Đau Nhức Chân Trái – Nguyên Nhân Và Cách điều Trị

Đau nhức chân trái gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Liệu đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý hay không? Hãy cùng tìm lời giải cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.

4.9/5 - (473 bình chọn)
  1. 1. Đau nhức chân trái là gì?
  2. 2. Dấu hiệu đau nhức chân trái
  3. 3. Nguyên nhân đau nhức chân trái
    1. 3.1. Sai tư thế
    2. 3.2. Chấn thương
    3. 3.3. Bệnh động mạch ngoại biên
    4. 3.4. Suy tĩnh mạch
    5. 3.5. Chấn thương tủy sống
    6. 3.6. Thuyên tắc tĩnh mạch sâu
    7. 3.7. Đau dây thần kinh tọa
    8. 3.8. Thoái hóa khớp gối
    9. 3.9. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
    10. 3.10. Viêm khớp cùng chậu
    11. 3.11. Gai cốt sống thắt lưng
    12. 3.12. Biến chứng của đái tháo đường
  4. 4. Chẩn đoán
  5. 5. Điều trị đau nhức chân trái
    1. 5.1. Chườm giảm đau
    2. 5.2. Ngâm chân
    3. 5.3. Thuốc trị đau nhức chân trái
    4. 5.4. Vật lý trị liệu
    5. 5.5. Phẫu thuật
  6. 6. Phòng tránh

1. Đau nhức chân trái là gì?

Đây là tình trạng bị nhức chân trái gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Cơn đau có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài. Nó có thể đi kèm với những biểu hiện bất thường khác. Việc tìm ra nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong điều trị hiệu quả tình trạng này.

2. Dấu hiệu đau nhức chân trái

Tùy từng nguyên nhân gây đau mà triệu chứng đau nhức chân trái ở mỗi trường hợp là khác nhau. Bạn có thể gặp phải một hoặc một vài dấu hiệu sau:

  • Đau nhức mỏi chân trái
  • Đau nhức từ mông xuống bắp chân trái
  • Đau âm ỉ hoặc từng cơn
  • Đau tăng khi vận động, giảm nhẹ khi nghỉ ngơi
  • Tê chân trái kèm theo ngứa ran
  • Giảm khả năng vận động
  • Bầm tím

đau nhức chân trái

3. Nguyên nhân đau nhức chân trái

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đó có thể xuất phát từ thói quen xấu trong sinh hoạt. Nhưng nhiều trường hợp đau nhức một bên chân trái là dấu hiệu của bệnh lý.

3.1. Sai tư thế

Tư thế sai trong lao động, sinh hoạt như: ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, ngồi lâu… Chúng có thể khiến hai chân bị nhức mỏi, tê tạm thời.

ngồi vắt chéo chân gây đau nhức chân trái

Ngồi vắt chéo chân là một thói quen xấu có thể gây tê chân trái

3.2. Chấn thương

Người bệnh có thể gặp chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày, chơi thể thao, tai nạn lao động ở chân trái. Đó là giãn dây chằng, căng cơ, bong gân… Điều này sẽ gây ra những cơn đau nhức chân trái đi kèm bầm tím, sưng nhẹ.

3.3. Bệnh động mạch ngoại biên

Đây là tình trạng thu hẹp mạch máu do sự tích tụ của các mảng bám trên thành mạch. Từ đó suy giảm lưu lượng máu và oxy đến các chi, trong đó có chân trái. Điều này sẽ gây đau bắp chân trái, tê chân trái kèm theo ngứa ran ở cẳng và bàn chân.

Bệnh động mạch ngoại biên gây đau chân trái

Bệnh động mạch ngoại biên làm giảm lưu lượng máu và oxy đến các chi

3.4. Suy tĩnh mạch

Khi tĩnh mạch trên chân trái làm việc quá tải chúng sẽ phình ra, có màu xanh lam hoặc tím sẫm. Nó khiến hai chân nhức mỏi, đau hoặc chút rút. Nó thường xảy ra ở người béo phì, người cao tuổi, phụ nữ mang thai.

