 2 cánh tay do căng cơ hiện diễn ra rất phổ biến.

Viêm gân

Với trường hợp nhức mỏi 2 cánh tay do viêm gân, bệnh nhân thường bị viêm tại các vị trí vai, cổ tay, khuỷu tay. Mức độ đau có thể khác nhau tùy vào tình trạng bệnh. Ngoài đau nhức, bệnh nhân còn có triệu chứng sưng tấy ở vị trí viêm.

Nguyên nhân khác 1
Các trường hợp bị nhức mỏi cánh tay do viêm gân thường bị đau mỏi ở vị trí khuỷu tay

Hội chứng Rotato Cuff (chấn thương chóp xoay vai)

Chóp xoay vai là một nhóm cơ với vai trò kết nối xương cánh tay và vai. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ các hoạt của vai và cánh tay. Các chấn thương xuất hiện khi phần chóp xoay vai phải hoạt động quá sức hoặc sai cách làm căng, rách cơ… Do đó, bệnh nhân xuất hiện cảm giác nhức mỏi cánh tay. Thông thường, các chấn thương chóp xoay vai hay xảy ra ở cầu thủ bóng chày, họa sĩ… những người thường xuyên phải sử dụng bộ phận này.

Nhức mỏi cánh tay khi nào cần khám bác sĩ?

Thông thường, cơn nhức mỏi cánh tay do tập luyện sai cách, có thể được khắc phục bằng các biện pháp giảm đau tại nhà. Tuy nhiên, bạn không nên xem nhẹ triệu chứng này vì nó có thể là lời cảnh báo của cơ thể về nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Khi bệnh nhân xuất hiện những cơn nhức mỏi cánh tay kéo dài nhiều ngày và liên tục với cường độ mạnh hoặc có cảm giác đau nhức dữ dội sau một chấn thương, tai nạn thì người nhà cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đặc biệt, đối với bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, cơn nhức mỏi cánh tay có thể là dấu hiệu cho một cơn đau tim hay thậm chí là đột quỵ. Vậy nên, các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất khi có cảm giác nhức mỏi, tê bì 2 cánh tay trái, phải.

Phương pháp điều trị nhức mỏi 2 cánh tay trái, phải

Biện pháp cải thiện tại nhà

  • Nghỉ ngơi: Nhức mỏi 2 cánh tay trái, phải có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang hoạt động quá sức. Vì vậy, hãy chú ý nghỉ ngơi điều độ để giảm bớt và loại bỏ những cơn nhức mỏi cánh tay nhé.
  • Chườm đá: Đây là một biện pháp đơn giản giúp giảm đau, tiêu viêm vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên đặt túi đá lên 1 lớp khăn rồi chườm vào vị trí bị đau và hãy nhớ không chườm đá liên tục quá 20 phút nhé.

Xoa bóp, massage

Xoa bóp là một biện pháp lâu đời giúp làm giảm các cơn đau nhức vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, các kỹ thuật xoa bóp yêu cầu người thực hiện phải được đào tạo bài bản và có những kiến thức bệnh lý nhất định. Nếu như thực hiện xoa bóp sai cách, nhẹ thì bệnh không có tiến triển, nặng thì tình hình đau nhức của bệnh nhân sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nên, bạn cần hết sức cẩn thận khi lựa chọn giảm nhức mỏi cánh tay bằng phương pháp xoa bóp.

Dẫu vậy, cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học – kỹ thuật, các dòng máy massage hiện đại đã được ra đời. Chỉ với một chiếc máy massage nhỏ gọn có thể mang theo tới bất cứ đâu, bạn sẽ không còn phải lo sợ việc bị những cơn nhức mỏi cánh tay làm phiền.

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam cũng đang bày bán rất nhiều các loại máy massage khác nhau, nhưng theo khảo sát của chúng tôi, máy massage Omron hiện vẫn là nhãn hiệu được nhiều người tin dùng nhất. Vậy Omron có gì nổi trội hơn so với các dòng máy massage trên thị trường?

Đầu tiên, phải kể đến công nghệ TENS hiện đại được tích hợp trong những chiếc máy massage của Omron. TENS có thể hoạt động theo nhiều cách, bao gồm: chặn thông điệp đau đến não, kích hoạt cơ thể sản xuất nhiều endorphin (thuốc giảm đau tự nhiên) hơn hoặc cải thiện lưu thông máu. Đây là một liệu pháp điều trị giảm đau cơ, khớp mà không cần dùng thuốc được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Ngoài ra, các máy massage của Omron đều được thiết kế nhỏ gọn, bền đẹp, dễ sử dụng, kiểu dáng hiện đại, tích hợp nhiều chế độ massage khác nhau và thời gian bảo trì dài hơn nhiều so với các máy massage khác trên thị trường. Với những ưu điểm vượt trội ấy, không quá khó hiểu khi máy massage Omron hoàn toàn chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Xoa bóp, massage 1
Liệu pháp TENS đem lại hiệu quả tốt với người bị nhức mỏi hai cánh tay

Vật lý trị liệu

Đây là biện pháp cần thiết trong trường hợp các triệu chứng nhức mỏi cánh tay đã trở thành những biến chứng nghiêm trọng. Vật lý trị liệu giúp khôi phục chức năng của cánh tay bằng cách kết hợp các thiết bị hiện đại với những bài tập chuyên dụng dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện tiến trình vật lý trị liệu.

Sử dụng thuốc điều trị

Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau thông dụng như Paracetamol để đẩy lùi tình trạng nhức mỏi 2 cánh tay trái, phải. Tuy nhiên, để điều trị nhanh chóng và dứt điểm, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được kê một số thuốc giảm đau, kháng viêm khác như aspirin, ibuprofen…

Ngoài ra, tiêm cortisone – một loại thuốc giảm đau, kháng viêm được tiêm thẳng vào các vị trí tổn thương như khuỷu tay, cổ tay… cũng là biện pháp hiệu quả được nhiều người lựa chọn do cho tác dụng rất nhanh chóng.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp nhức mỏi cánh tay do tai nạn như gãy xương hay do mắc các bệnh tim mạch, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe lâu dài.

Biện pháp ngăn ngừa đau nhức cánh tay

Người bệnh bị đau nhức cánh tay không chỉ cần điều trị nguyên nhân mà còn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình trạng này tái diễn. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa đau nhức cánh tay như:

  • Trước khi tập thể dục, thể thao cần thực hiện các động tác khởi động làm nóng cơ thể.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp.
  • Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết khi làm những công việc nguy hiểm hoặc chơi thể thao.
  • Tập luyện thể dục, thể thao điều độ và đúng cách để tránh chấn thương.
  • Cần chú ý khi khuân vác vật nặng sao cho đúng tư thế và không quá sức.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về triệu chứng nhức mỏi 2 cánh tay trái, phải. Nguyên nhân gây đau nhức cánh tay rất đa dạng, trong đó, có nhiều nguyên nhân nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, các bạn cần chú ý đến những cơn nhức mỏi cánh tay đi kèm với các dấu hiệu bất thường của cơ thể để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Chúc các bạn cùng người thân sẽ luôn có một sức khỏe tốt nhé.

Tham khảo:

  1. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31613444/
  2. https://suckhoedoisong.vn/thoai-hoa-dot-song-co-can-dieu-tri-som-de-tranh-bien-chung-nang-ne-169159444.htm
  3. https://benhvien108.vn/cac-trieu-chung-thuong-thay-cua-benh-viem-khop-dang-thap.htm

Từ khóa » Cánh Tay Phải Bị đau Nhức