3.5. Chấn thương tủy sống

Chấn thương tủy sống cũng là lời đáp cho đau nhức chân là bệnh gì? Tủy sống có thể bị tổn thương do chấn thương mạch hoặc các bệnh lý cột sống. Nó sẽ khiến người bệnh bị đau nhức, tê bì các chi. Khi bệnh diễn biến nặng có thể dẫn tới yếu cơ và liệt nửa người.

3.6. Thuyên tắc tĩnh mạch sâu

Tình trạng này xảy ra khi hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch ở đùi hoặc cẳng chân. Người bệnh có thể bị đau, sưng chân, đỏ da. Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời. Bởi nếu cục máu đông bị vỡ nó sẽ ảnh hưởng tới các mạch máu và cơ quan khác trong cơ thể.

Thuyên tắc tĩnh mạch sâu gây đau chân trái

Thuyên tắc tĩnh mạch sâu có thể gây đau sưng chân trái

3.7. Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể. Nó bắt đầu từ thắt lưng chạy xuống bàn chân. Khi dây thần kinh này bị tổn thương người bệnh sẽ cảm thấy đau, châm chích ở vùng mà nó đi qua. Trong trường hợp này, dây thần kinh tọa bên trái bị chèn ép. Nó gây đau nhức, tê bì từ hông tới đau nhức mu bàn chân trái.

3.8. Thoái hóa khớp gối

Để trả lời cho câu hỏi đau nhức chân trái là bệnh gì không thể quên thoái hóa khớp gối. Đây là hiện tượng lớp sụn ở khớp gối bị bào mòn. Cơn đau sẽ diễn biến tăng nặng dần, hạn chế vận động. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí tàn phế.  

3.9. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 cũng là một trong những nguyên nhân không nên bỏ qua. Lúc này nhân nhầy đĩa đệm của hai đốt sống thấp nhất của cột sống thắt lưng là L4 L5 bị ra khỏi vị trí bình thường. Không chỉ gây đau vùng thắt lưng, bệnh còn gây đau nhức bắp đùi trái xuống các ngón chân. Thêm vào đó, người bệnh thường cảm thấy tê chân trái, đặc biệt là ngón chân.

3.10. Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu gây đau lưng dưới, lan xuống hông, mông và chạy xuống chân. Nó gây đau nhức bắp chân về đêm, đau nhức chân trái về đêm. Đồng thời vận động khó khăn, có thể kèm sốt nhẹ. Đây là tình trạng đau viêm ở phần khớp nối xương chậu với xương cột sống. Tuy nhiên đây là một nguyên nhân gây đau chân trái hiếm gặp.

Viêm khớp cùng chậu gây đau nhức chân trái

Viêm khớp cùng chậu có thể là nguyên nhân gây đau nhức chân trái

3.11. Gai cốt sống thắt lưng

Gai cột sống xảy ra khi các gai xương xuất hiện tại khu vực giao nhau của các đốt sống. Vùng thắt lưng là vị trí dễ mắc bệnh nhất. Gai xương chọc vào dây thần kinh tọa bên trái sẽ gây đau hông trái và tê chân trái.

3.12. Biến chứng của đái tháo đường

Những người bị bệnh tiểu đường có khả năng sẽ gặp hiện tượng đau, tê ở tứ chi. Đi kèm với đó là yếu cơ, mất cảm giác. Bạn cũng có thể buồn nôn, khó tiêu, chóng mặt. Thông thường hiện tượng này sẽ bắt đầu ở bàn chân. Trong đó có đau nhức lòng bàn chân trái. Sau đó lan lên phía trên cẳng chân, bắp chân.

4. Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Khám lâm sàng
  • Chụp X-quang
  • Chụp CT
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Điện cơ đồ
  • Xét nghiệm dẫn truyền thần kinh

5. Điều trị đau nhức chân trái

Đối với những trường hợp nhẹ do chấn thương, cơn đau nhức có thể dần biến mất sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà. Đối với trường hợp bị đau do bệnh lý, người bệnh cần được điều trị theo phác đồ.

5.1. Chườm giảm đau

  • Chườm lạnh: áp dụng trong 48 giờ sau chấn thương. Người bị đau do viêm khớp cùng chậu cũng có thể sử dụng. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp giảm bầm tím, giảm sưng. Người bệnh dùng túi hoặc khăn bọc đá lạnh và chườm lên vị trí đau nhức. Mỗi lần chườm cách nhau 4 giờ.
  • Chườm nóng: giúp giảm chèn ép dây thần kinh, giảm cứng khớp, tăng tuần hoàn máu. Bạn có thể sử dụng khăn ấm, túi chườm hoặc chai nước ấm. Đơn giản hơn là bạn có thể tắm với nước ấm.
Chườm giảm đau chân trái

Chườm lạnh giúp giảm bầm tím, giảm sưng đau

5.2. Ngâm chân

Biện pháp này dùng khi đau nhức do sai tư thế, chấn thương nhẹ mà không có vết thương hở. Nó cũng hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, tăng lưu thông máu cho những trường hợp khác.

Cách đơn giản nhất là ngâm chân với nước ấm pha chút muối hạt. Hoặc bạn có thể giã nát gừng nấu cùng với 2 lít nước và một chút muối hạt. Thời gian ngâm là từ 15 – 20 phút. Lưu ý là không nên ngâm nước quá nóng.

Ngâm chân giảm đau chân

Ngâm chân giúp giảm đau nhức chân

5.3. Thuốc trị đau nhức chân trái

Để giảm bớt cơn đau nhức, sưng viêm cho người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc.

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol
  • Thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen
  • Thuốc giãn cơ giúp hạn chế co cứng
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin điều trị bệnh lý có tổn thương dây thần kinh tọa.
  • Thuốc chống viêm và giảm đau mạnh: Corticosteroid. Được sử dụng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các loại thuốc khác.

5.4. Vật lý trị liệu

Cách chữa đau chân trái này giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, kích thích lưu thông máu. Từ đó giảm đau, giảm tê chân trái. Tùy từng trường hợp người bệnh có thể được hướng dẫn bài tập, chiếu tia laser, điện xung trị liệu…

5.5. Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro mà phương pháp này mang lại. Thông thường phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp:

  • Đau dữ dội, kéo dài trên 12 tuần
  • Phương pháp điều trị nội khoa không phát huy tác dụng
  • Có nguy cơ bị biến chứng cao

6. Phòng tránh

Để phòng tránh tình trạng hay bị nhức chân, chuyên gia khuyên bạn:

  • Hạn chế mang vác vật nặng và tập luyện thể dục thể thao quá sức. Rèn luyện thể lực đều đặn, vừa sức.
  • Thường xuyên vận động cơ thể, tránh ngồi lâu một chỗ
  • Xây dựng bữa ăn đủ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất. Kiêng rượu bia, hạn chế đồ ăn nhanh, nội tạng động vật.
  • Cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc. Giữ tinh thần thoải mái.
  • Khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt ngay khi có các dấu hiệu bất thường của cơ thể cần đi khám ngay để được phát hiện và chữa trị kịp thời. Đối với các căn bệnh có thể gây đau nhức chân trái cần điều trị triệt để.

Những thông tin trên hy vọng hữu ích với bạn. Hãy đi khám nếu tình trạng đau của bạn kéo dài đi kèm với các biểu hiện bất thường khác. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy chat với chuyên gia.

Chat với bác sĩ ngay

Chat với bác sĩ ngay

XEM THÊM

  • Tê buồn chân tay là bệnh gì? – Biểu hiện bệnh lý không nên coi thường
  • Đau nhức xương khớp – Dấu hiệu chớ bỏ qua
  • Đau nhức bắp tay bắp chân về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Từ khóa » Vì Sao Nhức Chân